Tổng Sắt (Fe)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hệ thống sông hồng (Trang 57 - 69)

a) Vị trí trạm

3.4Tổng Sắt (Fe)

Việc hấp thụ quá nhiều sắt gây ngộ độc, vì các sắt II dư thừa sẽ phản ứng với các peroxit trong cơ thể để sản xuất ra các gốc tự do. Khi lượng sắt không đáng kể, cơ thể có một cơ thế chống oxy hóa để có thể kiểm soát quá trình này. Khi dư thừa sắt thì những lượng dư thừa không thể kiểm soát của các gốc tự do được sinh ra. Một lượng gây chết người của sắt đối với trẻ 2 tuổi là 3 gam sắt. Một gam có thể sinh ra sự ngộ

độc nguy hiểm. Danh mục của DRI về mức chấp nhận cao nhất về sắt đối với người lớn là 45 mg/ngày. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi mức cao nhất là 40 mg/ngày. Nếu sắt quá nhiều trong cơ thể (chưa đến mức gây chết người) thì một loạt các hội chứng rối loạn quá tải sắt có thể phát sinh, chẳng hạn như hemochromatosis.

Nồng độ phù hợp của Fe theo quy chuẩn quốc gia (QCVN 08:2008/BTNMT) về

chất lượng nước sông cột A1 là 0.5mg/l, cột A2 là 1mg/l.

Bảng 3.4. Giá trị Fe trung bình năm tại các trạm trên hệ thống sông Hồng các năm 2010, 2011, 2012 STT Năm Trạm 2010 (mg/l) 2011 (mg/l) 2012 (mg/l) 1 Lào Cai 0.52 1.11 0.58 2 Yên Bái 0.47 0.32 0.38 3 Sơn Tây 0.33 0.44 0.34 4 Hà Nội 0.47 0.42 0.46 5 Ghềnh Gà 0.21 0.14 0.13 6 Vụ Quang 0.15 0.36 0.23 7 Mường Lay 0.27 0.26 0.42 8 Hòa Bình 0.33 0.20 0.19

Ngoại trừ trạm Lào Cai thì giá trị trung bình Fe theo năm trên toàn hệ thống

sông Hồng tại các trạm môi trường còn lại đều nằm trong giới hạn cột A1 của quy

chuẩn quốc gia về chất lượng nước sông. Đối với giá trị Fe tại trạm Lào Cai đặc biệt cao hơn hẳn các trạm còn lại trong cả 3 năm 2010, 2011, 2012 và thậm chí năm 2011

giá trị Fe của trạm Lào Cai vượt giới hạn cho phép cột A2 của quy chuẩn quốc gia về

Biểu đồ 3.5. Hiện trạng giá trị Fe hệ thống sông Hồng từ năm 2010 đến năm 2012

Tại trạm Lào Cai, trong bảng Bảng phụ lục 2.4.2 Giá trị Fe vượt giới hạn cho

phép cột B2 của quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sông vào ngày 24/2/2011

(6.890mg/l), ngày 21/9/2011 (2.499mg/l) và ngày 15/5/2012 (2.637mg/l) (cột B2 áp

dụng chất lượng nước mục đích sử dụng cho giao thông đường thủy và các chất mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp).

Biểu đồ 3.6. Hiện trạng giá trị Fe trung bình năm dọc theo sông Hồng từ năm 2010 đến năm 2012

Trạm Lào Cai thuộc khu vực thượng lưu con sông Hồng là con sông chính của hệ thống sông Hồng, là nơi giáp ranh với địa phận Trung Quốc và tiếp nhận nước sông hệ thống sông Hồng từ địa phận Trung Quốc. Khu vực đặt trạm không có nhà máy xí nghiệp và khu vực sản xuất của Việt Nam. Hiện tượng giá trị Fe vượt quá rất nhiều lần

so với quy chuẩn quốc gia cột B2 được đánh giá nguyên nhân ô nhiễm từ phía Trung

Quốc, trong báo cáo tháng tại trạm Lào Cai cũng được ghi nhận màu dòng sông trong thời điểm lấy mẫu ngày 24/2/2011(ngày có nồng độ Fe vượt ngưỡng nhiều lần cho phép) có độ đục bất thường, nhiều bọt và thậm chí có váng dầu.

Nồng độ Fe dọc theo dòng sông chính tính từ phần thượng lưu (trạm Lào Cai) giảm dần theo chiều dài dòng sông và tới địa phận Hà Nội có chiều hướng tăng nhẹ được giải thích vì phần thượng lưu bị ảnh hưởng ô nhiễm Fe từ phía Trung Quốc và nồng độ Fe được trung hòa dần theo chiều dài dòng sông chính. Tuy nhiên tới địa phận

Hà Nội, do có nhiều nhà máy, xí nghiệp tập trung tại khu vực này nên nồng độ Fe gia tăng tại đây.

3.5 Clorua (Cl-)

Clorua là anion của nguyên tố clo, không tìm thấy trong tự nhiên nhưng thường tồn tại dưới dạng muối clorua như natri clorua, kali clorua, canxi clorua, magie clorua hòa tan trong nước.

Clorua là một chỉ tiêu cần được quan tâm và kiểm soát trong nước cấp sinh hoạt và xử lý nước phục vụ công nghiệp. Trong công nghiệp clorua có thể đẩy nhanh tốc độ ăn mòn kim loại, giảm tuổi thọ của thiết bị bằng cách phá hủy các màng bảo vệ của những kim loại có sắt và các hợp kim khỏi sự ăn mòn. Nó là một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự ăn mòn các đường ống làm bằng thép không gỉ.

Nồng độ cho phép của Cl- theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sông cột

A1 QCVN 08:2008/BTNMT) là 250 mg/l.

Giá trị Cl- đo đạc được trên toàn hệ thống sông Hồng qua các năm 2010, 2011,

2012, 2013 thể hiện trong phụ lục 2 và phụ lục 3 đều đạt quy chuẩn quốc gia về chất

lượng nước sông cột A1. Giá trị Cl- lớn nhất trên toàn hệ thống ghi nhận được vào ngày

15/1/2010 tại trạm Lào Cai là 10,024 mg/l còn quá nhỏ so với giới hạn cho phép cột A1.

3.6. Florua (F-)

Flo đơn chất và các ion florua là những chất độc mạnh. Khi ở dạng đơn chất, flo là một khí có mùi hăng đặc trưng có thể dễ dàng phát hiện ở nồng độ rất thấp (khoảng 20 nl/l). Nồng độ cho phép tối đa của sự phơi nhiễm hàng ngày (8 giờ làm việc) là 1 µl/l. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nồng độ giới hạn cho phép của florua theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng

Kết quả phân tích cho thấy giá trị F- đo đạc được trên toàn hệ thống sông Hồng năm 2013 thể hiện trong phụ lục 3 đều đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sông

cột A1 và ổn định trong khoảng giá trị nhỏ (hầu hết dưới 0,2 mg/l). Giá trị F- lớn nhất

trên toàn hệ thống ghi nhận được vào ngày 15/4/2013 tại trạm Lào Cai là 0,518 mg/l

trong khi đónồng độ giới hạn cho phép của florua theo quy chuẩn quốc gia cột A1 là 1

mg/l.

3.7 Đồng (Cu)

Đồng là một nguyên tố được xếp vào nhóm các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, trong nước uống và trong không khí. Do đó chúng ta hấp thụ nó mỗi ngày bằng cách ăn, uống và hô hấp. Sự hấp thu đồng là cần thiết, tuy nhiên với một lượng quá lớn sẽ gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tiếp xúc lâu dài với liều lượng đáng kể sẽ gây kích ứng mũi miệng, mắt và nó gây ra đau đầu, đau bụng, chóng mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Liệu lượng lớn có thể làm tổn thương nặng tới gan và thận, thậm chí tử vong. Tiếp xúc lâu dài với liều lượng đồng đáng kể còn gây giảm trí thông minh với thanh thiếu niên.

Nồng độ cho phép của đồng theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt

(QCVN 08:2008/BTNMT) cột A1 là 0,1 mg/l.

Kết quả phân tích cho thấy giá trị đồng đo đạc được trên toàn hệ thống sông Hồng tháng 8 và tháng 9 năm 2013 thể hiện trong phụ lục 3 đều đạt quy chuẩn quốc gia

về chất lượng nước sông cột A1 và ổn định trong khoảng giá trị từ 0,003 tới 0,007 mg/l.

3.8. Chì (Pb)

Chì là một trong những kim loại có tác hại nhất đối với sức khỏe con người. Nó có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua hấp thu thực phẩm (65%) , nguồn nước (20%) và không khí ( 15%).

Chì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn , chẳng hạn như : - Sự xáo trộn các sinh tổng hợp hemoglobin và thiếu máu

- Tăng huyết áp - Thận bị tổn thương

- Sự gián đoạn của hệ thống thần kinh - Tổn thương não

- Gây vô sinh nam

- Giảm khả năng tư duy của trẻ em

- Sự gián đoạn hành vi của trẻ em, chẳng hạn như hành vi bốc đồng và hiếu động thái quá.

Nồng độ cho phép của chì theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt

(QCVN 08:2008/BTNMT) cột A1 là 0,02 mg/l.

Kết quả phân tích cho thấy giá trị chì đo đạc được trên toàn hệ thống sông Hồng tháng 8 và tháng 9 năm 2013 thể hiện trong phụ lục 3 đều đạt quy chuẩn quốc gia về

chất lượng nước sông cột A1. Trong tháng 8, nồng độ chì đo được tại tất cả các điểm đo

trên toàn hệ thống đều có giá trị 0,001 mg/l. Tháng 9, nồng độ chì tại các điểm đo có xu hướng giảm so với tháng 8, ngoại trừ trạm Lào Cai nồng độ Chì 0,001 mg/l còn các trạm còn lại đều có nồng độ chì nhỏ hơn 0,0006 mg/l.

3.9. Niken (Ni)

Con người có thể tiếp xúc với niken thông qua đường hô hấp, nước uống, ăn thức ăn nhiễm niken hoặc hút thuốc lá. Với một lượng nhỏ thì niken là yếu tố cần thiết, nhưng khi hấp thụ quá nhiều niken vào cơ thể niken lại là một mối nguy hiểm cho sức khỏe con người:

- Ung thư phổi, ung thư mũi, ung thư thanh quản và ung thư tuyến tiền liệt. - Chóng mặt và buồn nôn sau khi tiếp xúc với khí niken.

- Suy hô hấp. - Dị tật bẩm sinh.

- Hen suyễn và viêm phế quản mãn tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rối loạn tim.

Nồng độ cho phép của niken theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt

(QCVN 08:2008/BTNMT) cột A1 là 0,1 mg/l.

Biểu đồ 3.7. Hiện trạng giá trị Ni tháng 8 và tháng 9 năm 2013

trênhệ thống sông Hồng.

Kết quả phân tích cho thấy giá trị niken đo đạc được trên toàn hệ thống sông Hồng tháng 8 và tháng 9 năm 2013 thể hiện trong phụ lục 3 đều đạt quy chuẩn quốc

gia về chất lượng nước sông cột A1, giá trị nồng độ niken lớn nhất đo đạc được trên

toàn hệ thống tại trạm Ghềnh Gà vào tháng 8 của năm (0,008 mg/l).

3.10. Cadimi (Cd)

Sự hấp thu của con người cadimi diễn ra chủ yếu thông qua thực phẩm. Các loại thực phẩm giàu cadimi rất có thể làm tăng nồng độ cadimi trong cơ thể con người. Ví dụ như gan, nấm, động vật có vỏ, sò, bột ca cao và rong biển khô.

Đối với người hút thuốc, khói thuốc lá vận chuyển cadimi vào phổi, máu sẽ vận chuyển nó thông qua các phần còn lại của cơ thể, và làm tăng tác dụng gây hại của cadimi do cadimi đã có sẵn trong cơ thể từ con đường thực phẩm.

Đầu tiên cadimi vận chuyển đến gan qua máu. Ở đó, nó kết hợp với các protein để tạo thành phức hợp được vận chuyển đến thận. Cadimi tích tụ trong thận làm ảnh hưởng đến cơ chế lọc của thận. Phải mất một thời gian rất dài trước khi cadimi đã tích lũy trong thận được bài tiết ra khỏi cơ thể con người.

Ảnh hưởng sức khỏe khác có thể được gây ra bởi cadimi là: - Tiêu chảy , đau bụng và nôn mửa dữ dội

- Gãy xương

- Ảnh hưởng và thậm chí có thể gây vô sinh

- Tổn thương đối với hệ thống thần kinh trung ương - Tổn thương hệ thống miễn dịch

- Rối loạn tâm lý

- Phá hủy DNA hoặc gây ung thư.

Nồng độ cho phép của cadimi theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt

(QCVN 08:2008/BTNMT) cột A1 là 0,005 mg/l.

Kết quả phân tích cho thấy giá trị cadimi đo đạc được trên toàn hệ thống sông Hồng tháng 8 và tháng 9 năm 2013 thể hiện trong phụ lục 3 có giá trị lớn nhất là 0,0001 mg/l, nhỏ hơn nhiều so với nồng độ cho phép của cadimi theo quy chuẩn quốc

gia về chất lượng nước mặt cột A1.

3.11 Kẽm (Zn)

Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sức khỏe con người . Khi người ta hấp thụ quá ít kẽm có thể dẫn tới cảm giác chán ăn, giảm vị giác và khứu giác , chậm lành vết thương và vết loét da . Kẽm thiếu hụt thậm chí có thể gây ra dị tật bẩm sinh .

Mặc dù vậy, quá nhiều kẽm vẫn có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như đau bụng, kích ứng da, nôn, buồn nôn và thiếu máu. Mức độ cao do hấp thụ quá nhiều kẽm có thể làm hỏng tuyến tụy và làm ảnh hưởng các quá trình chuyển hóa protein, và gây ra xơ cứng động mạch.

Nồng độ cho phép của kẽm theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt

(QCVN 08:2008/BTNMT) cột A1 là 0,5 mg/l.

Kết quả phân tích cho thấy giá trị kẽm đo đạc được trên toàn hệ thống sông Hồng tháng 8 và tháng 9 năm 2013 thể hiện trong phụ lục 3 có giá trị lớn nhất là 0,235 mg/l (vào thời điểm tháng 8 tại trạm Mường Lay) và 0,150 mg/l (vào thời điểm tháng 8 tại trạm Hà Nội), nhỏ hơn nồng độ cho phép của kẽm theo quy chuẩn quốc gia về chất

lượng nước mặt cột A1. Các giá trị đo đạc được tại các điểm còn lại trong 2 tháng này

đều nhỏ hơn 0,05 mg/l và còn nhỏ hơn nhiều nồng độ cho phép cột A1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.12 Asen (As)

Asen là một trong những độc tố nguy hiểm nhất. Con người có thể tiếp xúc với asen qua thức ăn, nước uống và qua không khí.

Lượng asen trong thực phẩm nhìn chung là khá thấp nhưng trong cá và hải sản có thể cao bởi chúng hấp thụ asen từ môi trường sinh sống. Tuy nhiên, lượng asen có trong cá và hải sản chủ yếu dưới dạng hầu như vô hại của asen. Dưới dạng vô cơ, asen là một mối nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Tiếp xúc với asen vô cơ có thể gây kích thích dạ dày và ruột, giảm khả năng sản sinh tế bào hồng cầu, thay đổi da và kích thích phổi. Tiếp xúc với liều lượng asen đáng kể có thể gây bệnh ung thư da, ung thư phổi, ung thư gan và ung thư bạch huyết. Với liều lượng cao, asen vô cơ có thể gây vô sinh và sẩy thai đối với phụ nữ, giảm sức đề kháng, gián đoạn tim và tổn thương não bộ, phá hủy DNA.

Liều gây chết người của asen vô cơ là 100 mg.

Asen hữu cơ có thể không gây ra ung thư, cũng không làm tổn thương DNA nhưng tiếp xúc với liều cao asen hữu cơ có thể gây ra ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe con người chẳng hạn như chấn thương dây thần kinh và rối loạn tiêu hóa.

Nồng độ cho phép của asen theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt

Theo kết quả phân tích thể hiện trong phụ lục 3: nhìn chung nồng độ asen trong tháng 8 và tháng 9 năm 2013 ổn định trong khoảng giá trị từ 0,001 mg/l tới 0,006 mg/l, duy chỉ có ngày 15/9/2013 tại trạm Hòa Bình nồng độ asen lên tới 0,02 mg/l lớn hơn

nồng độ cho phép của asen theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt cột A1 tuy

nhiên giá trị này chỉ chạm ngưỡng nồng độ cho phép của asen theo quy chuẩn quốc gia

về chất lượng nước mặt cột A2.

3.13 Thủy ngân (Hg)

Thủy ngân kim loại được sử dụng trong một loạt các sản phẩm gia dụng, chẳng hạn như phong vũ biểu, nhiệt kế và bóng đèn huỳnh quang . Thủy ngân trong các thiết bị này thông thường không gây ra bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, tuy nhiên vìmột lý do nào đó làm thủy ngân bị thoát ra ngoài, sự hấp thu đáng kể để thủy ngân thông qua hơi thở sẽ có thể gây ra tác dụng có hại, chẳng hạn như dây thần kinh, não và tổn thương thận, kích thích phổi, kích ứng mắt, phát ban da, nôn mửa và tiêu chảy.

Thủy ngân có một số tác động đối với con người: - Sự gián đoạn của hệ thần kinh.

- Thiệt hại đối với chức năng não.

- Tổn thương DNA và thiệt hại nhiễm sắc thể.

- Phản ứng dị ứng dẫn đến phát ban da, mệt mỏi và đau đầu.

- Ảnh hưởng tiêu cực tới sinh sản, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh và sẩy thai.

Chức năng não bị hư hỏng có thể gây ra sự giảm sút khả năng học tập, thay đổi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hệ thống sông hồng (Trang 57 - 69)