- Mục tiêu xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu:
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
3.2.4. Hoàn thiện công tác đầu tƣ, thu mua,vận chuyển, thu hồi nợ.
Trên cơ sở quy chế đã ban hành, tiếp tục hoàn thiện sửa đổi để hoàn thiện công tác đầu tư, thu mua, vận chuyển, thu nợ.
- Tăng suất đầu tư phù hợp với tình hình biến động của vật tư, phân bón nhân công để người trồng có điều kiện thâm canh, tăng năng suất. Mở rộng điều kiện nhận đầu tư, về mức tín chấp, thế chấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng để nhiều hộ trồng mía có điều kiện tiếp cận được với nguồn vốn đầu tư của Công ty.
- Áp dụng liên tục, nhất quán phương thức mua mía theo chữ đường. Đây là hình thức thu mua khoa học, khắc phục được các nhược điểm của hình thức thu mua xô, hướng người trồng mía canh tác theo hướng nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, cần xây dựng khuôn mẫu và tiêu chuẩn đo lường cụ thể, rõ ràng để người bán mía không hoài nghi về phương thức thu mua này.
- Nâng cao năng lực quản lý sản xuất, năng lực chế biến về máy móc thiết bị, nâng hiệu suất tổng thu hồi, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản xuất đường để có điều kiện tăng giá mua mía, giá mua không thấp hơn các nhà máy trong khu vực trên cơ sở khuyến cáo giá của Bộ Nông nghiệp& PTNT, Hiệp hội mía đường Việt Nam. Giá mua mía đảm bảo cạnh tranh, kết hợp bảo hiểm chữ đường, công bố giá tối thiểu để giảm rủi ro cho người trồng mía, đảm bảo cho người trồng mía có lãi > 30%./ giá thành sản xuất mía.
- Cải tiến công tác xếp lịch đốn, ứng dụng tin học trong việc phân bổ lịch đốn theo các dữ liệu khoa học nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực, tạo công bằng để đưa mía chín, có chất lượng về chế biến, hạn chế mía non, mía quá tuổi chín, mía kém chất lượng do đốn dư, đốn quá thời gian không kịp vận chuyển. Tạo ra sự chủ động cho người trồng mía trong quá trình thu hoạch.
- Sử dụng xe trọng tải lớn để giảm chi phí vận chuyển, hợp đồng xe vừa đủ nhu cầu có tính đến hệ số dự phòng, đảm bảo hệ số quay vòng xe 1,7 chuyến/ngày nhằm
cường chế tài thưởng phạt theo hợp đồng từ đó hạn chế đến mức tối đa hiện tượng lái xe nhũng nhiễu, vòi vĩnh người trồng mía trong quá trình vận chuyển.
- Xây dựng và ban hành phương án thu hồi vốn đầu tư hợp lý, xác định tỷ lệ thu, thời hạn thu có tính đến doanh thu và lợi nhuận của hộ trồng mía hàng năm theo chu kỳ của cây mía.
Về công tác xử lý nợ tồn đọng: Hàng năm sau khi kết thúc vụ sản xuất rà soát, đối chiếu, phân loại đề ra các biện pháp xử lý giải quyết nợ tồn đọng như phạt, bồi thường, tái đầu tư, khởi kiện... để thu hồi triệt để, nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu lực của hợp đồng từ đó hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu, bảo toàn nguồn vốn đầu tư.