Ban ISO + đánh giá viên
nội bộ
Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng Mô tả trách nhiệm, quyền
hạn Soạn thảo số tầng chất lượng,
thủ tục qui trình, hướng dẫn công việc, mẫu hồ sơ
Hệ thống tài liệu QMS
Vận hành QMS Hồ sơ chất lượng
Huấn luyện đánh giá
nội bộ Hồ sơ chất
lượng, báo cáo tự đánh giá, tài liệu đã
hiệu chỉnh Bảo trì QMS
Đánh giá bên 3
Đánh giá nội bộ 6
ISO 9000 là 1 phương tiện hữu hiệu đảm bảo rằng những quá trình tổ chức then chốt đang được quản lý theo một phong cách kiên định và tuân thủ những qui chuẩn cho trước. Những tiêu chuẩn này được 1 tổ chức độc lập đánh giá và chứng nhận. Việc đánh giá và chứng nhận lại được tiến hành theo chu kì.
Các nhà trường muốn thực hiện ISO9000 cần quan tâm đến các yếu tố sau: 1 - Sử dụng nhiều các thuật ngữ trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ công.
2 - Sự chứng nhận là sự công khai cam kết của 1 tổ chức đối với chất lượng. 3 – Tổ chức chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quá trình quản lý.
4 – Không qui định tổ chức phải làm gì, mà chỉ đảm bảo sự kiên định trong cung ứng.
5 - Tạo cơ sở để phát triển hệ thống quản lý chất lượng bằng cách xác lập những chuẩn tối thiểu.
6 – Tổ chức chịu trách nhiệm xác lập chuẩn và đánh giá việc hoàn thành. ISO9000 xác định 4 yếu tố quan trọng của 1 hệ thống chất lượng:
- Trách nhiệm quản lý
- Nhân lực và các nguồn lực khác - Các hệ thống chất lượng
- Giao diện với khách hàng.
Mỗi yếu tố có thể chia thành những bộ phận cấu thành
Trách nhiệm quản lý:
1. Một chính sách chất lượng có xác định những đặc trưng cơ bản của dịch vụ cần cung ứng.
2. Các mục tiêu chất lượng chuyển hoá chính sách chất lượng thành những mục tiêu cụ thể.
4. Quy trình đánh giá công tác quản lý đảm bảo hệ thống chất lượng được vận hành đúng.
Nhân lực và các nguồn lực khác:
1. Động lực cá nhân được thừa nhận thông qua hệ thống lựa chọn, công nhận, khen thưởng và thông qua việc tham gia vào tất cả các lĩnh vực công tác.
2. Đào tạo và bồi dưỡng nhằm hoàn thiện năng lực của từng cá nhân trong quá trình vận hành các hệ thống chất lượng.
3. Thông tin truyền thông phải là 1 bộ phận chủ yếu trong tất cả các lĩnh vực của tổ chức.
4. Các nguồn lực phải được cung cấp phù hợp với yêu cầu của các hoạt động tác nghiệp cụ thể.
Các hệ thống chất lượng:
1. Các hệ thống chất lượng phải được thiết lập để kiểm soát toàn bộ các quá trình, tập trung chủ yếu vào sự phòng ngừa.
2. Thông tin phản hồi về chất lượng từ khách hàng phải được xác định thông qua chu trình chất lượng dịch vụ.
3. Các tài liệu phải được lưu trữ bao gồm sách hướng dẫn, các qui trình, ghi chép nhật kí.
4. Kiểm toán chất lượng bên trong phải được thực thi nhằm thẩm định việc thực hiện và hiệu quả của các hệ thống chất lượng.
Giao diện với khách hàng:
1. Quản lý phải thiết lập cơ chế để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2. Các quá trình phải được thiết lập đảm bảo thông tin 2 chiều hiệu quả với khách hàng.
Đây là những đặc trưng cơ bản của ISO9000 trong việc cung ứng dịch vụ. Để áp dụng vào các cơ sở giáo dục cần có những điều chỉnh phù hợp. ISO9000 chưa
2 9
phải là TQM, đặc biệt ISO9000 chưa đi vào chi tiết một số thành tố quan trọng của chất lượng tổng thể:
- Cải tiến liên tục - Sự lãnh đạo - Làm việc theo đội - Loại bỏ sự lo ngại - Đo lường sự thay đổi - Thảo rõ những rào cản - Kiên định mục tiêu - Tầm nhìn
Điều đó không có nghĩa là ISO không hoàn thiện, mà vẫn có thể thiết lập nó trong bối cảnh chất lượng tổng thể để nó có thể phát huy hết tiềm năng của mình. ISO tạo cơ sở để quản lý hệ thống, còn TQM tạo lập bối cảnh. Tiêu chuẩn đề cập tới các cốt lõi, còn TQM lại nói tới cái vô hình.
2.4.5. Giải thưởng chất lượng một số nướcGiải thưởng Malcolm Baldrige Giải thưởng Malcolm Baldrige
Đây là giải thưởng quốc gia về chất lượng của Mỹ được trao hàng năm cho tối đa hai công ty. Giải thưởng này được Bộ Thương Mại Mỹ thành lập năm 1987, bao gồm các tiêu chí và thang điểm như Bảng 1.3
Bảng 1.3. Tiêu chí và thang điểm Giải thưởng Malcolm Baldrige
STT Tiêu chí Thang điểm
1. Vai trò lãnh đạo 100
2. Hoạch định chiến lược 60
3. Thoả mãn nhu cầu khách hàng 300
4. Thông tin và phân tích 70
3 0
6. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ 140
7. Kết quả kinh doanh 180
Tổng cộng 1000
Các doanh nghiệp được xét tặng giải thưởng phải có số điểm tối thiểu là 600 điểm. Doanh nghiệp được trao giải thưởng là doanh nghiệp có số điểm cao nhất trong loại hình doanh nghiệp tương ứng.
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
Từ năm 2000, Giải thưởng Chất lượng Việt Nam được cải tiến dựa trên cơ sở tham khảo Giải thưởng Chất lượng Malcolm Baldrige của Mỹ năm 1999 và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (International Asia Pacific Quality Award – IAPQA) năm 2000.
Giải thưởng Chất lượng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1352/QĐ-TĐC ngày 05-08-1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nhằm khuyến khích các tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Giải thưởng Chất lượng Việt Nam được xét tặng hàng năm cho các tổ chức có thành tích xuất sắc về chất lượng, có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Giải thưởng chất lượng Việt Nam có hai loại: - Giải vàng Chất lượng Việt Nam.
- Giải thưởng Chất lượng Việt Nam.
Tham gia Giải thưởng Chất lượng Việt Nam là một quá trình học hỏi và cải tiến toàn bộ QMS, giúp các tổ chức điều chỉnh các hệ thống chất lượng và đẩy mạnh “Văn hoá Chất lượng” trong toàn bộ tổ chức.
Các tiêu chí được đánh giá với từng loại hình tổ chức tham dự giải và theo phương pháp chuyên gia đánh giá, cho điểm. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 1000 điểm. Tổ chức được xét tặng Giải thưởng Chất lượng Việt Nam phải có số
3 1
điểm từ 600 điểm trở lên. Tổ chức được xét tặng Giải vàng Chất lượng Việt Nam phải có số điểm từ 800 điểm trở lên.
Giải thưởng Chất lượng Việt Nam gồm 7 tiêu chí và thang điểm cho 7 tiêu chí được đánh giá như trong bảng sau.
Bảng 1.4: Tiêu chí và thang điểm Giải thưởng Chất lượng Việt Nam
STT Tiêu chí Thang điểm