0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phƣơng pháp cố định tế bào

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHẾ BIẾN BỘT QUẢ THẦN KỲ (SYNSEPALUM DUCIFICUM) BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN LOẠI ĐƯỜNG (Trang 25 -26 )

Kỹ thuật cố định tế bào đƣợc định nghĩa là kỹ thuật bao bọc hay định vị các tế bào nguyên vẹn lên một vùng không gian nhất định nhằm bảo vệ các hoạt tính xúc tác mong muốn (Karel et al., 1985).

Cố định thƣờng là sự bắt chƣớc các hiện tƣợng xảy ra trong tự nhiên do các tế bào có thể phát triển trên bề mặt hoặc bên trong các cấu trúc của nguyên liệu có trong tự nhiên. Nhiều quá trình trong công nghệ sinh học thuận lợi nhờ kỹ thuật cố định tế bào. Những kỹ thuật này đƣợc chia thành 4 nhóm chính: cố định tế bào trên bề mặt chất mang rắn, cố định tế bào trong khung mạng xốp (tạo gel), keo tụ tế bào (tạo hạt) và nhốt bằng phƣơng pháp cơ học trong màng chất rắn.

Mục tiêu chính của viê ̣c cố định tế bào là để tăng năng suất phản ứng sinh học , cải thiện sự ổn định tế bào. Theo quan điểm tối ƣu hóa , những bất lợi có thể đƣợc hạn chế bằng cách sử dụng nấm men cố định . Nấm men cố định ít nhạy cảm với các điều kiện lên men khó khăn nhƣ nhiệt độ cao, pH thấp và nồng độ các chất ức chế cao (Desimone et al., 2002; Norton et al., 1995). Hơn nữa, các tế bào cố định có thể đƣợc sử dụng cho quá trình lên men liên tục hoặc tái sử dụng cho nhiều chu kỳ lên men (Klein và Kressdort, 1989).

Tế bào cố định có thể đƣợc áp dụng cho cả hê ̣ thống phản ƣ́ng liên tục và không liên tục. Hệ thống tế bào cố định có thể đƣợc phân loại theo các cơ chế vật lý của sƣ̣ cố định. Tế bào cố định phải đƣợc thực hiện trong điều kiện nhẹ nhàng để duy trì hoạt tính của các tế bào . Các phƣơng pháp cố định tế bào vi sinh vật bao gồm bẫy vật lý trong ma ̣ng xốp , bao bọc, hấp phụ hoặc đính kèm vào một chất mang và hình thành liên kết ngang.

Cố đi ̣nh theo cách bẫy tế bào là phƣơng pháp thông dụng nhất . Phƣơng pháp này có ƣu điểm cho sƣ̣ cố định tế bào do một số lợi thế . Quá trình chuẩn bị thể hiện sƣ̣ giảm rò rỉ tế bào và có khả năng chƣ́a cao (Cardona và Sanchez , 2007). Phƣơng pháp này thực hiện dễ dàng, bởi vì nhiều vật liệu polyme có thể đƣợc sử dụng cả dạng tổng hợp và các polyme tự nhiên . Các polyme tự nhiên chủ yếu đƣợc sử dụng cho sƣ̣ cố đi ̣nh tế bào chủ yếu là polysaccharide, nhƣ calci alginate. Phƣơng pháp bẫy tế bào trong gel alginate là một phƣơng pháp phổ biến vì các qui trình cố định đơn giản, mật độ tế bào cao trong gel (Dömény et al., 1998) và các giá thể không độc hại (Göksungur và Zorlu, 2001).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHẾ BIẾN BỘT QUẢ THẦN KỲ (SYNSEPALUM DUCIFICUM) BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN LOẠI ĐƯỜNG (Trang 25 -26 )

×