Cùng với những cơ hội và những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển tiến bộ, gia đình Việt Nam cũng đang đứng trƣớc nhiều nguy cơ và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa nhiều biến động và bất trắc: đó là tình trạng ly hôn có xu hƣớng tăng cao; sống chung không kết hôn; tình trạng trẻ em nghiện hút; tệ nạn mại dâm; tình dục đồng giới; trẻ em lang thang; buôn bán phụ nữ qua biên giới; bạo lực trong gia đình; bất bình đẳng giới; ngoại tình;
59
xu hƣớng đề cao tiền bạc trong quan hệ giữa ngƣời và ngƣời... đang tấn công vào gia đình từ nhiều phƣơng diện khác nhau[13].
Song song đó, khi mà cơ chế thị trƣờng vận hành xã hội thì khả năng thu nhập và giá trị của đồng tiền đƣợc đề cao. Thực tế đó đã tác động mạnh mẽ đến từng gia đình, thu hút các thành viên theo dòng chảy xã hội. Ngƣời ta bị hấp dẫn theo chiều hƣớng cực đoan, say sƣa làm ăn để kiếm ra thật nhiều tiền, giá trị gia đình bị coi nhẹ, đạo đức truyền thống bị lung lay trƣớc sức ép của cuộc sống tiêu thụ đô thị. Việc giáo dục con cái, phụng dƣỡng cha mẹ, chăm sóc giữa các thế hệ bị xao lãng và đặt xuống dƣới nhu cầu kinh tế. Sự thủy chung vợ chồng, lòng hiếu thảo đã bị phủ nhận. Hậu quả là nhiều nơi đã xảy ra những xung đột trong quan niệm cũng nhƣ đụng độ trong ứng xử giữa các thành viên; không ít gia đình phải ly tán, cha mẹ con cái phải chia tay nhau.
Bên cạnh đó, cũng không tài nào tránh khỏi đƣợc những tai họa vô cùng to lớn đang dần dần xâm phạm và kích thích một cách tiêu cực nhất vào bản tính con ngƣời. Và đặc biệt nhất vẫn là tác động làm ảnh hƣởng đến sự lơi lỏng trong quan hệ “phạm vi gia đình” mà từ xƣa nay vốn có truyền thống yêu thƣơng gần gũi, đùm bọc che chở nhau, là tính chất cơ động chƣa từng thấy trong đời sống hiện đại, là sự quan hệ của con ngƣời thuộc mọi lứa tuổi
Tỷ lệ ly hôn và mâu thuẫn gia đình tăng lên. Tỷ lệ ly hôn theo kết quả điều tra là 2,6% số ngƣời trong độ tuổi 18-60, và số phụ nữ đứng đơn ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới. Hầu hết trẻ em, sau khi cha mẹ ly hôn, thƣờng sống với mẹ. Mặc dù trong số đã ly hôn, 27,7% cho biết lý do dẫn đến ly hôn là “mâu thuẫn về lối sống” và 25,9% đổ cho việc ngoại tình nhƣng ngƣời ta nói rằng nguyên nhân của việc ly hôn có nhiều hơn thế. Mối quan hệ vợ chồng ở Việt Nam, nơi đƣợc đánh giá là có sự cải thiện rõ rệt về bình đẳng giới, vẫn tiềm ẩn nguy cơ ly hôn dù hơn 90% số ngƣời đƣợc hỏi nói rằng họ
60
hài lòng với cuộc hôn nhân của mình. Mối nguy có từ sự bất hòa trong ứng xử, do khó khăn kinh tế và bạo lực gia đình. Căn cứ theo các điều luật về phòng chống bạo lực gia đình, đã có 21,2% số cặp vợ chồng cho rằng họ đã trải qua hình thức bạo lực gia đình - từ đánh, mắng, nhục mạ đến buộc phải chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu - chƣa kể số trƣờng hợp “bạo lực trong hòa bình”, kiểu giận dỗi và chọn cách im lặng vì không muốn “vạch áo cho ngƣời xem lƣng”. Phụ nữ thƣờng là đối tƣợng của bạo lực, bởi chỉ có 0,6% phụ nữ đánh chồng so với 3,4% số nam giới đánh vợ.[25]
Gia đình là môi trƣờng sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con ngƣời, là cấu trúc bền vững chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc góp phần tạo nên một xã hội ổn định và phát triển.Trẻ em đƣợc sống trong bầu không khí gia đình, trong tình yêu thƣơng giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em…với nếp sống có văn hóa, quan hệ vui tƣơi lành mạnh, những việc làm chuẩn mực, gƣơng mẫu của ngƣời lớn, đó là nền tảng vững chắc giúp con trẻ noi theo và định hình nhân cách.
Mô hình gia đình truyền thống đó đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc; một thực tế là trƣớc đây, gia đình kép đƣợc duy trì, phát triển, thì hiện nay xu hƣớng hình thành gia đình hạt nhân (chỉ gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái) đang ngày càng chiếm đa số. Điều này dẫn tới khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng lớn. Không ít giới trẻ hiện nay muốn thoát ra khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ và những định chế ràng buộc về mặt đạo đức xã hội; những mối liên kết gia đình truyền thống đang bị bào mòn, phá vỡ và làm mai một đi những giá trị tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam. Trong phạm vi bài này, chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ nói về mặt tráisự vận động của nền kinh tế thị trƣờng, đó là thiết chế gia đình có xu hƣớng ngày càng lỏng lẻo, thể hiện tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng. Điều đáng chú ý là tình trạng “ ly hôn xanh” ( tức độ tuổi từ 18 – 30) chiếm đa số
61
đã đẩy hàng trăm trẻ em rơi vào hoàn cảnh thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha hoặc mẹ. Đáng tiếc, trong số đó có không ít những cặp vợ chồng trí thức ở mọi lĩnh vực, trên mọi cƣơng vị công tác cũng đƣa nhau ra tòa ly hôn vì lý do ngoại tình. Hậu quả để lại là trẻ em không đƣợc sống trong môi trƣờng gia đình lành mạnh sẽ dẫn đến khiếm khuyết vĩnh viễn về mặt tinh thần - phần quan trọng làm nên nhân cách văn hoá của chúng sau này; có em trở thành trẻ lang thang, thất học, vi phạm pháp luật, sa đà vào cuộc sống thác loạn, mang thai ngoài ý muốn…
Vấn đề đƣợc coi là “nóng” hiện nay nữa là không ít trẻ vị thành niên bỏ học theo Game. Điều đó ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất và tâm sinh lý, không những làm giảm thị lực, dẫn dắt chúng đến một thế giới ảo mà nghiêm trọng hơn, các cảnh bạo lực từ các trò chơi trực tuyến làm gia tăng các hành vi gây gổ, kích động, làm chúng chai lì trƣớc bạo lực, dẫn đến các hậu quả khôn lƣờng. Vì vậy tình trạng vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng về số vụ và mức độ; theo đó tình trạng bạo lực học đƣờng và “ly hôn xanh” do bạo lực gia đình cũng ngày càng gia tăng. Tất cả những điều đó đang gióng lên hồi chuông báo động về sự suy đồi những giá trị đạo đức, làm băng hoại các giá trị văn hoá gia đình truyền thống của gia đình Việt nam. [24]