Các trạm thủy văn, môi trường trong hệ thống sông Hồng [19]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hệ thống sông hồng (Trang 32)

2.2.1. Trạm thuỷ văn, môi trường Mường Lay

a) Vị trí trạm

Trạm thuỷ văn Mường Lay (Lai Châu) được xây dựng trên bờ phải sông Đà, gần cầu Hang Tôm mới; độ cao cốt 0 nền nhà trạm ngang bằng với mặt đường quốc lộ 12.

Trạm nằm cách trung tâm thị xã Mường Lay khoảng 3.5 km có vị trí địa lý: 103o 10’

10’’ Kinh độ Đông; 220 04’ 35’’ Vĩ độ Bắc. Nơi đặt trạm thuộc thị xã Mường Lay tỉnh

Điện Biên.

b) Lịch sử trạm

Trạm Thuỷ văn Lai Châu thành lập ngày 01 tháng 07 năm 1956, là loại trạm cấp I sông miền núi. Trạm được thành lập với mục đích nghiên cứu tài nguyên nước nhằm phục vụ các công trình dân sinh kinh tế của địa phương và thu thập số liệu điều tra cơ bản theo nhiệm vụ của ngành giao.

Ngày 9 tháng 5 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định số 971/QĐ-BTNMT đổi tên trạm Thuỷ văn Lai Châu thành trạm Thuỷ văn Mường Lay, quyết định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.

2.2.2. Trạm thuỷ văn, môi trường Hoà Bình

a) Vị trí trạm:

Trạm Thuỷ văn Hoà Bình được xây dựng trên bờ phải sông Đà, thuộc địa phận của xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đến ngày 01/10/2009 chuyển địa giới hành chính xã Trung Minh thuộc thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình.

Vị trí địa lý 105019’53’’ kinh độ Đông; 20049’17’’ vĩ độ Bắc. Tuyến đo hiện

b) Lịch sử trạm:

Trạm Thuỷ văn Hoà Bình được thành lập năm 1955 với mục đích thu thập tài liệu ĐTCB thuỷ văn trên sông Đà tại Hoà Bình và phục vụ phòng chống lụt bão cho đồng bằng châu thổ Sông Hồng, khi đó trạm được xây dựng trên bờ trái sông Đà, thuộc địa phận Phố Đúng, thị xã Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Trạm Thuỷ văn Hoà Bình là trạm hạng I, có nhiệm vụ quan trắc các yếu tố thuỷ văn như: H(mực nước), Q(lưu lượng), các chỉ số hoá nước, nhiệt độ không khí và mưa (riêng số liệu nhiệt độ không khí và mưa trạm sử dụng số liệu ở vườn quan trắc Khí tượng của trạm Khí tượng Hoà Bình để chỉnh biên). Tuyến đo của trạm lúc đó cách đập thuỷ điện Hoà Bình hiện nay khoảng 500 m về phía hạ lưu.

Năm 1979, sát nhập trạm Khí tượng Hoà Bình và trạm Thuỷ văn Hoà Bình thành trạm Khí tượng Thuỷ văn Hoà Bình, đặt ở phường Tân Thịnh - thị xã Hoà Bình - tỉnh Hoà Bình, nhà trạm nằm trong khu vực giải toả của công trường. Tuyến quan trắc lưu lượng đặt ở bờ trái sông Đà, cách tuyến mực nước cơ bản về phía thượng lưu 600m (đồi Ba Vành).

Năm 1985, do ảnh hưởng của thuỷ điện Hoà Bình nên không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đo đạc. Tổng Cục KTTV có quyết định chuyển tuyến đo lưu lượng cách tuyến cũ về phía hạ lưu 3600m (đặt tại Bến Ngọc - xã Trung Minh - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình) nhà trạm chuyển về xây dựng tại xã Thịnh Lang, phường Tân Thịnh (nằm trên bờ trái sông Đà, đối diện với vị trạm hiện nay).

Ngày 15/08/1985 bắt đầu quan trắc lưu lượng tại tuyến này. Ngày 23/06/1986 xây dựng công trình cáp tại tuyến này.

Ngày 20/06/1988 Tổng cục KTTV có quyết định gỡ bỏ công trình cáp (do cản trở giao thông thuỷ) chuyển tuyến quan trắc lưu lượng cách tuyến cũ 400m về phía hạ lưu. Quan trắc lưu lượng tại tuyến này bằng ca nô và xuồng gắn máy.

Ngày 12/09/1989 xây xong công trình cáp đang dùng hiện nay. Tháng 10/1992 xây dựng công trình tự ghi H mực nước.

Ngày 01/01/1993 Tổng Cục KTTV có quyết định cho sử dụng và chuyển tuyến quan trắc lưu lượng và mực nước cơ bản về tuyến quan trắc mực nước bằng máy tự ghi, đối diện tuyến cũ. Ngày 01/01/1994 nhà trạm chuyển từ bờ trái sang bờ phải đối diện nhà trạm cũ, trạm mới đặt ở bờ phải sông Đà tại xã Trung Minh - thành phố Hòa Bình - Hoà Bình (cảng Hoà Bình) cách đập thuỷ điện Hoà Bình về phía hạ lưu 4500m.

2.2.3. Trạm thuỷ văn, môi trường Lào Cai

a) Vị trí trạm

Trạm thuỷ văn Lào Cai được đặt bên bờ phải sông Hồng, thuộc địa phận phường Cốc Lếu, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Toạ độ địa lý: 23030'14" vĩ độ Bắc 130057'51" kinh độ Đông

Phía thượng lưu, cách trạm 500 m có cầu Cốc Lếu bắc ngang sông Hồng và cách trạm 1 km là ngã ba hợp lưu sông Nậm Thi và sông Hồng.

b) Lịch sử trạm

Trạm thuỷ văn Lào Cai được thành lập từ năm 1903. Trạm có nhiệm vụ quan trắc các yếu tố : mực nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, lượng mưa, lưu lượng nước, lưu lượng chất lơ lửng và lấy mẫu hóa môi trường.

Năm 1979 do xảy ra chiến tranh biên giới nên sau ngày 17/ 02/1979 Trạm phải di chuyển xuống hạ lưu khoảng 13 km, thuộc địa phận phường Xuân Tăng, thị xã Cam Đường, tỉnh Lào Cai. Đến ngày 01/01/1993 theo quyết định của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn ,Trạm lại được chuyển về vị trí cũ như hiện nay.

2.2.4. Trạm thuỷ văn, môi trường Yên Bái

a) Vị trí trạm

Trạm thuỷ văn Yên Bái được đặt bên bờ trái sông Hồng, thuộc địa phận phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Trạm có nhiệm vụ quan trắc các yếu tố : mực nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, lượng mưa, lưu lượng nước, lưu lượng chất lơ lửng và lấy mẫu phân tích môi trường.

Trạm có toạ độ địa lý: 21042' vĩ độ Bắc

104053' kinh độ Đông

Phía hạ lưu, cách trạm 700 m có cầu Yên Bái bắc ngang sông Hồng.

b) Lịch sử trạm

Trạm thuỷ văn Yên Bái được thành lập từ năm 1902, quan trắc liên tục đến khi xảy ra chiến dịch Điện Biên Phủ thì phải ngừng hoạt động. Năm 1956 trạm được khôi phục lại và tiếp tục hoạt động.

Năm 1971 do chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ nên Trạm phải di chuyển xuống hạ lưu 7 km, thuộc địa phận thôn Tuần Quán, xã Minh Bảo, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đến năm 1999 theo quyết định của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Trạm lại được chuyển về vị trí cũ như hiện nay.

2.2.5. Trạm thuỷ văn, môi trường Sơn Tâya) Vị trí trạm a) Vị trí trạm

Trạm Thuỷ văn Sơn Tây nằm bên phải sông Hồng thuộc thôn Phù Sa, xã Viên

Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Vị trí tuyến quan trắc ở 21009’ vĩ độ Bắc,

105052’ kinh độ Đông. Trạm cách về phía hạ lưu ngã ba hợp lưu của 3 con sông Đà,

sông Thao và sông Lô khoảng 20 km, có độ cao so với mực nước biển: 14,923 m (hệ độ cao quốc gia).

Tuyến quan trắc mực nước trùng với tuyến quan trắc lưu lượng của trạm, được bố trí ở đoạn sông thẳng dài khoảng 3km, chiều rộng sông tương đối đều. Cách tuyến công trình gần 600m về phía thượng lưu là cống lấy nước của Công ty thuỷ lợi Phù Sa. Trên bờ sông đặt trạm, phía bờ phải được kè kiên cố đảm bảo ổn định vững chắc, công trình phía bờ phải tương đối cao, suốt trong thế kỉ 20 đến nay chưa có lúc nào nước lũ tràn qua, bờ trái là đất pha cát nên thường xuyên bị xói lở nhưng vẫn không vượt qua được hệ thống đê bồi.

b) Lịch sử trạm

Trạm thủy văn Sơn Tây được xây dựng từ năm 1902. Đây là trạm thuỷ văn cấp I, làm công tác điều tra cơ bản về số liệu thuỷ văn hạ lưu sông Hồng, lấy mẫu môi trường nước sông, thu thập số liệu nhằm tìm ra quy luật góp phần quan trọng trong công tác phòng chống lụt bão cho khu vực thị xã Sơn Tây, huyện Phúc Thọ và thành phố Hà Nội cũng như phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân.

2.2.6. Trạm thuỷ văn, môi trường Hà Nội

a) Vị trí trạm

Trạm Thuỷ văn Môi trường Hà Nội đặt địa chỉ 219 đường Hồng Hà - Quận

Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội. Với vị trí địa lý: kinh độ 105051’21’’, vĩ độ:

21003’53’’ và có độ cao so với mực nước biển: 10,879 m.

Đoạn sông đặt trạm có địa hình tương đối phức tạp, ảnh hưởng rất lớn tới hướng chảy trong đoạn sông, hai bên bờ sông bị khống chế bởi hai đê lớn: đê bê tông phía Hà Nội và đê đá phía Gia Lâm. Lòng sông có nhiều bãi cát nổi, mặt cắt ngang sông có độ rộng 1640 m, giữa sông có một số bãi cát canh tác của các hộ dân. Tàu thuyền qua lại thường xuyên, tàu hút cát hoạt động hàng ngày. Tuyến quan trắc mực nước đặt tại trụ 17 cầu Long Biên, tuyến đo lưu lượng nước nằm ở hạ lưu cầu Long Biên, cách cầu 1300 m.

b) Lịch sử trạm

Trạm Thuỷ văn Hà Nội nay là Trạm Thuỷ văn Môi trường Hà Nội được thành lập từ năm 1902 nhằm mục đích quan trắc mực nước sông Hồng tại cầu Long Biên. Bắt đầu từ năm 2008 trạm tiếp nhận thêm công trình quan trắc không khí tự động. Hiện nay, trạm có nhiệm vụ: quan trắc các yếu tố thuỷ văn, quan trắc môi trường không khí và môi trường nước sông.

2.2.7. Trạm thuỷ văn, môi trường Ghềnh Gà

a) Vị trí trạm:

Trạm thuỷ văn Ghềnh Gà nằm bên bờ trái sông Lô, cách thị xã Tuyên Quang 6 km về phía thượng lưu. Thuộc địa phận xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Trạm có toạ độ: 105o11’20’’ kinh độ đông

21o51’40’’ vĩ độ bắc

Mặt cắt trạm đo khống chế diện tích lưu vực 29.600 km2.Với đặc điểm lưu vực

phần lớn là đồi núi, độ dốc lớn.

b)Lịch sử trạm:

Theo quyết định của bộ Thuỷ lợi, trạm Thuỷ văn Ghềnh Gà được xây dựng từ năm 1965. Bắt đầu quan trắc, thu thập số liệu từ năm 1966 với nhiệm vụ đo đạc, thu

thập các yếu tố: X(lượng mưa); Ton(nhiệt độ nước), Tokk (nhiệt độ không khí), H(mực

nước), Q(lưu lượng), ƍ(phù sa) và mẫu hoá nước môi trường. Tài liệu của trạm từ khi

được xây dựng đến nay quan trắc liên tục và không bị gián đoạn.

2.2.8. Trạm thuỷ văn, môi trường Vụ Quang

Trạm thuỷ văn Vụ Quang đặt bên bờ phải sông Lô, thuộc địa phận thôn Vân Khê, xã Vụ Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Trạm có toạ độ địa lý: 105015' kinh độ Đông

21034' vĩ độ Bắc

Diện tích lưu vực F = 3320 km2

Cách trạm 17 km về phía thượng lưu là hợp lưu của sông Chảy và sông Lô

b) Lịch sử trạm:

Trạm thuỷ văn Vụ Quang được thành lập năm 1971 (để thay thế trạm thuỷ văn Phù Ninh cũ thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ).Trạm cũ cách trạm mới 17 km về phía thượng lưu. Trạm thuỷ văn Vụ Quang là trạm cấp I có nhiệm vụ quan trắc các yếu tố: Lượng mưa, mực nước, nhiệt độ nước, lưu lượng nước, lưu lựợng chất lơ lửng và hoá nghiệm nước sông nhằm phục vụ công tác điều tra cơ bản và phòng chống lũ lụt cho địa phương và Trung ương

Thời gian đo đạc các yếu tố thuỷ văn: Mưa, mực nước, nhiệt độ, lưu lượng nước, lưu lượng chất lơ lửng từ năm 1972. Hoá nghiệm nước sông đo từ năm 1986

2.3. Tần suất quan trắc

Thực hiện quan trắc và lấy mẫu định kỳ theo tháng. Sau khi đo một số yếu tố tại trạm, mẫu được xử lý rồi gửi về phòng thí nghiệm cùng các biểu ghi kết quả theo định kỳ hàng tháng.

Mỗi tháng lấy mẫu lúc 7 giờ ngày 15 hàng tháng. Mùa lũ lấy mẫu thêm 1 lần vào thời gian mực nước cao nhất của trận lũ giữa mùa. Mùa kiệt thêm 1 lần vào thời gian mực nước thấp nhất theo số liệu thống kê nhiều năm. Nếu lần lấy mẫu thêm trùng với lần quan trắc và lấy mẫu chính thì không phải lấy mẫu.

a) Quan sát trạng thái sông và hiện tượng môi trường

Quan sát trạng thái chảy của sông (mạnh, trung bình, lặng) các vật trôi nổi và các hiện tượng khác thường (đột biến về độ đục, váng dầu, cá chết…). Đối với những hiện tượng môi trường đặc biệt, lấy mẫu bổ sung và gửi kết quả quan trắc tại trạm cùng mẫu về phòng thí nghiệm, đồng thời báo cáo nhanh về Đài và Trung tâm Mạng lưới Khí tượng thuỷ văn và Môi trường.

b) Quan trắc một số yếu tố thuỷ văn

- Đo mực nước, nhiệt độ nước.

- Thu thập số liệu lưu lượng (nếu thời điểm quan trắc, lấy mẫu không trùng với đo lưu lượng thì ước tính lưu lượng từ mực nước thực đo theo quan hệ Q = f(H) trung bình nhiều năm ở trạm.

2.4. Lấy mẫu và xử lý mẫu

Mẫu được lấy tại vị trí thủy trực số V (vị trí giữa dòng sông, tại độ sâu dưới mặt nước 0,5m). Để bảo quản mẫu trước khi vận chuyển về phòng thí nghiệm, các mẫu được xử lý như sau:

- Lấy 0.5 lít nước mẫu để xác định mùi vị.

- Lấy 1 lít nước mẫu để đo pH bằng phương pháp so mầu Alimovski..

- Phần nước còn lại được chia ra 3 phần:

+ Mẫu số 1: cố định oxy bằng MnCl2 + dung dịch KI + NaOH.

+ Mẫu số 2: 1 lít mẫu đã lọc bằng giấy lọc băng xanh có kích thước lỗ 0,45µm

thêm 2 ml H2SO4.

+ Mẫu số 3: 1 lít mẫu thêm 2 ml CHCl3.

Sau khi mẫu được xử lý, sẽ được gửi về phòng thí nghiệm của Trung tâm Mạng lưới Khí tượng thủy văn và môi trường. Các can mẫu đặt trong hộp xốp có dán nhãn ghi rõ tên Đài, tên trạm, thời gian lấy mẫu. Mẫu gửi cùng biểu báo cáo lấy mẫu nước

sông tại trạm về Đài, Trung tâm mạng lưới Khí tượng thủy văn và Môi trường, phòng thí nghiệm phân tích môi trường.

2.5. Quy trình đo đạc và phân tích mẫu

a) Các thông số đo nhanh được đo đạc và phân tích tại vị trí lấy mẫu và tại trạm:

- Các yếu tố thủy văn: nhiệt độ nước, mực nước được đo theo quy phạm 94-TCN

1-88, thu thập số liệu lưu lượng hoặc ước tính lưu lượng từ mực nước thực.

- Yếu tố mùi, vị được xác định bằng giác quan như theo hướng dẫn trong quy

định tạm thời về quan trắc không khí và nước.

- Đo pH trực tiếp tại trạm bằng phương pháp so màu với dung dịch chỉ thị màu

Alimovski.

- Đo độ dẫn điện của mẫu nước sông bằng máy đo Sper Scientific 850038 do

Trung Quốc sản xuất.

b) Những thông số được đo đạc và phân tích tại phòng thí nghiệm:

- Các thông số DO, tổng sắt, Cl-, CO32-, HCO3-, độ kiềm toàn phần, độ cứng toàn

phần, SO42-, Na+, K+, Ca2+, Mg2+ được xác định bằng các phương pháp tương ứng quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

- Các thông số COD, SiO2 được xác định bằng các phương pháp tương ứng quy

định trong Standard Methods for the Examination of Water and WasteWater (SMEWW).

Bảng 2.1. Phương pháp phân tích của từng thông số môi trường nước sông tại phòng thí nghiệm

STT Thông số Phương pháp phân tích

01 pH TCVN 6492:2011 02 DO TCVN 7324:2004 03 COD TCVN 6491: 1999 04 PO43- TCVN 6202:2008 05 F- TCVN 6494-1:2011 06 Cl- 07 NO2- 08 NO3- 09 NH4+ TCVN 6660:2000 10 Tổng Fe TCVN 6177:1996 11 As TCVN 6626:2000 12 Hg TCVN 7877:2008 13 Zn TCVN 6193:1996 14 Cd SMEWW 3113B:2012 15 Pb 16 Cu 17 Ni

Các thông số quan trắc đươc lựa chọn theo Thông tư: “Thông tư 29/2011/TT-

2.6. Phương pháp phân tích các yếu tố môi trường nước sông tại phòng thí nghiệm nghiệm

2.6.1. Phương pháp đo pH dựa theo TCVN 6492:2011

Nguyên tắc của phương pháp dựa trên việc đo hiệu điện thế của pin điện hóa. pH của mẫu cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của trạng thái cân bằng điện giải, do vậy nhiệt độ của mẫu luôn luôn được ghi cùng với phép đo giá trị pH.

2.6.2. Phương pháp đo DO theo TCVN 7324:2004 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp iod để xác định oxy hòa tan trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hệ thống sông hồng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)