Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 28)

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ TRANH TỤNG

1.4.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1989

Năm 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - nhà nước dân chủ đầu tiên ở khu vực Đông Nam á được thành lập, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về mọi mặt trong đời sống xã hội, trong lĩnh vực tư pháp, tố tụng. Vấn đề tranh tụng được pháp luật TTDS Việt Nam ghi nhận rất sớm, như theo qui định tại Điều 1 Sắc lệnh 144/SL ngày 22/12/1949 về mở rộng quyền bào chữa cho các đương sự trước Tòa án: “Trước các Tòa án xử việc hộ và thương mại, trước các Tòa án thường và Tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình, đại hình, trừ Tòa án binh tại mặt trận, nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bên vực cho mình. Công dân đó phải được ông Chánh án thừa nhận”[35, tr. 12];

Tiếp theo đó, nhà nước ban hành nhiều quy định khác nhau liên quan đến hoạt động TTDS ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Sắc Lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán, Sắc Lệnh 15/SL ngày 17/4/1946 quy định về thẩm quyền của tòa án các cấp, Sắc Lệnh 112/SL ngày 28/6/1946 bổ xung sắc lệnh số 15, Sắc Lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, v.v. Các quy định về vai trò chứng minh của đương sự được quy định khá nhiều thể hiện sự quan tâm của nhà nước và vai trò của nhân dân ngày càng được chú trọng.

Tại Thông tư số 2386 - NCPL ngày 19/12/1961 của TANDTC hướng dẫn: “Trong bản án sơ thẩm phải chỉ ra: Nguyên đơn yêu cầu giải quyết những vấn đề cụ thể gì và nêu ra những bằng chứng gì làm căn cứ - ý kiến của bị đơn đối với những

lời thỉnh cầu của nguyên đơn: có chấp nhận hay không lời thỉnh cầu đó hoặc chỉ chấp nhận đến mức nào thôi, dẫn những bằng chứng gì làm căn cứ cho những ý kiến đó”.

Tại thông tư số 06 - TATC ngày 25/2/1974 hướng dẫn điều tra trong TTDS quy định “Các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, và người dự sự) có quyền đề xuất những yêu cầu và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình …trong điều kiện hiện nay, trình độ hiểu biết pháp luật và trình độ văn hóa của đại đa số các đương sự còn thấp, các đơn kiện và lời trình bày của họ không rõ ràng và đầy đủ, cho nên các tòa án phải tích cực giúp đỡ cho các đương sự hiểu rõ những quyền lợi hợp pháp của họ để họ có thể đề xuất được những yêu cầu và giúp cho họ biết đề xuất những chứng cứ để chứng minh.”

Quy định trên đã cho thấy vai trò đương sự ngày càng được khẳng định trong hoạt động tố tụng, tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn yêu cầu, giúp đỡ đương sự hiểu biết pháp luật và có thể đưa ra được những yêu cầu chính đáng cũng như hỗ trợ họ thu thập chứng cứ, đây là những bước tiến quan trọng góp phần khẳng định quyền được tham gia tranh tụng của đương sự.

Trong bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo thông tư số 96 - NC/PL ngày 8/2/1977 của TANDTC hướng dẫn: “Để bảo vệ quyền lợi của mình các đương sự có nhiệm vụ đề xuất chứng cứ nhưng TAND không được phép chỉ dựa vào lời khai của đương sự và những giấy tờ mà họ xuất trình làm căn cứ cho việc xét xử mà phải dùng mọi biện pháp cần thiết để làm sáng tỏ sự thật.”

Trên cơ sở đề xuất những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình của đương sự, tòa án với vị trí của cơ quan xét xử không được thiên vị bất cứ bên nào, phải xem xét một cách toàn diện tìm mọi biện pháp để có thể làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án bảo vệ quyền lợi của các bên.

Tóm lại, trong giai đoạn này, nhiều văn bản pháp luật TTDS được ban hành nhằm phát huy dân chủ, đề cao vai trò của các bên đương sự và của luật sư. Nhiều quy định tiến bộ về quyền bình đẳng trong tố tụng, trao đổi chứng cứ, lý lẽ, tranh luận tại phiên tòa, trách nhiệm của TAND trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự được ghi nhận.

1.4.2. Giai đoạn từ 1990 đến năm 2004

Giai đoạn này có những phát triển vượt bậc về quy định trong tố tụng nói chung và tranh tụng nói riêng. Năm 1989 được đánh dấu bằng sự ra đời của PLTTGQCVADS, tiếp theo đó là PLTTGQCVAKT năm 1994 và PLTTGQCTCLĐ

năm 1996. Đây là ba pháp lệnh tiền thân của BLTTDS hiện nay, nó đã bước đầu khắc phục được tính chất tản mạn của các quy phạm pháp luật, thu trình tự giải quyết vụ việc về những văn bản thống nhất và có giá trị cao.

Tranh tụng được thể hiện thông qua quy định về nghĩa vụ chứng minh của đương sự, nó được quy định thành một nguyên tắc cụ thể “Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình” (Điều 3 PLTTGQVAKT) nguyên tắc này đã tạo cơ sở quan trọng để đương sự chủ động thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình. Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động chứng minh của đương sự đã được cụ thể hóa:

Điều 20. Quyền, nghĩa vụ tố tụng của các đương sự 2- Các đương sự có quyền:

a) đưa ra tài liệu, chứng cứ, được đọc, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do bên đương sự khác cung cấp;

e) tranh luận tại phiên tòa 3- Đương sự có nghĩa vụ

a) cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng từ có liên quan theo yêu cầu của tòa án.” (Điều 20 PLTTGQTCLĐ)

Khi tiến hành khởi kiện, “Đơn kiện phải do nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn ký. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh yêu cầu của nguyên đơn” (khoản 2 Điều 32 PLTTGQTCLĐ). Đơn kiện của nguyên đơn phải có đầy đủ các nội dung theo quy định cũng như nội dung các tài liệu chứng cứ để làm cơ sở cho yêu cầu của mình. Nếu không đầy đủ sẽ là một trong những căn cứ để trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 33 PLTTGQTCLĐ. Bị đơn có quyền được biết nội dung đơn kiện của nguyên đơn cũng như có quyền được đưa ra ý kiến của mình về đơn kiện đó, nếu không đồng ý thì có nghĩa vụ chứng minh phản yêu cầu đó (Điều 34 PLTTGQVAKT ).

Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có thể tự mình hoặc nhờ người khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết “Đương sự là công dân, người đại diện của đương sự theo quy định tại Điều 21 của pháp lệnh này có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người khác thay mặt mình trong tố tụng, trừ việc ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật” (Điều 22 PLTTGQVADS). Quy định này nhằm khắc phục tình trạng hạn chế về khả năng tố tụng của đương sự, giúp họ có thể bảo vệ được tốt nhất các quyền và nghĩa vụ của mình trong điều kiện còn hạn chế nhiều về hiểu biết.

Quá trình nghiên cứu, đánh giá chứng cứ diễn ra chủ yếu tại phiên tòa, các bên đương sự có quyền tham gia phiên tòa, được quyền trình bày quan điểm của mình và nghe trình bày của phía bên kia, được quyền đề xuất các câu hỏi thông qua hội đồng xét xử, được quyền tranh luận tại phiên tòa …Quá trình xét xử sơ thẩm kết thúc, đương sự có quyền kháng cáo. Đơn kháng cáo phải ghi rõ nội dung kháng cáo và lý do. Các bên đương sự có quyền cung cấp, bổ xung chứng cứ ở giai đoạn phúc thẩm, có quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm, nghe trình bày, tham gia hỏi, tranh luận như phiên tòa sơ thẩm… tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm “Nếu tòa án đó triệu tập người tham gia tố tụng thì họ được trình bày ý kiến trước khi kiểm sát viên trình bày ý kiến về kháng nghị” (khoản 3 Điều 76 PLTTGQCVADS)…

Hiến pháp năm 1992, tiếp tục khẳng định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như tổ chức luật sư được thành lập để giúp các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. LTCTAND tại Điều 9 quy định: “Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự”. Những quy định này một lần nữa lại được khẳng định trong LTCTAND 2002. Để đáp ứng những chuyển biến to lớn về mọi mặt trong đời sống xã hội, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Pháp lệnh luật sư năm 2001 ra đời thay thế Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987. Việc ban hành Pháp lệnh luật sư năm 2001 tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò của luật sư trong tư vấn và tố tụng.

Tóm lại, Kể từ khi có PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAK, PLTTGQCTCLĐ thì các quyền cơ bản của công dân được mở rộng hơn, cụ thể hơn đồng thời khẳng định Tòa án phải thực hiện đầy đủ những biện pháp pháp lý cần thiết bảo đảm cho các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phát huy được tính tích cực chủ động của các đương sự và của luật sư. Ngoài ra, mặc dù pháp luật Việt nam không sử dụng thuật ngữ “tranh tụng” nhưng những quy định của pháp luật Việt nam vừa phân tích ở trên là gần gũi với những quy định về tranh tụng của các nước trên thế giới.

1.4.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2015

Thực hiện mục tiêu của Đảng về cải cách tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã nhấn mạnh: “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”; Xác định

Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm trong cải cách tư pháp”… Ngày 27/5/2004 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã cho ra đời BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005. BLTTDS năm 2004 và các hướng dẫn của HĐTPTANDTC đã thể hiện sự tiến bộ có tính đột phá và định hướng về lâu dài với xu hướng là hạn chế vai trò của loại hình tố tụng thẩm vấn, đề cao vai trò của loại hình tố tụng tranh tụng trên cơ sở kết hợp hài hòa và phát huy tối đa những ưu điểm của hai loại hình tố tụng này. BLTTDS 2004 đã có những quy định liên quan đến quá trình tranh tụng như: nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh của người khởi kiện (Điều 6), nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 9), các quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự (từ Điều 58 đến Điều 62) quyền phản tố của bị đơn, quyền yêu cầu độc lập của người có quyền và nghĩa vụ liên quan (Điều 177)…Các quy định về thủ tục tranh luận tại phiên tòa cũng đề cao vai trò của tranh luận, tạo điều kiện cho người tham gia tranh luận trình bày ý kiến của họ góp phần bảo đảm cho tranh tụng trong TTDS có cơ sở thực hiện. Đây là bước tiến quan trọng về kỹ thuật lập pháp do với các văn bản pháp luật trước đây.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” một lần nữa yêu cầu: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”; Nghị quyết số 37/NQ-QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của VKS, của TAND và công tác thi hành án năm 2013 đã khẳng định yêu cầu: “TANDTC chỉ đạo các Tòa án tiếp tục đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa”. Trên cơ sở chỉ đạo này, tại kỳ họp thứ 9 ngày 29/3/2011, Quốc hội khóa XII đã thông qua LSĐBS một số điều của BLTTDS, có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Trong đạo luật này đã có những quy định liên quan đến việc đảm bảo quyền tranh tụng của các đương sự. Điều 23a đã ghi nhận nguyên tắc đảm bảo quyền tranh luận trong TTDS.

Kết quả tổng kết 10 năm thi hành BLTTDS cho thấy BLTTDS năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập cần được khắc phục như: các quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án chưa hợp lý; quy định về chứng cứ, cung cấp và thu thập chứng cứ chưa bảo đảm để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; các quy định về định giá, thẩm định giá còn có những bất cập; thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm còn có những hạn chế cần tiếp tục được bổ sung, hoàn

thiện; căn cứ, thẩm quyền kháng nghị trong thủ tục giám đốc thẩm, thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chưa thực sự phù hợp dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài gây tốn kém thời gian và chi phí cho các đương sự và Nhà nước ; đồng thời, gây ra tình trạng quá tải trong việc xem xét, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm của các Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, thẩm quyền của Tòa án và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài còn chưa cụ thể , chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng;..[37, tr.1].

Ngoài ra, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp mới, theo đó nhiều nội dung quan trọng về quyền con người, quyền công dân; về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của TAND cũng đã có những thay đổi căn bản nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp. Ngày 24 tháng 11 năm 2014, Quốc hội cũng đã thông qua LTCTAND mới để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp.

Các quy định của Hiến pháp năm 2013 và LTCTAND năm 2014 nêu trên đã thể chế hóa một bước các quan điểm, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp, cần tiếp tục được cụ thể hóa trong các luật tố tụng, trong đó có BLTTDS mới. Đặc biệt, tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 cũng đã quy định rõ: “Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để BLTTDS quy định về tranh tụng trong TTDS.

1.4.4. Giai đoạn từ năm 2015 đến nay

Ngày 24/11/2015, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua BLTTDS 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung căn bản và hoàn thiện, đảm bảo thực hiện hoạt động tranh tụng trong TTDS bằng việc quy định đầy đủ nội dung, cơ sở và những đảm bảo cho hoạt động tranh tụng. Theo đó: Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Nhằm thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp [5]. Đồng thời cụ thể hóa "nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm" đã

được Hiến pháp quy định (Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013), theo tinh thần đó BLTTDS 2015 đã sửa đổi, bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử”

xem đây là một trong những nội dung quan trọng của việc sửa đổi, bổ sung của

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)