Những mặt tốt

Một phần của tài liệu Mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 54 - 58)

Vào những năm đầu đổi mới, “mở cửa”, với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trƣờng và sự du nhập ồ ạt lối sống, phƣơng thức sinh hoạt của xã hội phƣơng Tây vào nƣớc ta, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và diễn đàn khoa học, không ít ngƣời đã lên tiếng báo động về nguy cơ “khủng hoảng” của gia đình Việt Nam. Sự lo ngại ở thời điểm ấy không phải không có cơ sở. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 20 năm đổi mới, gia đình Việt Nam không những không bị khủng hoảng mà ngày càng đƣợc củng cố và phát triển. Đó là một thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo. [26]

Vào thời điểm hiện nay, con ngƣời Việt Nam vẫn coi hôn nhân là sự kiện trọng đại, thiêng liêng và gia đình là phƣơng thức sinh sống quan trọng nhất của hầu nhƣ tất cả mọi ngƣời. Gia đình là một thiết chế xã hội. Nó là sản phẩm của lịch sử. Vì thế, gia đình bị quy định bởi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo… của một xã hội nhất định. Qua gia đình, chân dung của xã hội hiện ra một cách sinh động và toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, tƣ tƣởng, tôn giáo, lối sống, phong tục, tập quán và tín ngƣỡng… Gia đình là một nhóm xã hội đặc biệt đƣợc hình thành một cách tự nhiên bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống, mọi thành viên cùng chung sống và có chung ngân sách[19].

Mặc dù chịu tác động nhiều chiều của cơ chế thị trƣờng và toàn cầu hóa, nhƣng hiện tại, gia đình Việt Nam vẫn là một giá trị bền vững và có sức sống mạnh mẽ. Nó vẫn là nền tảng, là tế bào của xã hội. Với tƣ cách là đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng của xã hội, một mặt, gia đình trực tiếp tham gia thúc

55

đẩy sự phát triển của các quá trình sản xuất, phân phối, lƣu thông của đời sống kinh tế; mặt khác, là nơi nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục, nƣơng tựa của mỗi con ngƣời trong suốt cuộc đời. Gia đình cũng là nơi lƣu giữ, truyền thụ, chuyển giao và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Gia đình Việt Nam đang trong bƣớc chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại trên nhiều phƣơng diện và xu hƣớng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực. Đó là sự biến đổi mang tính toàn diện cả về cơ cấu, các quan hệ, các chức năng và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình.

Sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay, trƣớc hết, đƣợc thể hiện trong biến đổi cơ cấu gia đình. Loại hình gia đình rất phong phú, nhƣng gia đình hạt nhân - loại hình gia đình tiên tiến, phù hợp với xã hội hiện đại - mang tính phổ biến. Quy mô của gia đình rất đa dạng, nhƣng số gia đình hai thế hệ chiếm tỷ lệ cao nhất với số ngƣời trong gia đình trung bình là trên/dƣới 4 ngƣời. Trong các mối quan hệ gia đình, quan hệ hôn nhân về cơ bản do tình yêu của đôi nam - nữ quyết định. Hôn nhân đƣợc sự đồng ý của cha mẹ, sự công nhận của pháp luật và đƣợc tổ chức cƣới theo nghi thức đời sống mới. Tuổi kết hôn của cả nam và nữ đều có xu hƣớng tăng cao và sau khi kết hôn, đôi vợ chồng thƣờng có nơi ở riêng và số con của mỗi cặp vợ chồng đa số chỉ là trên/dƣới 2 con. Mặc dù trong gia đình ngƣời đàn ông vẫn thƣờng đƣợc đề cao và cha mẹ vẫn có nhiều quyền uy với con cái nhƣng nhìn chung, các mối quan hệ trong gia đình hiện nay đã mang tính chất tự do, dân chủ và bình đẳng[21].

Gia đình Việt Nam hiện nay, về cơ bản, vẫn là mô hình gia đình truyền thống đa chức năng. Các chức năng cơ bản của gia đình nhƣ: chức năng kinh tế; chức năng tái sản xuất con ngƣời và sức lao động; chức năng giáo dục - xã hội hóa; chức năng tâm - sinh lý, tình cảm… đƣợc phục hồi, có điều kiện thực

56

hiện tốt hơn và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với từng thành viên gia đình mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nƣớc. Chức năng của gia đình đƣợc đề cao cũng có nghĩa gia đình đang có vai trò và vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay.

Bình đẳng giới trong gia đình là một nét mới trong biến đổi của gia đình Việt Nam và đã thu hút sự quan tâm, đồng tình thực hiện của cả xã hội. Đó là ngƣời phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất, tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết định, các sinh hoạt cộng đồng và thụ hƣởng các lợi ích, phúc lợi gia đình; đồng thời, các thành viên gia đình và các dịch vụ xã hội cũng từng bƣớc chia sẻ gánh nặng công việc nội trợ gia đình đối với ngƣời phụ nữ, góp phần thiết thực tạo điều kiện và cơ hội giúp phụ nữ phát huy mọi tiềm năng của mình trong hội nhập và phát triển[9].

Trong bối cảnh đổi mới và toàn cầu hóa hiện nay, gia đình Việt Nam đã biến đổi một cách toàn diện và ngày càng trở thành một thực thể hoàn thiện - năng động phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động. Sự biến đổi ấy chính là một quá trình liên tục bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị của gia đình truyền thống; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị tiên tiến, những tinh hóa của gia đình hiện đại. Có thể nói, gia đình Việt Nam hiện nay chính là sản phẩm của sự hiện đại hóa các giá trị cao quý của gia đình Việt Nam truyền thống và truyền thống hóa những giá trị, tinh hoa gia đình của các xã hội hiện đại.

Những giá trị truyền thống quý báu của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn đƣợc bảo tồn và phát huy nhƣ: tình yêu lứa đôi trong sáng; lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh vô tận của cha mẹ với con cái; con cái hiếu thảo với cha mẹ; con cháu kính trọng, biết ơn và quan tâm tới ông bà, tổ tiên; tình yêu thƣơng, chăm lo và đùm bọc anh em, họ hàng;

57

đề cao lợi ích chung của gia đình; tự hào truyền thống gia đình, dòng họ. Đồng thời, gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại nhƣ: tôn trọng tự do cá nhân; tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn của mỗi ngƣời; tôn trọng lợi ích cá nhân; dân chủ trong mọi quan hệ; bình đẳng nam nữ; bình đẳng trong nghĩa vụ và trách nhiệm; bình đẳng trong thừa kế; không phân biệt đối xử đẳng cấp, thứ bậc giữa con trai và con gái, giữa anh và em...[21] Đó chính là cùng với những đặc trƣng của gia đình truyền thống đƣợc phát huy, gia đình Việt Nam hiện nay đang đƣợc củng cố và xây dựng theo xu hƣớng hiện đại hóa: dân chủ, bình đẳng, tự do và tiến bộ.

Ở nƣớc ta hiện nay vẫn đề kết hôn luôn đƣợc coi trọng, đó là việc thiêng liêng của hai ngƣời, của gia đình, họ mạc, láng giếng bởi vì đây là một trong ba vấn đề lớn nhất của đời ngƣời “tậu trâu, cƣới vợ, làm nhà”. Và đến 99% là tổ chức hôn lễ bên cạnh việc đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục pháp luật. Để đi đến kết hôn, việc tìm hiểu giữa nam và nữ kỹ càng thể hiện tính tự do, tiến bộ theo tiêu chí tự nguyện một vợ - một chồng bình đẳng, có tính pháp lý. Trƣớc đây Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định độ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam là từ 20 tuổi, nữ là từ 18 tuổi. Nhƣng từ khi Luật hôn nhân và gia đình 2014 ra đời, độ tuổi đăng ký kết hôn đã đƣợc tăng lên nam là phải đủ 20 tuổi, nữ phải đủ 18 tuổi mới đƣợc kết hôn. Và tại địa bàn phƣờng Hàng Bột, chúng tôi luôn tuyên truyền vận động để độ tuổi đăng ký kết hôn của công dân đối với nam là từ 25 tuổi trở lên còn nữ là từ 22 tuổi trở lên. Việc hôn nhân phải do nam nữ quyết định không bên nào ép buộc bên nào. Không đƣợc kết hôn trong những trƣờng hợp cấm đăng ký kết hôn mà pháp luật quy định.

Hình thức hôn nhân một vợ một chồng là hình thức gia đình phù hợp nhất đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội. Nó phù hợp cả về đạo đức cũng nhƣ đạo lý và coi nó nhƣ nội dung quan trọng của hôn nhân trong gia đình

58

tiến bộ. Ngay trong Luật hôn nhân gia đình 2014 đã quán triệt Cấm ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác hoặc chƣa có vợ, chƣa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời đang có chồng, có vợ.

Hiện nay có những gia dình chƣa có con cái hoặc con cái chƣa trƣởng thành nhƣng có họ hàng đến ở cùng. Đây là mô hình gia đình hết sức phức tạp. Có những gia đình lại thiếu thành phần, chƣa đầy đủ nhƣ gia đình thiếu vợ hoặc thiếu chồng, gia đình không thể có con, gia đình có hiện thƣợng ly thân, gia đình có vợ hoặc chồng đi công tác xa, con cái đi xa vài năm. Còn gia đình hỗn hợp là gia đình có con chung con riêng. Ở những gia đình này có nhiều việc phải giải quyết một cách tế nhị thì mới giữ đƣợc yên ổn gia đình.

Trong tính truyền thống, tính hiện đại và cả tính đặc thù, gia đình luôn là hạt nhân của tiếp biến văn hóa truyền thống và hiện đại, nó bao gồm những giá trị bền vững những tinh hoa của dân tộc Việt Nam đã đƣợc hun đúc vun đắp qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn, tinh thần tự lực dân tộc, tinh thần đoàn kết ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình làng xóm với nhau. Bản sắc của văn hóa Việt Nam đó là “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Lòng nhân ái khoan dung, trọng đạo lý, giá trị này có thể coi là một trong những nội dung là cơ sở để giải quyết vấn đề gia đình.

Một phần của tài liệu Mô hình gia đình việt nam theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 54 - 58)