Kết quả điều tra năng suất và thành phần hóa học các loại cỏ

Một phần của tài liệu điều tra năng suất và thành phần hóa học của một số loại cỏ hòa thảo dùng làm thức ăn chăn nuôi (Trang 48)

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, năng suất trung bình của các loại cỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,05) giữa vùng đất tốt so với đất phèn, cụ thể là năng suất chất xanh ở vùng đất tốt đạt 68,1 tấn/ha và đất phèn đạt 50,7 tấn/ha. Nhưng về thành phần dinh dưỡng của các loại cỏ giữa 2 vùng có sự chênh lệch nhưng không có ý nhĩa thống kê (P>0,05). Về DM ở vùng đất tốt là 17,18% đất phèn là 17,05%, Ash ở vùng đất tốt là 12,61% và ở đất phèn là 12,35%. Thành phần dinh dưỡng quan trọng là CP ở vùng đất tốt là 9,77%, đất phèn là 9,71%, hàm lượng CF ở đất tốt là 36,74%, đất phèn là 37,49%.

Bảng 4.1 Năng suất và thành phần hóa học trung bình ở 2 vùng

Chỉ tiêu Nghiệm thức P Đất tốt Đất phèn NSCX (tấn/ha/lứa) 68,5±24,8 50,7±17,1 0,05 DM (%) 17,18±1,20 17,05±1,11 0,29 Ash (%) 12,61±0,63 12,35±0,59 1,16 CP (%) 9,77±1,26 9,71±1,34 0,13 CF (%) 36,74±2,26 37,49±2,21 0,37

Năng suất chất xanh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của cỏ, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, số chồi/bụi và độ cao thảm của cây trước lúc thu hoạch. Ngoài ra yếu tố thời tiết cũng góp phần ảnh hưởng đến năng suất của cỏ. Do cỏ mọc trên vùng đất tốt nên được cung cấp nhiều dưỡng chất, vì thế năng suất chất xanh của cỏ (68,5 tấn/ha/lứa) lớn hơn năng suất chất xanh của cỏ ở vùng đất phèn (50,7 tấn/ha/lứa). Từ đó có thể rút ra kết luận, năng suất chất xanh phụ thuộc vào đất trồng.

Tuy có sự khác biệt về năng xuất chất xanh nhưng về thành phần dinh dưỡng không có sự chênh lệch. Vì thế muốn tăng hàm lượng dinh dưỡng phải tăng năng suất.

Một phần của tài liệu điều tra năng suất và thành phần hóa học của một số loại cỏ hòa thảo dùng làm thức ăn chăn nuôi (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)