Từ 01/01/2015, Luật hôn nhân & Gia đình chính thức có hiệu lực và thay thế cho Luật hôn nhân & Gia đình 2000 (sau đây gọi là Luật 2000). So với Luật 2000 thì Luật 2014 rất nhiều sự khác biệt, cụ thể nhƣ sau:
Về phạm vi điều chỉnh, vấn đề này đƣợc quy định ngay tại Điều 1 của đạo luật 2014. Điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 1 Luật 2000. Theo đó, quy định ngắn gọn, xúc tích về phạm vi điều chỉnh thông qua việc bỏ phần nhiệm vụ trong Luật 2000 vì nội dung này đã đƣợc lồng ghép vào những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân & gia đình.
Trong khi đó, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân & gia đình cũng đƣợc quy định tại Điều 2 của luật này. Điều này cũng đã đƣợc sửa đổi,
33
bổ sung trên cơ sở Điều 2 Luật 2000. Theo đó, về cơ bản điều luật giữ nguyên các nguyên tắc của Luật 2000, kèm theo đó bổ sung nguyên tắc “xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ hạnh phúc”, “kế thừa phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân & gia đình”. Điều này dƣờng nhƣ khẳng định chắc chăn hơn vai trò của truyền thống xã hội, truyền thống văn hóa nhân văn tác động rất mạnh mẽ đến không chỉ đời sống hôn nhân dân sự mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến pháp luật điều chỉnh. Pháp luật ngày càng đƣợc dung hòa hơn với thực tiễn đời sống. Luật 2014 cũng bỏ đi nguyên tắc: “Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình”. Bởi một lẽ, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình một phần cũng đƣợc bao hàm trong nguyên tắc xây dựng gia đình ấm no, tiền bộ, hành phúc. Sự lƣợc bỏ này là hợp lý và cần thiết.
Để giải thích từ ngữ, thuật ngữ đƣợc quy định trong luật cũng nhƣ diễn dải một phần các quy phạm trong Luật hôn nhân và gia đình, Luật 2014 đã đƣa việc giải thích từ ngữ quy định tại Điều 3 luật này. Điều luật trên đƣợc sửa đổi bổ sung trên cơ sở Điều 8 Luật 2000. Theo đó, bổ sung thêm các thuật ngữ mới nhƣ sau: Tập quán hôn nhân & gia đình (khoản 4), chung sống nhƣ vợ chồng (khoản 7), cản trở kết hôn, ly hôn (khoản 10), kết hôn giả tạo (khoản 11), yêu sách của cải trong kết hôn (khoản 12), ly hôn giả tạo (khoản 15), thành viên gia đình (khoản 16), ngƣời thân thích (khoản 19), nhu cầu thiết yếu (khoản 20), sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (khoản 21), mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (khoản 22), mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại (khoản 23). Việc giải thích những từ ngữ này là vô cùng cần thiết bởi luật phải đƣợc đơn giản hóa về mặt ngữ nghĩa mới có thể giúp chúng dễ dàng đƣợc tiếp cận và thực thi trong nhân dân.
Khi quy định về Trách nhiệm của Nhà nƣớc và xã hội đối với hôn nhân & gia đình, Luật 2014 dành riêng một điều luật quy định tại Điều 4 để đề cập
34
đến vấn đề trên. Điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 3 Luật 2000. Theo đó, về cơ bản nội dung cũ đƣợc giữ nguyên, chỉ sắp xếp lại về mặt hình thức câu chữ. Sự sắp xếp lại sao cho phù hợp với những quy luật khách quan trong công tác quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ hợp lý hơn nữa về mặt logic trên khía cạnh khoa học pháp lý về trách nhiệm của nhà nƣớc và xã hội đối với quan hệ hôn nhân và gia đình.
Bảo vệ chế độ hôn nhân & gia đình cũng là một vấn đề luôn nắm vai trò quan trọng khi pháp luật điều chỉnh. Để quy định rõ về sự bảo vệ này, Luật 2014 quy định tại Điều 5 xoay quanh các vấn đề về việc đảm bảo cho chế độ hôn nhân và gia đình văn minh, hiện đại và giàu văn hóa đƣợc duy trì. Điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 4 Luật 2000. Theo đó, về cơ bản nội dung cũ đƣợc giữ nguyên và bổ sung các hành vi cấm sau: Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thƣơng mại, mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính, lợi dụng việc thực hiện quyền hôn nhân & gia đình để mua bán ngƣời, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Đồng thời bổ sung quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tƣ và các quyền riêng tƣ khác của các bên đƣợc tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân & gia đình. Sự bảo vệ này từ phía pháp luật và nhà nƣớc nhằm đảm bảo hơn nữa quyền và lợi ích của ngƣời yếu thế trong quan hệ trên, đồng thời cân bằng đến mức tối ƣu nhất lợi ích của các nhóm chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
Để thống nhất các quy phạm pháp luật, Luật 2014 đề cao sự dẫn chiếu các quy phạm có liên quan đến việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình khi quy định nó tại Điều 6 luật này. Việc ap dụng quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan trong điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 5 Luật 2000. Theo đó, về cơ bản nội dung cũ đƣợc giữ nguyên chỉ sửa
35
đổi “ luật về hôn nhân và gia đình” thành “Luật này” nhằm lƣợc bỏ và đơn giản hóa điều luật, hƣớng tới việc tạo nên một điều luật ngắn gọn mà có ý nghĩa dễ hiểu.
Về vấn đề áp dụng tập quán về hôn nhân & gia đình, Luật 2014 quy định tại Điều 7 với việc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 6 Luật 2000. Theo đó, bổ sung quy định: “Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề này” nhằm dẫn chiếu tới các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ đƣợc Chính phủ ban hành. Nội dung này sẽ đƣợc hƣớng dẫn cụ thể bởi văn bản pháp luật từ Chính phủ nhằm làm rõ ràng và chi tiết hơn vấn đề, giúp cho việc áp dụng đƣợc dễ dàng và hiệu quả hơn.
Để có đƣợc sự phù hợp với các quy định trong các ngành luật khác, Luật 2014 đã quy định về Điều kiện kết hôn tại Điều 8 với sự tiến bộ đáng kể. Điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều Điều 9 & 10 Luật 2000. Theo đó, độ tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi (Luật 2000 là từ 18 tuổi), nam là từ đủ 20 tuổi (Luật 2000 là từ 20 tuổi). Việc này cũng giảm đƣợc những vƣớng mắc trong hoạt động tố tụng và xét xử quan hệ Hôn nhân và gia đình trong Luật Tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, khi Luật 2000 cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tính, thì nay Luật 2014 sửa đổi thành: “Nhà nƣớc không thừa nhận hôn nhân giữa những ngƣời cùng giới tính”. Nhƣ vậy, pháp luật cũng dần dần tiến tới thừa nhận sự tồn tại của hôn nhân đồng giới mà không cho nó là một hành vi vi phạm pháp luật nữa. Việc này cũng đồng nghĩa với việc nhà nƣớc cho phép kết hôn giữa những chủ thể này, nhƣng không bảo vệ họ bằng các chế định trong pháp luật hôn nhân và gia đình. Các vấn đề phát sinh trong quan hệ này sẽ không có hiệu lực và đƣợc điều chỉnh với Luật dân sự đối với vấn đề tài sản.
Về vấn đề Đăng ký kết hôn. Điều 9 Luật 2014 cũng đã quy định khá ngắn gọn và dễ hiểu về thủ tục cũng nhƣ nguyên tắc cơ bản của việc đăng ký
36
kết hôn. Điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 11 Luật 2000. Theo đó, điều này đƣợc quy định ngắn gọn lại khi dẫn chiếu việc đăng ký đƣợc thực hiện theo quy định của Luật hộ tịch và bỏ nội dung “Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa”. Nhƣ vậy, việc đăng ký kết đƣợc thống nhất trên toàn quốc.
Ngƣời có quyền yêu cầu việc hủy kết hôn trái pháp luật đƣợc quy định tại Điều 10 Luật 2014 với sự sửa đổi bổ sung đáng kể. Điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 15 Luật 2000. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật đƣợc bổ sung thêm: cơ quan quản lý nhà nƣớc về gia đình, cơ quan quản lý nhà nƣớc về trẻ em. “Thay thế” cho Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Nhƣ vậy, việc đảm bảo quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật dƣờng nhƣ đƣợc quy định rộng mở hơn nhằm đảm bảo thƣợng tôn pháp luật, đảm bảo hiệu lực thi hành của luật hôn nhân và gia đình, đồng thời bảo vệ đƣợc các quyền và lợi ích chính đáng cho các bên chủ thể.
Khi quy định về Xử lý việc kết hôn trái pháp luật, Luật 2014 đã quy định tại Điều 11 với những tiến bộ nhất định. Điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 16 Luật 2000. Theo đó, quy định chi tiết và rõ ràng hơn Luật 2000 về vấn đề xử lý hành vi kết hôn trái pháp luật sao cho giảm thiểu đƣợc các hệ quả xấu mà hành vi này gây ra. Đồng thời bổ sung một khoản: “Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ tƣ pháp phối hợp thực hiện điều này”. Sự phân công phối hợp này nhằm giải quyết triệt để hơn nữa việc phát hiện, giải quyết và xử lý vấn đề một cách thống nhất và có hiệu quả.
Còn với Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật, Luật 2014 cũng có những thay đổi khi quy định tại Điều 12. Điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 17 Luật 2000. Theo đó, về cơ bản nội dung này đƣợc giữ
37
nguyên nhƣng chỉnh sửa về mặt hình thức câu chữ. Ngoài việc, quy định giải quyết quyền lợi của các con thì Luật 2014 còn quy định “ giải quyết quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con”. Sự đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa tất cả các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình ngày càng đƣợc nâng cao hơn nữa. Và đó là sự bảo đảm cần thiết khi quy định về vấn đề này.
Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền đƣợc quy định tại Điều 13 Luật 2014. Đây là điều luật mới với quy định nhƣ sau: Trong trƣờng hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Trong trƣờng hợp này, quan hệ hôn nhân đƣợc xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trƣớc. Việc quy định nhƣ vậy vừa nâng cao trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc đăng ký kết hôn khi mà xảy ra nhầm lẫn về thầm quyền đăng ký, cơ quan đăng có thẩm quyền phải thực hiện việc xử lý khi có yêu cầu của chủ thể. Bên cạnh đó thừa nhận việc kết hôn có hiệu lực từ lần đăng ký trƣớc đó nhằm đảm bảo cho việc kết hôn hợp pháp đƣợc tồn tại đúng với thời điểm mà nó xuất hiện.
Tại Điều 14, Luật 2014 quy định về Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Đây là điều luật mới đƣợc quy định nhƣ sau: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên đƣợc giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. Trong trƣờng hợp nam, nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhƣng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân đƣợc xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn”. Điều luật thừa nhận
38
một thực tế về việc chung sống nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là một hành vi đã và đang tồn tại trong đời sống hôn nhân thực tế. Khi quy định về vấn đề này, pháp luật cũng đã dự liệu phƣơng hƣớng giải quyết theo quy định của luật này và bên cạnh đó cũng nhƣ cho phép các chủ thể đăng ký kết hôn, và hiệu lực của quan hệ hôn nhân này chỉ bắt đầu khi xuất hiện sự kiện đăng ký kết hôn.
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trƣờng hợp nam, nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng đƣợc quy định mới tại Điều 15 Luật 2014. Điều luật mới này quy định nhƣ sau: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng và con đƣợc giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”. Nhƣ vậy, mặc dù quan hệ vợ chồng trong hôn nhân không đƣợc hình thành theo quy định của pháp luật, nhƣng quan hệ của cả nam và nữ đối với ngƣời con đƣợc sinh ra đƣợc xác lập và hình thành nên các quyền và nghĩa vụ của họ đối với con giống nhƣ những quyền và nghĩa vụ của cha và mẹ đƣợc quy định trong luật này. Sự khác biệt đƣợc biết đến là quan hệ giữa cha và mẹ của ngƣời con sinh ra không phải là quan hệ vợ chồng đƣợc pháp luật thừa nhận.
Khi nam, nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của họ đƣợc giải quyết theo quy định tại Điều 16. Đây là điều luật mới đƣợc quy định nhƣ sau: Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đƣợc giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trƣờng hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cho đến các quy định này, sự thỏa thuận của các bên chủ thể vẫn đƣợc đề cao, khi sự thỏa thuận không tồn tại hoặc không đạt đƣợc, pháp luật dân sự là bệ đỡ thứ hai nhằm đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan đƣợc thực thi..
39
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung đƣợc coi nhƣ lao động có thu nhập. Nhƣ vậy, sự bảo đảm quyền và lợi ích cho ngƣời phụ nữ và con cũng đƣợc đề cao hơn với sự công bằng nhất định.
Sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng cũng là một quy định khá tiến bộ tại Điều 17 Luật này. Điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 19 của Luật 2000. Theo đó, bổ sung đoạn “trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”. Nhƣ vậy, sự bảo đảm công bằng giữa nam và nữa ngày càng đƣợc pháp luật bảo vệ. Khi mà các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đạt đƣợc sự cân bằng hợp lý và tối ƣu nhất, khi đó sự công bằng sẽ đƣợc thể hiện. Đó chính là giá trị mà pháp luật phải mang lại không chỉ trong Luật hôn nhân và gia đình mà cả trong các luật khác.[29]
Tại Điều 18, Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng cũng là một khía cạnh đƣợc quy phạm hóa. Đây là điều luật mới với quy định nhƣ sau: “Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đƣợc tôn trọng và bảo vệ”. Pháp luật hƣớng tới không chỉ là sự bảo đảm các quyền lợi của chủ thể, quan hệ đƣợc