Thực tiễn bảo đảm quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc thi hành án

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự việt nam hiện hành (Trang 70 - 84)

3.1.1. Thực tiễn bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án thông qua việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án

3.1.1.1. Thực tiễn bảo đảm bằng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ

Nền kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta đang dần chuyển sang nền kinh tế toàn cầu, hiện đại. Các giao dịch thƣơng mại đã và đang diễn ra nhanh chóng và vƣợt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu cơ bản khi thi hành ánm gia các giao dịch thƣơng mại là ngƣời thi hành ánm gia phải có phƣơng tiện thi hành ánnh toán thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả. Do vậy, sử dụng tài khoản mở tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng là sự lựa chọn của hầu hết các cá nhân, tổ chức khi thi hành ánm gia các giao dịch. Nắm bắt đƣợc xu hƣớng này, pháp luật về THADS ngay từ những ngày đầu đã quy định biện pháp phong tỏa tài khoản nhƣ là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động thi hành án. Thực tiễn thi hành án cho thấy, trong nhiều trƣờng hợp mặc dù có điều kiện để lựa chọn những biện pháp bảo đảm THADS khác nhƣng lựa chọn ƣu tiên hàng đầu của Chấp hành viên vẫn là áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Với trình tự, thủ tục áp dụng đơn giản, nhanh chóng, không phải huy động lực lƣợng và các thủ tục xử lý về sau cũng thuận lợi đã tạo nên ƣu điểm của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ so với các biện pháp bảo đảm thi hành án khác.

Tuy nhiên, dù liên tục đƣợc sửa đổi hoàn thiện qua các thời kỳ thì việc áp dụng biện pháp này trong thực tiễn vẫn đang phát sinh một số hạn chế, bất cập sau:

- Thứ nhất, Luật THADS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành mới chỉ quy định một cách chung chung về căn cứ để áp dụng biện pháp này là để "ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản" mà chƣa có quy định cụ thể về các hành vi đƣợc cho là hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản, thông qua đó có căn cứ phân biệt với các hành vi thực hiện giao dịch thông thƣờng thông qua tài khoản trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng....của ngƣời phải thi hành án. Từ đó nảy sinh các quan điểm xử lý khác nhau giữa Chấp hành viên, đƣơng sự và tổ chức tín dụng về các hành vi này.

- Thứ hai, hiện nay pháp luật chƣa có cơ chế cụ thể để hỗ trợ cho ngƣời đƣợc thi hành án thực hiện việc xác minh thông tin về tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của ngƣời phải thi hành án. Luật THADS đã trao quyền cho đƣơng sự (thƣờng là ngƣời đƣợc thi hành án) đƣợc chủ động cung cấp thông tin và yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của ngƣời phải thi hành án. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy để thu thập đƣợc các thông tin về tài khoản của ngƣời phải thi hành án tại các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng thì ngƣời đƣợc thi hành án thƣờng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và hầu hết không đạt đƣợc kết quả do vƣớng phải những quy định về cơ chế bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động tín dụng. Việc thiếu các quy định của pháp luật tạo cơ sở pháp lý để đƣơng sự tự mình xác minh, thu thập thông tin về tài khoản của ngƣời phải thi hành án khiến cho quyền cung cấp thông tin và quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa của ngƣời đƣợc thi hành án trong nhiều tình huống chỉ mang tính hình thức.

- Thứ ba, chƣa có chế tài áp dụng hoặc chế tài chƣa đủ sức răn đe đối với tổ chức đang nắm giữ thông tin về tài khoản, tài sản gửi giữ của ngƣời phải thi hành án khi từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu hợp pháp. Mặc

dù việc xác minh thông tin về tài khoản, tài sản gửi giữ của ngƣời phải thi hành án đa phần do Chấp hành viên thực hiện nhân danh quyền lực Nhà nƣớc; Luật THADS cũng nhƣ Luật các tổ chức tín dụng đã quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nƣớc theo yêu cầu của Chấp hành viên. Cụ thể, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã quy định một cách rõ ràng, cụ thể về việc thực hiện 65 yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản của khách hàng. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã cho thấy sự thiếu hợp tác từ phía Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin. Trong nền kinh tế thị trƣờng, với khẩu hiệu "khách hàng là thƣợng đế", với mong muốn bảo đảm tối đa quyền lợi của khách hàng các tổ chức tín dụng đã cố tình quên, không thực hiện các quy định về cung cấp thông tin hoặc kéo dài thời gian cung cấp thông tin bằng cách đề nghị làm rõ khái niệm "Cơ quan

nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật", gây khó khăn cho

Chấp hành viên trong việc xác minh, thu thập thông tin và áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của ngƣời phải thi hành án.

- Thứ tƣ, một vấn đề nữa đƣợc đặt ra trong quá trình áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ chính là một số Chấp hành viên thoái hóa, biến chất đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi có sự thông đồng với ngƣời phải thi hành án trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. Vì mục đích vụ lợi, khi có thông tin về tài khoản của ngƣời phải thi hành án do ngƣời đƣợc thi hành án cung cấp hoặc qua việc xác minh, họ đã thông báo cho ngƣời phải thi hành án các thông tin cần thiết nhằm tạo điều kiện để ngƣời phải thi hành án kịp thời thực hiện việc tẩu tán tiền trong tài khoản trƣớc khi bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Từ các phân tích nêu trên cho thấy, biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ trong THADS là một quy định rất tiến bộ, có nhiều ƣu điểm, nhanh gọn, ít tốn kém và đƣa lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hệ thống các quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về biện

pháp này vẫn còn một số hạn chế dẫn đến việc áp dụng còn lúng túng, kém hiệu quả cần đƣợc sửa đổi, bổ sung để khắc phục trong thời gian tới.

3.1.1.2. Thực tiễn bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án thông qua biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Trên thực tế, biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đƣơng sự ít đƣợc Chấp hành viên áp dụng hơn so với các biện pháp bảo đảm THADS khác do tính hiệu quả chƣa cao. Do nhận thức đƣợc việc có thể bị Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ giấy tờ, tài sản để bảo đảm việc thi hành án nên đƣơng sự thƣờng không trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản của mình một cách công khai mà sử dụng triệt để thủ đoạn nhờ ngƣời khác đứng tên đăng ký tài sản của mình. Thêm vào đó, pháp luật về THADS hiện nay vẫn chƣa có cơ chế để thực hiện biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ một cách triệt để, việc thực hiện biện pháp này chủ yếu phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của đƣơng sự trong quá trình thi hành án. Ví dụ: Chấp hành viên vận động ngƣời phải thi hành án hoặc gia đình, thân nhân của họ tự nguyện nộp sản phẩm là lúa, gạo, nông sản khi đến vụ thu hoạch hoặc nộp số tiền thu đƣợc từ việc bán các sản phẩm đó, tiền lƣơng, tiền công lao động mà họ đƣợc trả… Qua khảo sát cho thấy việc thực hiện biện pháp này còn có một số vƣớng mắc, bất cập nhƣ sau:

- Thứ nhất, hiện nay pháp luật chƣa quy định cụ thể về việc đăng ký tài sản, công khai tài sản nên chƣa có cơ chế cung cấp thông tin công khai về tài sản, thu nhập của tổ chức, cá nhân. Do đó, trên thực tế tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ngƣời phải thi hành án nhƣng Chấp hành viên không thể xử lý tạm giữ do nhiều nguyên nhân: Tài sản, giấy tờ về danh nghĩa thuộc sở hữu của ngƣời khác; hoặc tài sản đã đƣợc mua bán, chuyển nhƣợng, cầm cố, thế chấp cho ngƣời khác trƣớc đó; … Đã có không ít trƣờng hợp, sau khi ra quyết định tạm giữ đối với các tài sản này thì Chấp hành viên đã buộc phải chấm dứt việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ để trả lại các tài sản đã bị

tạm giữ do các tài sản, giấy tờ đó trên giấy tờ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ngƣời khác. Điều này đã làm giảm đáng kể hiệu quả của việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của ngƣời phải thi hành án.

- Thứ hai, chƣa có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa Chấp hành viên với cơ quan Công an và các cơ quan khác có liên quan trong việc thực hiện biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản của đƣơng sự. Thông thƣờng, khi ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên mới phải áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đuơng sự. Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ thƣờng vấp phải sự chống đối của ngƣời phải thi hành án.Trong khi đó, Chấp hành viên không đƣợc trang bị các kỹ năng, điều kiện cần thiết để trấn áp khi có sự chống đối, thậm chí là manh động của ngƣời phải thi hành án. Vì vậy, việc Chấp hành viên (đặc biệt đối với Chấp hành viên là phụ nữ) thực hiện áp dụng biện pháp này một mình gặp rất nhiều khó khăn, không hiệu quả. Mặt khác, về thủ tục thu giữ, khi có căn cứ cho thấy ngƣời phải thi hành án đang giấu giấy tờ, tài sản hoặc đang đeo trang sức trên ngƣời, Chấp hành viên có đƣợc khám ngƣời, phƣơng tiện để tạm giữ hay không còn chƣa đƣợc quy định cụ thể. Trong khi đó, có quan niệm cho rằng nếu thực hiện sẽ vi phạm nhân quyền.

Tóm lại, biện pháp bảo đảm THADS tạm giữ tài sản, giấy tờ của đƣơng sự là một quy định tiến bộ, đột phá, nhằm thực thi một cách triệt để, đúng pháp luật, có hiệu quả các bản án, quyết định; bảo đảm pháp chế XHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng biện pháp này vẫn chƣa đƣợc quy định cụ thể dẫn đến thực tiễn thực hiện không tránh khỏi vƣớng mắc cần phải hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

3.1.1.3. Thực tiễn bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thông qua biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở

hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

Thông thƣờng tài sản phải thực hiện đăng ký quyền sở hữu là những tài sản có giá trị lớn và dễ xác minh thông tin, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thi hành án. Số liệu thống kê về THADS cho thấy, thực tế có đến 85% trong tổng số các vụ việc đƣợc tổ chức thi hành có đối tƣợng tài sản thi hành án hoặc bị xử lý để thi hành án là bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo quy định của pháp luật. Do đó, biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đƣợc Chấp hành viên áp dụng nhiều trong thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự và trên thực tế đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, qua gần 03 năm thực hiện, việc áp dụng biện pháp này cũng bắt đầu bộc lộ một số vƣớng mắc, bất cập cần giải quyết triệt để, cụ thể:

- Thứ nhất, việc đăng ký các giao dịch, kê khai thu nhập, tài sản chƣa thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để dẫn tới việc quản lý, nắm bắt các thông tin về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các tài sản, thu nhập khác của ngƣời phải thi hành án không thực hiện đƣợc, không có cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc tra cứu, sử dụng khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự về tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Mặt khác, pháp luật chƣa quy định chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của ngƣời phải thi hành án khi áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản nên nhiều trƣờng hợp họ đã không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên.

- Thứ hai, quy định thời hạn áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản nhƣ hiện nay trong một số trƣờng hợp là quá ngắn để thực hiện. Tài liệu sơ kết sau 02 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự của Bộ Tƣ pháp cũng đã chỉ rõ về việc không thể tuân thủ

đúng thời hạn khi áp dụng biện pháp này. Nguyên nhân của nó là tài sản đang bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của ngƣời phải thi hành án với ngƣời khác, cho nên trƣớc khi chuyển sang áp dụng biện pháp cƣỡng chế kê biên Chấp hành viên phải tuân thủ quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, Chấp hành viên phải thông báo cho các chủ sở hữu chung khác trong thời gian 30 ngày để các đồng sở hữu tự phân chia hoặc khởi kiện ra Tòa án để xác định phần sở hữu, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, thời hạn để áp dụng biện pháp này đƣợc pháp luật quy định ngắn nên không thể thực hiện đƣợc.

Nhƣ vậy, bƣớc đầu việc áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản đã có những kết quả nhất định. Qua đó cho thấy quy định của pháp luật về biện pháp này đã đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm và thừa nhận là đúng đắn và cần thiết, góp phần tích cực trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cho thấy quy định về biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế về việc đăng ký, cung cấp thông tin về tình hình tài sản, thu nhập của ngƣời phải thi hành án và thời hạn áp dụng biện pháp này, cần khắc phục trong thời gian tới.

3.1.2. Thực tiễn bảo đảm quyền lợi ích của người được thi hành án thông qua áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Việc thi hành dứt điểm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc chƣa có hiệu lực pháp luật mà đƣợc thi hành ngay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, giúp củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật và chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, đa số các trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án thƣờng không tự nguyện

thi hành nghĩa vụ của mình. Để bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định, trong những năm qua, cơ quan THADS đã thƣờng xuyên phải áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành án đối với ngƣời phải thi hành án. Bên cạnh những ƣu điểm, kết quả đáng khích lệ mà biện pháp cƣỡng chế THADS mang lại vẫn còn không ít khó khăn gặp phải cần đƣợc tháo gỡ:

3.1.2.1. Khó khăn đến từ các tổ chức tín dụng

Mặc dù pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự việt nam hiện hành (Trang 70 - 84)