VIII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO KIỂM TOÁN VIỆT NAM 1 Gian lận trong các BCTC và Báo cáo Kiểm toán
4. Việc phân tích và theo dõi tài chính do các tổ chức chuyên môn thực hiện
thực hiện
Một cơ chế điều tiết dựa chủ yếu vào quá trình minh bạch hóa thông tin thay vì kê khai thành tích đơn thuần dẫn đến sự ra đời của các định chế tài chính chuyên môn theo dõi hoạt động của các công ty cổ phần, và sự phân tích của họ về thành tích hoạt động, vị thế tài chính, triển vọng của các công ty này có tác dụng kiềm chế ban giám đốc và cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư. Sự theo dõi tài chính mà các định chế này thực hiện có tác dụng áp đặt kỷ luật thị trường lên các công ty bằng cách trừng phạt các công ty nào không minh bạch và yếu kém trong quản trị
KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ nhỏ của một bài luận ngắn nhóm thuyết trình hy vọng sẽ cung cấp những sự kiện nổi bật về các vụ kiện có liên quan đến các công ty kiểm toán dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn lớn trên thế giới, để từ đó nêu ra những bài học thực tế sương máu cho đạo đức của các kiểm toán viên ngành kiểm toán trên toàn thế giới nói chung và ngành kiểm toán Việt Nam nói riêng. Đó là các bài học:
Về gian lận trong các báo cáo kiểm toán để che giấu những sai lệch nghiêm trọng trong các Báo cáo tài chính nhằm thu được được các khoản tiền bất chính.
Về sư giao kết giữa hai công ty được Kiểm toán và công ty Kiểm toán. Vấn đề về minh bạch hoá thông tin.
Làm rõ hơn các tiêu chuẩn và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng Quản trị độc lập.
Góp phần giúp các nhà đầu tư, các ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp,… có những quyết định đúng đắn khi tham gia hợp tác với các công ty được kiểm toán. Đồng thời làm trong sạch các BCTC, Báo cáo Kiểm toán và nâng cao đạo đức và uy tín của các công ty kiểm toán Việt Nam nói chung và mỗi kiểm toán viên nói riêng.
Qua bài luận, nhóm cũng cung cấp những thông tin về sự thay đổi của bộ luật, chuẩn mực, chế độ qua nhiều thời kì.