Thành phần dưỡng chất và tính năng sản xuất

Một phần của tài liệu điều tra năng suất và thành phần hóa học của một số loại cỏ hòa thảo dùng làm thức ăn chăn nuôi (Trang 29)

Về hàm lượng độc tính trong cây: chưa có phát hiện nào về độc tính lẫn chất kháng dưỡng. Năng suất trung bình trong khoảng từ 150–200 tấn/ha/năm, tuy nhiên có thể đạt đến 300 tấn/ha/năm tùy vào điều kiện đất đai, phân bón, kỹ thuật chăm sóc…. Lứa đầu thu hoạch khi thảm cỏ trồng được 60 ngày tuổi,

SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

17

các lứa tái sinh thu hoạch sau khi thảm cỏ có độ cao 45–60 cm (tùy theo mùa và trạng thái phát dục của cỏ). Phần gốc để lại là 10–15cm. Có thể cắt 8–9 lứa/năm. Cỏ Sả phát triển nhanh trong mùa mưa và đây là một trong những loài có thể thay thế Pangola vì giữ được năng suất đáng kể mặc dù độ ngon miệng có kém hơn.

Bảng 2.3: Thành phần hóa học của cỏ Sả

Tính theo % VCK

Loại thức ăn DM CP EE CF Ash

Cỏ Sả 23,30 2,47 0,51 7,30 2,40 Cỏ Sả 25 ngày 20,03 1,91 0,60 6,74 2,28 Cỏ Sả 50 ngày 19,96 2,15 0,48 6,85 2,46 Cỏ Sả Hamill 45 ngày 17,10 2,19 0,43 5.83 1,66 Cỏ Sả K-280 23,98 4,27 0,60 8,27 1,41 Cỏ Sả K-280 30 ngày 13,20 2,02 0,30 4,22 1,03 (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2004). 2.5.5 Sử dụng

Cỏ Sả có thể dùng để chăn thả hay thu cắt làm cỏ xanh hoặc khô hoặc ủ chua. Chu kỳ sử dụng dài tới 6 năm, phụ thuộc vào chế độ sử dụng. Có thể trồng xen với keo dậu, Stylo để làm tăng giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp cỏ. Trồng cỏ Sả để chăn thả thì 2 lứa đầu tiên phải thu cắt, đến lứa thứ 3 mới đưa bò vào chăn thả. Thảm cỏ chăn thả có độ cao 35–40 cm là hợp lý. Thời gian nghỉ để cỏ tái sinh mọc lại (chu kỳ chăn thả) khoảng 25–35 ngày và thời gian chăn gia súc liên tục trên một lô cỏ không quá 4 ngày (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2006). Thành phần dưỡng chất của cỏ Sả thích hợp cho chăn nuôi gia súc lớn, ngựa, kể cả heo, cá ở một số nơi trên thế giới.

2.6 Cỏ Voi

2.6.1 Nguồn gốc và phân bố

Cỏ Voi có tên khoa học là: Pennisetum purpuretum, có nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới. Cỏ Voi có nhiều giống như Bela Vista, Napier, Mott,…Giống phổ biến nhất và cho năng suất cao là giống lai giữa P.purpureum và P.glaucum có tên là King, có nơi gọi là King grass, trồng nhiều ở Indonesia. Giống cỏ Voi lai cao sản khác nữa là Floria napier trồng nhiều ở Philippine. Cỏ Voi được trồng rất rộng rãi ở tất cả các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

18

Quê hương lâu đời của cỏ Voi từ Uganda nhập vào Mỹ (1913), Autrallia (1914), Cuba (1917). Cỏ Voi được nhập vào Việt Nam (1908) và là giống cỏ chủ lực được trồng để nuôi trâu bò và là cỏ cao sản đầu tiên được trồng ở nước ta. Cỏ Voi là một trong những giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2006).

Hình 2.2: Cỏ Voi

2.6.2 Đặc điểm

Thân cao từ 2–4 m, thân có lóng đốt như thân cây mía nhưng đường kính nhỏ hơn (1–2 cm), nhiều lá và còn giữ được lá xanh khi cây đã cao. Thích hợp cho việc thu cắt làm thức ăn trực tiếp cho vật nuôi hay ủ chua bảo quản.

Cây sinh trưởng nhanh và đạt được khoảng 400–500 tấn/ha/năm khi bón đủ phân, đủ nước tưới vào mùa khô. Cỏ Voi phát triển rất mạnh ở những vùng đất tốt và đủ ẩm, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng mạnh 25–400C, thấp nhất là 150C. Không chịu được bóng râm, ngập úng, hạn nắng và mùa khô kéo dài.

Ở độ cao 1800–2400 m cỏ voi sinh trưởng tốt, khi độ cao tăng lên thì năng suất chất xanh giảm dần. Ở những vùng có ẩm độ cao, lượng mưa khoảng 1500 mm/năm cỏ phát triển mạnh (Dương Hữu Thời và Nguyễn Đăng Khôi, 1981) và (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2006).

Cỏ Voi cần lượng nước cao và ưa đất tốt, màu mỡ, có tầng canh tác sâu, pH từ 6−7, đất không bùn, úng, đất cát, nhưng không thích hợp chân ruộng chua, phèn và đất nghèo dinh dưỡng. Cỏ Voi sống và phát triển bình thường trong môi trường bùn nạo vét, bị ô nhiễm các kim loại nặng (Cr, Cu, Zn). Ngoài ra đối với đất pha cát, đất thịt tương đối khô hay hơi ẩm cỏ Voi có thể thích ứng nhưng không chịu ngập nước. Phải thu cắt thường xuyên để duy trì tỷ lệ lá cho gia súc ăn ngon miệng.

SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

19

Trồng một lần khai thác được nhiều năm. Chất lượng cỏ rất tốt, bò thích ăn vì cỏ chứa nhiều đường, ngọt. Tuy nhiên, nếu không thu cắt kịp thời thân hóa gỗ cứng, giảm độ ngon miệng và tỉ lệ tận dụng thấp. Điểm bất lợi nữa của cỏ Voi là không sử dụng máy cắt cỏ thông thường mà phải chặt bằng tay, khi cho bò ăn phải băm chặt ngắn.

2.6.3 Một số giống cỏ Voi

Cỏ Voi VA06 (Pennisetum purpureum)

Tên gọi ở một số nước Napier, Herbe, Napier grass, Elephant grass, Uganda grass, Schumach, Herbe d’elephant,… Theo Nguyễn Thiện (2003) và Đào lệ Hằng (2008), cỏ voi thuộc họ hoà thảo, là cây lâu năm có các đặc điểm như: Thân đứng có thể cao từ 4–6 m, nhiều đốt như mía mọc thành bụi, những đốt gần gốc thường ra rễ và hình thành cả thân ngầm phát triển thành bụi to, rễ phát triển mạnh, ăn sâu có khi tới 2 m. Lá hình dải có mũi nhọn ở đầu, nhẵn, bẹ lá dẹt, ngắn và mềm có khi dài đến 30 cm, rộng 2 cm. Hoa chùm hình chuỳ giống đuôi chó, màu vàng nhạt.

Theo Lê Đức Ngoan và cộng sự (2006), tỷ lệ thân lá trên toàn cây biến động rất lớn. phần thân và lá chiếm khoảng 58% các phần ngầm dưới đất chiếm khoảng 42%. Tỷ lệ lá giảm dần khi tăng tuổi cây (từ 66 đến 30% khi cỏ từ 2 đến 12 tuần tuổi), cỏ tái sinh nhanh lúc 30 ngày tuổi có thể đạt độ cao trung bình 120 cm.

Cỏ Voi VA06 đạt năng suất bình quân 500 tấn/ha/năm, khi thâm canh có thể đạt 1000 tấn/ha/năm, thu hoạch nhanh, sau khi trồng 45 ngày có thể thu hoạch lứa đầu tiên và 1 năm có thể thu hoạch được 8−10 vụ.

Cỏ Voi VA06 được dùng làm thức ăn chăn nuôi, sản xuất nhiên liệu sinh học, nguyên liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm đan lát); bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan các vùng sinh thái; chống xói mòn đất, giữ cát, chống cát bay; dùng để nuôi nấm ăn và nấm dược liệu; làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (sản xuất giấy và ván nhân tạo,..).

Cỏ Voi tím (Pennisetum purpureum “prince”) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Hanna, et al., (2008) thì cỏ Voi tím (cỏ Florida) có 2 giống: Pennisetum purpureum “prince” còn gọi là cỏ hoàng tử và Pennisetum purpureum “princess” cỏ công chúa. Là loài thực vật có sức sống mãnh liệt, nó nhảy 40 chồi trên 1 năm trong điều kiện không ẩm ướt và nếu đất ẩm thì số chồi nhảy ra gấp đôi.

SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

20

Cỏ Voi tím thuộc loài pennisetum purpureum “prince”. Chiều cao từ 94−200 cm trong những điều kiện khác nhau, chiều cao trung bình 159 cm. Độ rộng bụi từ 66–259 cm, trung bình đạt được 157 cm. Tán lá 138−259 cm, trung bình 186cm. Chiều dài lá 84–86 cm tùy điều kiện môi trường, trung bình 84 cm. Độ rộng của lá 29–35 cm, trung bình là 31 cm. lúc ban đầu lá cỏ Voi xuất hiện màu tím ở phần gân lá và phiến lá có xen lẫn giữa màu tím và màu xanh. Sau đó xuất hiện màu tím trên cả phiến và gân lá. Phiến lá thì phẳng hẹp nhọn đầu, không có cuốn. Chỗ tiếp xúc của lá và thân có lông dài 20 mm.

Cỏ Voi ngọt (Sweet Jumbo)

Đây là giống cỏ cao lương ngọt được trồng phổ biến ở Australia, hiện đang được nhân rộng ở Việt Nam vì dễ trồng, dễ chăm sóc, năng suất cao (35−40 tấn/lần cắt), chất lượng tốt (hàm lượng đạm đạt 20% khi cây cao 1m), thích hợp cho nhiều loại đại gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa dưới dạng ăn tươi, phơi khô dự trữ hoặc ủ chua lên men. Cỏ Sweet Jumbo sớm cho thu hoạch (sau gieo 5 tuần), tái sinh nhanh (25−28 ngày/lứa) nên cho sản lượng rất cao từ 250−400 tấn/ha/năm.

Cỏ có thể được gieo trồng quanh năm trên nhiều loại đất khác nhau có tưới tiêu chủ động, pH đất thích hợp từ 5,5−7,0. Nên cày bừa kỹ, bón lót phân chuồng hoai (nếu có) và phân hóa học: 50 kg urê + 50kg DAP + 3 kg KCl cho mỗi ha. Gieo theo hàng, các hàng cách nhau 60−80 cm, sâu 2−4cm.

Thời điểm thu hoạch tốt nhất khi cây cao 90−100 cm. Có thể cắt cỏ cho ăn tươi theo kiểu nhốt chuồng hoặc làm cỏ khô, ủ chua lên men làm thức ăn dự trữ mùa đông hay chăn thả trên ruộng đều được. Khi thu hoạch, cần chừa lại gốc cao 15−20 cm và nhặt sạch lá già, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tái sinh của cỏ. Sau 5−6 lứa cắt nếu thấy cỏ tái sinh yếu, nên cày phá bỏ trồng lại giống mới bằng hạt hoặc bằng hom (thân) như trồng mía.

2.6.4 Thành phần dưỡng chất và tính năng sản xuất

Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005), cỏ Voi có ưu điểm là dù bị cắt liên tục nhưng vẫn ít bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Tuỳ vào điều kiện đất đai, chăm sóc, phân bón, thời gian thu hoạch,… cỏ Voi có thể cho năng suất xanh từ 100–300 tấn/ha/năm, còn theo Duke (1983), có thể lên tới 500 tấn/ha/năm.

Theo Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời (1981), năng suất cỏ Voi ở đất không tưới trong ba năm liền cắt với độ tuổi 40 ngày không hề giảm năng suất là 12,8–16 tấn/ha/lứa tương đương 240–350 tấn/ha/năm. Trong khi

SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

21

đó một nghiên cứu ở Madagaxca cho biết năng suất bình quân một lứa cắt từ 57–190 tấn/ha cỏ tươi tuỳ điều kiện đất đai, phân bón và kỹ thuật chăm sóc.

Năng suất khô của cỏ voi biến động từ 27,3–37,1 tấn/ha trong nhiều vùng với lượng mưa hàng năm khoảng 1250 mm. Năng suất chất khô gia tăng theo ngày tuổi trung bình là 4,85 tấn/ha ở 45 ngày tuổi và 7,27 tấn/ha ở 60 ngày tuổi. Vào mùa mưa, cỏ voi không được bón phân chỉ cho năng suất trung bình là 3,2–5,3 tấn/ha và vào mùa khô là 2,4–4,4 tấn/ha. Cỏ Voi cũng chịu ảnh hưởng của quang kỳ, năng suất sẽ tăng cao khi thời gian chiếu sáng dài hơn (Duke, 1983).

Bảng 2.4: Năng suất của cỏ Voi thay đổi theo mùa và thời gian thu hoạch ở Việt Nam

Tuần tuổi Chỉ tiêu

2 4 6 8 10 12

Năng suất (tấn/ha) Vật chất khô (VCK) 2 14,57 20 18,20 30 19,57 54 21,10 55 21,53 58 23,78

(Viện Chăn Nuôi, 1976)

Còn theo Viện Chăn Nuôi (1995), trong điều kiện thuận lợi cỏ voi có thể đạt 20,3–30 tấn chất khô/ha/năm với 7–8 lần cắt/năm. Ở Thái Lan, các kết quả công trình nghiên cứu cho thấy cỏ Voi là một trong những giống cỏ có nhiều triển vọng tùy theo vùng đất, kỹ thuật canh tác, mức đầu tư phân bón mà năng suất chất khô của cỏ voi có thể đạt 10–20 tấn/ha/năm.

Bảng 2.5: Thành phần hoá học của cỏ Voi

Đặc điểm Tính theo % VCK

DM CP CF Ash

Tươi, độ cao 80 cm (Tanzania) 20,0 9,2 28,6 14,8 Tươi, độ cao 240 cm (Tanzania) 25,0 7,2 36,1 12,4

Tươi, 8 tuần tuổi (Malaysia) 19,5 9,7 33,3 16,4

Tươi 8 tuần tuổi, 135 cm (Thailand) 18,3 8,7 32,8 10,9 Tươi 10 tuần tuổi 150 cm (Thailand) 18,5 6,5 33,0 14,1

(FAO, 1993)

Trung bình năng suất chất khô mỗi lần cắt gia tăng khi tăng chiều cao cỏ cùng với mức phân bón. NDF, ADF, Cellulose và Calcium chịu ảnh hưởng bởi chiều cao cỏ lúc thu hoạch. Trong khi tro, protein thô, hemicellulose và phospho chịu ảnh hưởng bởi chiều cao cỏ lẫn mức độ phân bón. Năng suất protein thô/ha/ngày tăng cao nhất khi thu hoạch cỏ ở chiều cao 0,5 m.

SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22

2.6.5 Sử dụng

Sau khi trồng 80−90 ngày thu hoạch đợt đầu. Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc. Khoảng cách giữa những lần tiếp theo là 30−45 ngày. Cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Thường thu hoạch vào tháng 6−11. Vào mùa khô nếu chủ động được nước thì cỏ thu hoạch được quanh năm (Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2005). Dùng làm thức ăn ủ chua cho bò sữa, trâu bò, dê, heo, cá. Sau khi trồng 3 tháng có thể thu lứa đầu, sau đó 45−50 ngày thì cắt lần tiếp theo.

Ở Việt Nam tốt nhất sau 80 ngày (cao 90−100 cm). Cắt lần đầu sát mặt đất cho cây sinh trưởng và đẻ nhánh nhiều, không trồi lên trên. Nếu sử dụng tốt, cỏ voi cho năng suất cao 10 năm liền. Nếu sử dụng làm thức ăn cho dê, heo thì nên cắt sớm hơn và nên cắt ngắn từ 4−7 cm cho các loại gia súc ăn sẽ nâng cao hơn được tỷ lệ sử dụng.

2.7 Cỏ Lông Tây

Cỏ Lông tây có tên khoa học là: Brachiaria mutica

Hình 2.3: Cỏ Lông tây

Cỏ Lông tây có tên gọi khác là cỏ lông para. Ở Ấn Độ người ta gọi cỏ Lông tây là cỏ nước hay cỏ Trâu vì nó ưa nước và sinh trưởng nhanh trong vùng đầm lầy. Loại cỏ này có mặt ở nước ta từ lâu, có khả năng chịu ngập úng, thích ứng với vùng mưa nhiều, bồi tụ, ngập lụt, kênh, rạch và bãi ven sông. Cỏ Lông tây hiện mọc hoang dã ở nhiều nơi nhất là dọc theo các con sông ngắn ở Trung Bộ và Bắc Bộ. Thân và lá cỏ Lông tây mềm nên trâu bò rất thích ăn.

SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

23

Tuy nhiên, khi cỏ già thì tính ngon miệng giảm rõ rệt. Hơn nữa cỏ Lông tây không chịu được giẫm đạp, do vậy nên chỉ trồng để thu cắt và cho ăn tại chuồng (Phùng Quốc Quảng, 2002). Giá trị dinh dưỡng của cỏ Lông tây là khá cao (protein thô = 12−16% sinh khối khô). Tuy nhiên cỏ Lông tây lại có hàm lượng nước cao và có thể lẫn ấu trùng của các loài ký sinh trùng. Phương pháp đơn giản nhất để khắc phục là phơi nắng cho giảm hàm lượng nước và tiêu diệt ấu trùng.

2.7.1 Nguồn gốc và phân bố

Cỏ Lông tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, châu Phi và phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới. Cỏ này được đưa vào Nam bộ năm 1875 và Trung bộ năm 1930 rồi sau đó ra Bắc bộ. Hiện nay được sử dụng ở nhiều nơi và là một trong các loại cỏ Hòa Thảo tốt ở nước ta.

2.7.2 Đặc điểm thực vật

Cỏ Lông tây là loài cỏ lâu năm thân có chiều hướng bò, có thể cao tới 1,5m. Rễ nhiều, tuy nhiên bộ rễ không phát triển quá độ sâu 75 cm. Thân và lá đều có lông ngắn. Thân cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10−15 cm, mắt hai đầu đốt có màu trắng xanh. Các mắt ở đốt có khả năng đâm chồi và nảy rễ dài. (Nguyễn Thiện, 2003). Lá dài 10−20 cm, rộng 1−1,5 cm, đầu nhọn như hình tim ở gốc, phẳng và có ít lông ở dưới, mép lá sắc.

Bẹ lá dẹp, có khía rãnh, có lông trắng mềm, lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa hình chùy, thẳng đứng, gồm 8−20 cm bong đơn hay kép ở gốc, dài 5−10 cm (Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời, 1981).

2.7.3 Đặc điểm sinh học

Cỏ Lông tây thuộc cỏ lâu năm, ưa nhiệt độ nóng ẩm, nhiệt độ tối thiểu để cỏ có thể sống là 80C (Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời, 1981), vì vậy cỏ sinh trưởng tốt trong mùa hè, nhiệt độ sinh trưởng trung bình thích hợp 210C. Cỏ có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 1000m so với mực nước biển, thích hợp với những vùng có lượng mưa cao nhưng có thể tồn tại ở những vùng có lượng mưa thấp 500 mm/năm. Phát triển mạnh ở những nơi đất bùn lầy, chịu được ngập nước (tới 60cm), cỏ thường xuất hiện ở các bờ sông, suối, cống rãnh.Tại những nơi này cỏ mọc rất khỏe và nhanh chóng lấn át cỏ dại. Chỉ cần trồng một lần sau đó có thể tự phát triển dễ dàng (Phùng Quốc Quảng, 2002). Cỏ có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phèn... nhưng ưa đất phù sa, đồng bằng (Nguyễn Thiện, 2003). Cỏ Lông tây là cây cỏ nửa nước, nửa cạn và có thể sống được ở những nơi nước chảy.

Một phần của tài liệu điều tra năng suất và thành phần hóa học của một số loại cỏ hòa thảo dùng làm thức ăn chăn nuôi (Trang 29)