Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật việt nam về tranh tụng trong

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 76)

KIẾN NGHỊ

3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ NAM VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

3.1.1. Kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về tranh tụng trong tố tụng dân sự

Tranh tụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện quyền tư pháp. Tranh tụng không chỉ là một phương thức để tìm ra chân lý, mà theo Hiến pháp năm 2013, nó còn có nghĩa là công cụ bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong một nhà nước pháp quyền, là cách thức để nâng cao nhận thức, tạo ra một môi trường dân chủ, bình đẳng trong các quan hệ tố tụng, buộc các chủ thể có thẩm quyền thực hiện các hành vi tố tụng một cách nghiêm túc, đúng pháp luật, qua đó làm giảm thiểu các vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên khi tiến hành một quy trình tố tụng tại tòa. Điều đó lý giải tại sao, trong các văn kiện của Đảng về cải cách tư pháp đều ghi nhận nguyên tắc bảo đảm tranh tụng là một trong các vấn đề quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp nói chung và hoạt động của hệ thống TAND nói riêng. Trong tiến trình xây dựng hoàn thiện các quy định về tranh tụng cũng như thực tiễn thực hiện tranh tụng trong TTDS đã đạt được những kết quả to lớn cụ thể:

Thứ nhất, những thành tựu to lớn trong xây dựng và hoàn thiện quy định về tranh tụng trong TTDS.

Bảo đảm tranh tụng trong xét xử là chủ trương lớn được xác định trong nhiều văn kiê ̣n của Đảng ; được Hiến pháp năm 2013 ghi nhâ ̣n là mô ̣t nguyên tắc trong tổ chức , hoạt động củ a TAND. Luâ ̣t sửa đổi , bổ sung mô ̣t số điều của BLTTDS năm 2011 bổ sung Điều 23a về bảo đảm quyền tranh luâ ̣n trong TTDS , theo đó, trong quá trình giải quyết VADS, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự , người bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đồng thời, Luâ ̣t còn bổ sung mô ̣t số quy đi ̣nh cu ̣ thể bước đầu thể hiê ̣n tăng cường tranh tu ̣ng ta ̣i phiên tòa.

Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đã đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi, bổ sung toàn diện BLTTDS nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về cải cách tư pháp, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp nhằm đảm bảo sự đồng bộ

trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là LTCTAND, khắc phục các hạn chế, tăng cường tranh tụng, bảo đảm tính công khai, dân chủ, công bằng, tạo thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quá trình tham gia tố tụng, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình. BLTTDS năm 2015 có tổng số 517 điều, được bố cục thành 10 phần, 42 chương. So với BLTTDS 2004. BLTTDS 2015 giữ nguyên 63 điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 07 điều; bỏ chương về tương trợ tư pháp trong TTDS; bổ sung các chương thể chế chiến lược cải cách tư pháp, đổi mới, cải cách thủ tục TTDS theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tháo gở những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn. Đặc biệt, Bộ luật đã có nhiều quy định mới nhằm tăng cường hiệu quả, mở rộng hoạt động tranh tụng như: lần đầu tiên quy định “Nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử” là một trong những nguyên tắc cơ bản trong TTDS; BLTTDS đã bổ sung quyền và nghĩa vụ của đương sự... Những quy định này được coi là một bước đột phá của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng một nền tư pháp hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế;

Thứ hai, kết quả thực hiện tranh tụng được thể hiện qua thực tiễn xét xử. Những con số tổng kết công tác xét xử sẽ làm rõ được kết quả đạt được trong công tác xét xử nói chung và hoạt động tranh tụng nói riêng:

* Theo số liệu thống kê của TANDTC , thì tính trung bình mỗi năm các TAND đã giải quyết trên 150.000 vụ việc dân sự , hôn nhân và gi a đình; trên 2.500 vụ việc về kinh doanh, thương mại; trên 2.000 vụ việc về lao động ; tỷ lệ các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết hàng năm tăng khoảng 15%; các vụ việc về kinh doanh , thương ma ̣i và lao đô ̣ng có tỷ lê ̣ tăng cao hơn so với các vu ̣ viê ̣c dân sự khác [ 37, tr.2]

* Hai cấp xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội tập trung nhiều tranh chấp trên tất cả các lĩnh vực như lao động, hôn nhân, kinh doanh thương mại ... với số lượng án hàng năm ngày càng ra tăng với mức độ phức tạp lớn. Theo Báo cáo tổng kết của TAND thành phố Hà Nội trong mấy năm gần đây có thể xem xét thực trạng xét xử nói chung cũng như thực trạng hoạt động trang tụng qua bảng số liệu sau đây:

Bảng số liệu kết quả công tác giải quyết, xét xử án

dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại và lao động của thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2015 )

Loại án THỤ LÝ Số lƣợng Án tăng năm 2015 so với năm 2012 Số lƣợng Tỷ lệ tăng (%) GIẢI QUYẾT Số lƣợng án tăng năm 2015 so với năm 2012 Tỷ lệ tăng (%) 2012 2013 2014 2015 2012 2013 2014 2015 DÂN SỰ 2.423 3.122 3..307 3..363 940 38.8% 1.608 2809 2.940 3003 1395 86.7% HNGĐ 10.068 11.058 11.631 12.093 2.025 20.1% 9.722 10.822 11.445 11.876 2.154 22.1% KDTM 853 1.424 1.813 1.950 1.097 128.6% 601 1.284 1.616 1727 1.126 187.3% LAO ĐỘNG 138 230 244 351 213 154.3% 118 223 238 345 227 192.4% Tổng số 13.428 15.834 16.995 17.757 4..275 32% 12.049 15.138 16.239 16.951 4.902 40.7%

Thông qua các con số trên cho thấy:

* Tổng số án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động của TAND thành phố Hà Nội tăng nhanh từ năm 2012 đến năm 2015, cụ thể tăng 4.275 việc chiếm tỷ lệ 32%. Theo báo cáo của TAND thành phố Hà Nội thì các vụ việc ngày càng phức tạp, với giá trị tài sản lớn. Các tranh chấp dân sự chủ yếu là tranh chấp về đất đai, hợp đồng vay tài sản, về quyền sở hữu, đặc biệt xuất hiện tranh chấp hợp đồng giữa chủ đầu tư, Ban quản lý và người dân trong khu chung cư... Án kinh doanh thương mại chủ yếu là các tranh chấp trong đầu tư tài chính, ngân hàng, mua bán hàng hóa... Án lao động chủ yếu là tranh chấp về bảo hiểm xã hội, xử lý kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

* Để thấy rõ hơn thực trạng công tác xét xử nói chung và cũng thể hiện kết quả tranh tụng có thể xem xét kết quả giải quyết án của Tòa án thành phố Hà Nội. Bảng kết quả công tác xét xử, giải quyết án của TAND thành phố Hà Nội tăng nhanh từ năm 2012 đến năm 2015 trong 4 năm tăng 4.902 việc tăng 40.7 %. Tăng đột biến ở ở hai năm 2014 và năm 2015. Năm 2015 án kinh doanh thương mại tăng mạnh nhất 66,9%; án lao động tăng ở ngưỡng 60%.

Mặc dù, số lượng các VADS phải thụ lý, giải quyết hàng năm là rất lớn, trong đó nhiều tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp nhà đất, thừa kế, sa thải người lao động... nhưng các Tòa án đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật TTDS, làm tốt việc hướng dẫn và giải thích pháp luật cho các bên đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ; tích cực xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp đương sự có yêu cầu và tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan, nên số lượng lớn các VADS được giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật, từng bước khắc phục việc để các vụ án tồn đọng, quá hạn luật định. Điều đó chứng tỏ các hội đồng xét xử đã làm tốt công tác chuẩn bị phiên tòa, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, thực hiện tốt kế hoạch xét hỏi và tranh luận, đảm bảo cho các bên trình bày đầy đủ ý kiến của mình về những vấn đề liên quan tới việc giải quyết vụ án. Các phán quyết của Toà án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng, trên cơ sở xem xét khách quan, toàn diện các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, nên chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được đảm bảo.

Hoạt động tranh tụng tại phiên toà được đẩy mạnh theo hướng thực chất, đảm bảo dân chủ, công khai. Tỷ lệ hòa giải thành các VADS, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động được nâng cao (Kết quả hòa giải thành các án dân sự, hôn

nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động năm 2014 là 8592 vụ, năm 2015 hòa giải thành 9.849 vụ chiếm tỷ lệ 58%) [36]; Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã tôn trọng và bảo đảm cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS nên trên thực tế, các đương sự đã thực hiện khá tốt các quyền tranh tụng của mình từ quyền đưa ra yêu cầu, phản yêu cầu, phản đối yêu cầu, quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh, quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong trường hợp tự mình không thực hiện được, quyền được biết chứng cứ do bên kia cung cấp và Tòa án thu thập, quyền tham gia phiên tòa... đến quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Trong những năm vừa qua, việc tham gia của luật sư trong quá trình tố tụng đã góp phần quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử phán quyết những bản án nghiêm minh, công bằng, dân chủ và đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức và công dân. Cùng với sự phát triển của các đoàn luật sư và các văn phòng luật sư, công ty luật hợp danh thì đội ngũ luật sư ở Việt Nam cũng đã bắt đầu phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Theo thống kê của Liên đoàn luật sư Việt Nam: được thành lập (tháng 5/2009), nước ta có hơn 5.300 luật sư; tính đến 31/3/2015, số lượng luật sư cả nước là 9436 luật sư (sau hơn 05 năm số lượng luật sư tăng hơn 4100 luật sư tương đương hơn 40%).

Với đội ngũ luật sư được đào tạo một cách có hệ thống cùng với một nền tư pháp dân chủ thì hiện này ngày càng nhiều các VADS, kinh tế lao động có sự tham gia của luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Theo báo cáo của các Đoàn luật sư, từ tháng 5/2009 đến 31/12/2014 số lượng vụ việc luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án và các vụ việc cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân, tổ chức là:

- 65.263 VADS; - 5.486 vụ án kính tế; - 5.575 vụ án hành chính; - 724 vụ án lao động;

- 272.365 vụ tư vấn trong các vụ việc khác;

Sự tham gia của luật sư trong VADS đã góp phần tích cực vào việc thực hiện dân chủ trong TTDS đồng thời giúp hội đồng xét xử có những phán quyết đúng đắn và chính xác. Trong quá trình giải quyết VADS, các luật sư cũng được Tòa án tạo điều kiện thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng [14].

3.1.2. Những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về tranh tụng trong tố tụng dân sự

3.1.2.1. Hạn chế, tồn tại trong các quy định của pháp luật về tranh tụng trong tố tụng dân sự .

BLTTDS 2015 ra đời trên cơ sở tiếp thu các yếu tố tích cực của tố tụng tranh tụng trên thế giới và có sự chọn lọc cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, khắc phục những nhược điểm hạn chế của BLTTDS 2004 và các văn bản pháp luật trước đây. Tuy nhiên, mặc dù vừa mới áp dụng trong thực tiễn (từ 01/7/2016) nhưng những quy định về tranh tụng vẫn còn một số hạn chế nhất định cụ thể như sau:

- Chưa có sự thống nhất trong cách hiểu về khái niệm tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự.

Tranh tụng có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Vì vậy, để thực hiện tranh tụng có hiệu quả mọi người cần có nhận thức đúng và thống nhất về tranh tụng. Sự không thống nhất trong cách hiểu về khái niệm tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng giữa các nhà khoa học lý thuyết cũng như thực tiễn. Trong khoa học luật tố tụng, khái niệm tranh tụng có thể được hểu theo các cách khác nhau: có ý kiến cho rằng “ tranh tụng là tranh luận tại phiên tòa” [47, tr.19]. Ý kiến khác cho rằng “tranh tụng là quá trình từ khi tố quyền được hành xử cho đến khi có một phán quyết của Tòa án‟ [20, tr63]. Qua đây cho thấy đối với một vấn đề những có rất nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện các quy định của pháp luật để mở rộng tranh tụng. Ở nước ta,trước đây hoạt động xét xử của Tòa án chủ yếu là theo mô hình xét hỏi đề cao vai trò của thẩn phán. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng kết hợp giữa mô hình tố tụng “thẩm vấn” và tố tụng “tranh tụng”. Việc BLTTDS 2015 quy định quá cụ thể về nguyên tắc này tại Điều 24 có thể dẫn tới việc không bao quát hết và không chính xác nội dung về nguyên tắc tranh tụng. Tên của Điều luật (Điều 24 BLTTDS 2015) không phù hợp với các nội dung quy định của Điều này, nhất là quy định trong khoản 2. Tên Điều luật là “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử”, vì “xét xử” là một trong các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án, nó diến ra tại phiên tòa nên có thể hiểu Điều luật chỉ giới hạn nguyên tắc tranh tụng trong giai đoạn xét xử vụ án, nhưng tại khoản 2 Điều 24 quy định “Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và

có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này. Những quyền và nghĩa vụ này theo quy định trong BLTTDS 2015 không được thực hiện trong giai đoạn xét xử hoặc phải thực hiện trước giai đoạn xét xử. Việc nhận thức đúng đắn, thống nhất về hoạt động tranh tụng sẽ giúp cho hoạt động tranh tụng có hướng đi đúng đắn và phù hợp với yêu cầu cải cách hoạt động tư pháp ở Việt Nam.

- Những hạn chế trong quy định liên quan đến chứng cứ và chứng minh.

Theo quy định của BLTTDS 2004 đương sự có quyền cung cấp chứng cứ ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình tố tụng để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tiếp tục phát triển các quy định về cung cấp chứng cứ và để phù hợp với mô hình tố tụng tranh tụng, BLTTDS 2015 đã quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự và người tham gia tố tụng khác bảo đảm các chứng cứ đều được công khai một cách sớm nhất và phục vụ tốt nhất cho việc giải quyết vụ án. Theo khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015 thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ xác

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 76)