Mô hình TQM

Một phần của tài liệu XỨ lý tín hiệu trong VRC (Trang 36 - 40)

7 Kết quả kinh doanh

2.4.6. Mô hình TQM

Quản lý chất lượng tổng thể khởi đầu ở Nhật Bản trong những năm sau thế chiến 2. Có một nghịch lý là phong trào này được khởi nguồn từ 2 người Mĩ là Deming và Juran. Công việc đầu tiên của họ chủ yếu là các phương pháp thống kê để đo lường chất lượng trong công nghiệp chế tạo ô tô. Trong những năm 1950- 1960, cách tiếp cận thuần tuý mang tính thống kê do Deming và Juran đề xướng được các nhà công nghiệp và các nhà quản lý Nhật Bản mở rộng và phát triển, trong đó có Ishikawa và Taguchi. Thành công của nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản trong những năm 60-70 có ảnh hưởng sâu rộng tới phong trào chất lượng ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều gia đình ở Anh được hưởng những thành công trong công nghiệp điện tử của Nhật. Hầu hết các trường học của Anh sử dụng máy photocopy, camera của Nhật, nhiều thanh niên Anh mua xe môtô của Nhật. Và người ta bắt đầu nghĩ tới việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng như vậy trong các trường học của Anh. Một vấn đề đặt ra là hệ thống chất lượng được vận hành tốt trong trường học của Anh không. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thành công của Nhật Bản chủ yếu dựa trên nền văn hoá dân tộc hơn là nhờ một lí thuyết về quản lý.

Tuy nhiên, đến cuối những năm 1970 tác phẩm của Deming được xuất bản tại Mĩ, và sau đó các nhà nghiên cứu khác như Crosbyk, Peter và Waterman trong cuốn “Tìm kiếm sự xuất sắc” (Search for Excellence 1982) sau khi phân tích nhiều giả thuyết khác nhau đã đi tới một kết luận cơ bản về thành công của người Nhật là thoả mãn nhu cầu của khách hàng (Customer Satisfaction is Everything).

Kết luận này có tác động rất lớn tới nước Anh vào đầu những năm 1980 và thúc đẩy sự ra đời của nhiều sáng kiến có giá trị, như chất lượng quốc gia, thành lập hội chất lượng Anh (1981), Sách trắng của Chính Phủ Anh “Chuẩn, chất lượng và sự cạnh tranh quốc tế” (1982). Khó có thể đánh giá hết tác động của phong trào chất lượng tới công nghiệp, thương mại, dịch vụ của Anh. Và đến năm 1991, giáo dục Anh và cả giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên cũng quan tâm tới hệ thống quản lý chất lượng này.

3 6

TQM là 1 triết lí, 1 hệ thống nhằm cải tiến liên tục việc cung ứng dịch vụ hay sản phẩm cho khách hàng. Ngày nay, công nghệ vận chuyển và truyền thông thay thế các hệ thống kinh tế của quốc gia bằng nền kinh tế toàn cầu của các dân tộc, do vậy, không thực thi TQM có thể làm giáo dục mất tính cạnh tranh nhanh hơn. Điều này có thể tránh được nếu mọi công dân được đào tạo để trở thành những người thực thi TQM. Những lợi ích tiềm tàng của TQM trong trường học là hết sức rõ ràng:

1. TQM có thể giúp trường học cung cấp tốt hơn dịch vụ cho khách hàng đầu tiên của mình là sinh viên và những người sử dụng lao động.

2. Cải tiến liên tục - điểm nhấn trong TQM là con đường cơ bản để thực hiện yêu cầu về trách nhiệm xã hội - một yêu cầu chung của cả nền giáo dục.

3. Vận hành hệ thống TQM với phương châm cải tiến liên tục sẽ cung cấp nhiều cơ hội và thách thức cho sinh viên hơn là trong môi trường học tập không cần cố gắng nhiều và như vậy môi trường học tập cũng được cải thiện.

Những yếu tố cơ bản của TQM trong giáo dục:

1. Sự nhận thức và cam kết của mọi thành viên. 2. Một sứ mạng rõ ràng

3. Hệ thống lập kế hoạch

4. Làm việc theo đội thay thế tổ chức tầng bậc

5. Tạo điều kiện và chia sẻ quyền lực thay thế cho sự sở hữu 6. Tập trung vào cách học tập Mastery thông minh

thay thế

1. Plan → 2. Teach → 3. Test bằng

1. Plan → 2. Teach → 3. Check → 4. Revised Teaching → 5. Test (do)

7. Quản lý bằng đo lường – (Tools) 8. Phát triển kĩ năng TQM cho sinh viên

3 7

9. Môi trường học tập nhân văn và thông minh 10. Chuyển giao kế hoạch.

3 8

TQM trong nhà trường

Trong những năm gần đây, TQM được dùng nhiều để mô tả những sáng kiến trong quản lý nhà trường. TQM đề cập tới việc quản lý có hệ thống mối quan hệ giữa người cung ứng và khách hàng của 1 tổ chức sao cho đảm bảo được sự tăng trưởng của chất lượng công việc một cách nhanh và bền vững.

Từ khoá trong TQM là quản lý (M). Chất lượng công việc không xảy ra một cách ngẫu nhiên mà được thiết kế cho tất cả các lĩnh vực trong 1 nhà trường.

Điều cơ bản trong TQM là sự lãnh đạo, một sự lãnh đạo sao cho mỗi thành viên trong tổ chức sẽ làm việc theo cách đảm bảo chất lượng cao của công việc một cách kiên định, và sự cải tiến đều đặn và liên tục ấy là kết quả của 1 sự lãnh đạo đặc biệt trong TQM. Sự lãnh đạo trong TQM là sự lãnh đạo có tầm nhìn rộng và sâu sắc, nó chấp nhận sự phân quyền, đánh giá cao sự thực hiện và các chiến lược. Trong bối cảnh TQM cần có sự lãnh đạo tạo mọi thuận lợi cho người khác làm việc (phân quyền) để họ có thể đạt được những mục tiêu thách thức (sự thực hiện) và từ đó đáp ứng hoặc vượt quá sự mong đợi của khách hàng (chiến lược). Sự lãnh đạo trong TQM là sự lãnh đạo có tầm nhìn xa và sâu sắc.

Thiết lập TQM – 5 nhiệm vụ

Để thực hiện TQM một cách hiệu quả, cải tiến chất lượng nhanh và bền vững, một tổ chức cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

1. Sự liên kết (theo nhóm) trong 1 tổ chức (mỗi người đều phấn đấu cho những mục tiêu chiến lực chung) và sự cam kết cho 1 tầm nhìn được chia sẻ.

2. Nhận thức sâu sắc về cơ sở của chất lượng là hướng tới khách hàng và quản lý định hướng theo quá trình.

3. Một tổ chức được thiết kế là xoay quanh các đội với sự đầu tư cho sự phát triển của các đội và sự thay đổi trong hệ thống quản lý tác động tới phong cách làm việc theo đội như cơ sở của mọi hoạt động của tổ chức.

4. Xác lập những mục tiêu mang tính thách thức đòi hỏi nhà trường đảm bảo kết quả đầu ra được tăng cường đáng kể.

5. Sự quản lý có hệ thống hàng ngày của tổ chức bằng các công cụ hiệu quả để đo lường và thu thập thông tin phản hồi.

3 9

Nơi nào những yếu tố trên đủ mạnh, tập trung vào công việc của tổ chức và được tất cả các thành viên nhận thức sâu sắc thì TQM vận hành có hiệu quả. Và mỗi yếu tố này sẽ là nhiệm vụ của nhà quản lý trong 1 tổ chức áp dụng TQM mà muốn nó hoạt động hiệu quả.

3C của TQM

Một phần của tài liệu XỨ lý tín hiệu trong VRC (Trang 36 - 40)