án từ phía cá nhân, cơ quan, và các tổ chức khác
Thực tế cho thấy, trong nhiều trƣờng hợp chấp hành viên và ngƣời đƣợc thi hành án không thể nắm hết đƣợc thông tin về tài sản đảm bảo thi hành án của ngƣời phải thi hành án. Trong trƣờng hợp này, vai trò của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp thông tin là rất quan trọng, giúp Chấp hành viên có thể thu thập thông tin về tài sản của ngƣời phải thi hành án, qua đó đƣa ra các quyết định kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho ngƣời đƣợc thi hành án. Tuy nhiên, Luật THADS 2008 chƣa có quy định về vấn đề cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của ngƣời phải thi hành án từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Mãi đến Luật THADS năm 2014 và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS 2014 thì vấn đề này mới đƣợc luật hóa với các quy định về trình tự, thủ tục và nội dung, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của ngƣời phải thi hành án. Cụ thể, Luật THADS năm 2014 có quy định: “2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan
thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú.” Còn Nghị định
số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ trƣờng hợp các tổ chức tín dụng không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc cung cấp thông tin về tài khoản của ngƣời phải thi hành án hoặc thực hiện không kịp thời dẫn đến việc đƣơng sự tẩu tán tài sản, trốn tránh thi hành án; hoặc việc quy định ngƣời phải THADS có trách nhiệm ký nhận vào danh sách chi trả lƣơng hƣu hoặc tiền trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhƣng ngƣời phải thi hành án không ký dẫn đến khó khăn trong thực hiện khấu trừ thu nhập thì trách nhiệm sẽ thuộc về phía các tổ chức tín dụng hoặc ngƣời phải thi hành án. Ngoài ra,
tại Thông tƣ liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14/01/2014, các cơ quan hữu quan đã có hƣớng dẫn về: các nguyên tắc trao đổi, cung cấp, quản lý và sử dụng thông tin; thời hạn cung cấp thông tin; quy định về các biện pháp chế tài đối với hành vi che dấu thông tin về tài khoản của ngƣời phải THADS hoặc tiết lộ thông tin để ngƣời phải THADS chuyển, rút tiền khỏi tài khoản làm ảnh hƣởng đến quá trình thi hành án; quy định trách nhiệm bảo mật thông tin đƣợc cung cấp đối với bên yêu cầu cung cấp thông tin. Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý để thi hành hiệu quả hơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, qua đó giúp cho quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc thi hành án đƣợc bảo đảm một cách tốt và đầy đủ nhất.
Bên cạnh các quy định của Luật THADS, của Nghị định hƣớng dẫn, … Thủ tƣớng Chính phủ đã có chỉ thị số 21/2008/CT-TTg ngày 01/7/2008 chỉ đạo Ngân hàng Nhà nƣớc, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo các ngân hàng, bảo hiểm xã hội và các tổ chức tín dụng khác tăng cƣờng công tác phối hợp thi hành án; thực hiện quyết định của cơ quan thi hành án về cƣỡng chế trừ vào thu nhập, khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của ngƣời phải thi hành án theo quy định của pháp luật THADS. Theo đó, trách nhiệm của các cơ quan đƣợc xác định nhƣ sau:
Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội trong thi hành án dân sự:
- Cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về các khoản thu nhập của ngƣời phải thi hành án đang đƣợc chi trả qua Bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự.
- Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ thu nhập của ngƣời phải thi hành án để thi hành án.
án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Trách nhiệm của Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong thi hành án dân sự:
- Cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về tài khoản của ngƣời phải thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự.
- Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, phong toả tài sản; khấu trừ tiền trong tài khoản; giải toả việc phong toả tài khoản, phong toả tài sản của ngƣời phải thi hành án.
Thực hiện đầy đủ yêu cầu khác của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Kết luận Chƣơng 2
Quyền lợi hợp pháp của công dân đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ - đây là một nguyên tắc hiến định. Đối với ngƣời đƣợc thi hành án dân sự thì nguyên tắc này càng trở nên cần thiết bởi họ là đối tƣợng có quyền lợi bị xâm phạm trong các quan hệ dân sự trƣớc đó. Việc đảm bảo thi hành án dân sự suy cho đến cùng cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các bên đƣơng sự, đảm bảo công bằng xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật. Xuất phát từ bản chất đó, pháp luật về THADS của nƣớc ta trong thời gian qua đã không ngừng đƣợc hoàn thiện, bổ sung với hàng loạt các quy định mới tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo đảm quyền và lợi ích cho ngƣời đƣợc thi hành án. Đó chính là việc xây dựng các nguyên tắc trong bảo đảm quyền lợi ích của ngƣời đƣợc thi hành án; Là các quy định bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc thi hành án thông qua chế định về các biên pháp bảo đảm thi hành án, chế định về các biện pháp cƣỡng chế thi hành án; Là các quy định về quyền – nghĩa vụ và trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan nhƣ: ngƣời đƣợc thi hành án, ngƣời phải thi hành án, thủ trƣởng cơ quan THADS, chấp hành viên, tòa án, các tổ chức tín dụng, …..
Xem xét, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đƣợc thi hành án chúng ta thấy đƣợc đặc điểm, vai trò của từng biện pháp; những điểm đƣợc và những điểm còn bất cập của từng chế định; … từ đó có cái nhìn toàn diện về các chế định pháp luật hiện hành, đề xuất những điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa các chế định này. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm tổ chức thi hành án đúng thủ tục, trình tự, qua đó góp phần giúp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc thi hành án dân sự tốt hơn.
Chƣơng 3
THỰC TIỄN BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƢỜI ĐƢỢC THI HÀNH ÁN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƢỜI ĐƢỢC THI HÀNH ÁN