Nguyên nhân của những khó khăn trong việc bảo đảm quyền và lợi ích

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự việt nam hiện hành (Trang 84 - 87)

khôi phục. Vì vậy, việc sử dụng biện pháp này chỉ đƣợc thực hiện khi không còn giải pháp nào khác.

3.1.2.5. Khó khăn trong việc Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định

Một trong những hình thức thƣờng xuyên áp dụng trong biện pháp cƣỡng chế thi hành án này là buộc giao ngƣời chƣa thành niên cho ngƣời khác nuôi dƣỡng. Luật THADS 2014 quy định:

Chấp hành viên ra quyết định buộc giao ngƣời chƣa thành niên cho ngƣời đƣợc giao nuôi dƣỡng theo bản án, quyết định. Trƣớc khi cƣỡng chế giao ngƣời chƣa thành niên cho ngƣời đƣợc giao nuôi dƣỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phƣơng, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phƣơng đó thuyết phục đƣơng sự tự nguyện thi hành án.

Mục đích của biện pháp này mang tính đạo đức và nhân văn rất cao, hƣớng tới lợi ích tốt nhất của ngƣời chƣa thành niên, tuy nhiên trong thực tế, việc giao ngƣời chƣa thành niên cho ngƣời khác nuôi dƣỡng gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn biện pháp này áp dụng trong án ly hôn, cha mẹ ngƣời chƣa thành niên đều muốn dành quyền nuôi con nên ngƣời phải thi hành án không tự nguyện, cố tình đem ngƣời chƣa thành niên trốn tránh và bản thân ngƣời phải thi hành án có biểu hiện chống đối thái quá Chấp hành viên gây khó khăn cho việc thi hành án.

3.2. Nguyên nhân của những khó khăn trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc thi hành án và lợi ích của ngƣời đƣợc thi hành án

3.2.1. Nguyên nhân khách quan

đối. Khi ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành nghĩa vụ thì chấp thành viên sẽ áp dụng những biện pháp cƣỡng chế buộc họ thực hiện đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án vì lợi ích của ngƣời đƣợc thi hành án. Lúc này quyền nhân thân, quyền tài sản và những lợi ích thiết thực của ngƣời phải thi hành án bị tác động trực tiếp. Do đó, trong giai đoạn này ngƣời phải thi hành án thƣờng trì hoãn, trốn tránh làm cho việc thi hành án khó khăn, phức tạp, nhất là những trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án chƣa thỏa mãn với kết quả giải quyết vụ việc của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

- Thứ hai, chƣa có sự phối hợp tốt giữa các ban ngành trong công tác thi hành án. Mặc dù Luật THADS đã dành riêng chƣơng VIII (Điều 166 đến Điều 180) quy định trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, trong công tác thi hành án, tạo hành lang pháp lý cho việc phối hợp trong triển khai thi hành án dân sự. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các cơ quan đôi lúc chƣa thống nhất, gắn kết. Nhiều trƣờng hợp quy định của pháp luật THADS không đƣợc thực hiện đầy đủ, song không có chế tài cụ thể, đủ mạnh để các cơ quan hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành.

- Thứ ba, chế đội đãi ngộ với Chấp hành viên, cán bộ, công chức làm công tác THADS chƣa hợp lý. Trƣớc tình hình kinh tế thị trƣờng trong nƣớc có nhiều chuyển biến phức tạp, sự xã hội hóa các lĩnh vực trong đời sống xã hội đã tác động không nhỏ đến bộ phận cán bộ làm công tác thi hành án. Trong những năm gần đây, tình trạng Chấp hành viên của cơ quan thi hành án các địa phƣơng xin nghỉ việc, chuyển công tác có xu hƣớng gia tăng. Đặc biệt, trong tình hình phát triển thừa phát lại nhƣ hiện nay, chấp hành viên chuyển sang làm việc cho các tổ chức thừa phát lại rất nhiều. Điều này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt đội ngũ chấp hành viên có năng lực và kinh nghiệm.

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

trình độ chuyên môn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bản án, quyết định chƣa đƣợc thi hành, bị tồn đọng. Do đó, công tác nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức cơ quan thi hành án cần đƣợc chú trọng hơn nữa.

-Thứ hai, nhiều trƣờng hợp Chấp hành viên chƣa thật sự tích cực, quyết liệt với công việc. Đối với những án khó, việc thi hành án yêu cầu sự quyết liệt của Chấp hành viên nhƣng điều này chƣa đƣợc thể hiện nhiều, vẫn còn tình trạng Chấp hành viên ngại khó, ngại va chạm dẫn đến bức xúc cho đƣơng sự.

- Thứ ba, vẫn còn trƣờng hợp chấp hành viên vòi vĩnh, sách nhiễu đƣơng sự, gây cản trở hoạt động thi hành án, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Những năm qua, hàng loạt tiêu cực trong THADS đã đƣợc phát hiện và xử lý, có những trƣờng hợp vi phạm bị xử lý hình sự, có những trƣờng hợp ngƣời vi phạm là cán bộ lãnh đạo cấp cục,… Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm số lƣợng án tồn đọng chƣa đƣợc thi hành nhiều.

3.2.3. Những bất cập đến từ quy định của pháp luật

Những phân tích về tình hình thực tiễn thi hành án thời gian qua ở phần trên đã cho thấy rất nhiều quy định của pháp luật hiện hành còn thiếu, chồng chéo, không có tính khả thi,... Vấn đề này đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm hạn chế kết quả THADS nói chung và kết quả bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc thi hành án nói riêng. Chẳng hạn nhƣ: việc kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi hành án đã bán, chuyển đổi, chuyển nhƣợng, tặng cho ngƣời thứ ba gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở pháp lý cho Chấp hành viên hủy bỏ giao dịch chuyển nhƣợng, tặng cho hợp pháp; Mâu thuẫn giữa pháp luật về THADS và pháp luật đất đai trong vấn đề thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp; Các quy định về cƣỡng chế buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ gần nhƣ không thực hiện đƣợc trên thực tế; …

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự việt nam hiện hành (Trang 84 - 87)