CÁC TÁC NHÂN KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG CẢM NHẬN VỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng chế biến bột quả thần kỳ (synsepalum ducificum) bằng phương pháp lên men loại đường (Trang 29 - 31)

2.6.1. Acid citric

Acid citric là một acid hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng đƣợc sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nƣớc ngọt. Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình acid citric và vị thế xuất hiện trong trao đổi chất của gần nhƣ mọi sinh vật. Nó cũng đƣợc coi là tác nhân làm sạch tốt về mặt môi trƣờng và đóng vai trò của chất chống oxi hóa.

Hình 2.5. Acid citric và công thức cấu tạo

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ax%C3%ADt_citric)

2.6.2. Caffeine

Công thức phân tử: C8H10N4O2, caffeine thƣờng đƣợc tìm thấy trong các sản phẩm trà, cà phê, ca cao, nƣớc giải khát không cồn… Có vị đắng và gây nghiện nhẹ.

Ảnh hƣởng của caffeine tới sức khỏe ngƣời uống là một vấn đề gây tranh cãi khoa học. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine có ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe, nhƣ là làm tăng huyết áp, tăng mức lo lắng và làm tổn hại tới các mạch máu. Caffeine cũng có thể làm giảm lƣợng canxi trong xƣơng và dẫn đến các bệnh sinh sản ở phụ nữ.

Các nghiên cứu khác lại cho thấy rằng caffeine có thể giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh đại tràng và bệnh Parkinson. Các nghiên cứu ở Úc và miền nam của Carolina chỉ ra rằng caffeine có thể làm tăng thành tích thi đấu của các vận động viên. Caffeine cũng đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong các chƣơng trình giảm cân.

Hình 2.6. Công thức cấu tạo của Caffein

(Nguồn: http://angi.com.vn/Desktop.aspx/thuat-ngu/45/Cafein_la_gi/)

2.6.3. Muối NaCl

Là thành phần chính trong muối ăn thƣờng ngày, nó đƣợc sử dụng nhƣ một gia vị cho các món ăn và để bảo quản thực phẩm.

Hình 2.7. Muối NaCl

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Natri_clorua)

2.6.4. Đƣờng Sucrose

Đƣờng sucrose (saccharose) là đƣờng rất phổ biến trong thiên nhiên. Sucrose có nhiều trong củ cải đƣờng (10 – 20%), trong mía (14 – 25%) và ở lá thân, rễ, quả của nhiều loại thực vật. Trong công nghiệp sản xuất đƣờng, ngƣời ta dùng nguyên liệu là củ cải đƣờng hoặc mía, vì chúng có thể chứa từ 20 – 25% đƣờng sucrose, đó

có dạng mịn, không màu, không mùi. Nó bao gồm 2 monosaccharide: glucose và fructose.

2.6.5. Nƣớc cam ép

Nƣớc cam ép là một loại thức uống phổ biến đƣợc làm từ cam bằng cách chiết xuất nƣớc từ trái cam tƣơi bằng việc vắt hay ép đó là một loại nƣớc cam tƣơi. Đối với các sản phẩm nƣớc cam đƣợc sản xuất theo kiểu công nghiệp, nƣớc cam đƣợc chế biến có cho thêm các phụ gia, bảo quản rồi đóng chai hoặc hộp giấy để tiêu thụ. Theo những điều tra gần đây, nƣớc cam tự nhiên và nƣớc giải khát từ cam đƣợc sử dụng trong gia đình chiếm gần 40% so với các loại nƣớc giải khát khác.

Nƣớc cam có chứa flavonoid có lợi cho sức khỏe và là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa. Đồng thời trong nƣớc cam có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cƣờng đề kháng, chống mệt mỏi. Nƣớc cam thƣờng có sự thay đổi giữa màu cam và màu vàng hoặc thậm chí hơi hồng.

2.6.6. Cà phê

Cà phê đƣợc trồng và sản xuất ở nhiều nƣớc, trên thế giới chủ yếu ở các nƣớc vùng nhiệt đới: Việt Nam, Indonexia, Malaysia, Ấn Độ, Brazin… Ở Việt Nam cà phê đƣợc trồng nhiều ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và các tỉnh khu IV cũ. Mỗi năm nƣớc ta sản xuất khoảng 60 đến 70 tấn cà phê nhân.

Có 3 giống cà phê đƣợc trồng trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam là cà phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta (cà phê vối), cà phê Chari (cà phê mít). Ba giống cây này có chất lƣợng khác nhau, đặc tính thực vật và thời gian thu hoạch khác nhau. Điều này cho phép ngƣời ta trồng phối hợp giữa chúng một cách hợp lý để điều hòa thời vụ thu hoặc nhằm kéo dài thời gian chế biến trong năm.

Cà phê là một thức uống ƣa dùng và phổ biến ở nhiều quốc gia. Hạt cà phê có hàm lƣợng cao hợp chất polyphenols là những chất chống oxi hóa. Quá trình rang cà phê làm gia tăng tỷ lệ này. Do tác dụng kích thích thần kinh, cà phê giúp năng động, tạo sự hƣng phấn, linh hoạt và giải tỏa sự mệt mỏi, căng thẳng gây ra do làm việc quá tải. Tuy nhiên, không nên uống quá 2 ly cà phê mỗi ngày.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng chế biến bột quả thần kỳ (synsepalum ducificum) bằng phương pháp lên men loại đường (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)