0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Công nghệ xử lý nƣớc thải bệnh viện theo nguyên lý hợp khố

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NƯỚC THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢ (Trang 41 -45 )

- Giai đoạn thứ ba: sau một thời gian khá dài tốc độ oxi hóa cầm chừng (hầu nhƣ ít thay đổi) và có chiều hƣớng giảm, lại thấy tốc độ tiêu thụ oxi tăng lên Đây là

2.3. Công nghệ xử lý nƣớc thải bệnh viện theo nguyên lý hợp khố

a. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nƣớc thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi modul để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nƣớc thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nƣớc thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng phƣơng pháp lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lƣu.

LuËn v¨n th¹c sü ViÖn KH&CN M«i tr-êng

Hoàng Trọng Nhu – Lớp cao học 12BQLMT-HY 42

Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm: chất keo tụ PACN-95 và chế phẩm vi sinh DW – 97 – H giúp nâng cao hiệu suất xử lý, tăng công suất thiết bị. Chế phẩm DW-97-H là tổ hợp của các vi sinh vật hữu hiệu (nấm sợi, nấm men, xạ khuẩn và vi khuẩn), các enzym thủy phân ngoại bào (amilaz, cellulaz, proteaz) các thành phần dinh dƣỡng và một số hoạt chất sinh học; sẽ làm phân giải (thủy phân) các chất hữu cơ từ trong bể phốt của bệnh viện nhanh hơn (tốc độ phân hủy tăng 7 – 9 lần và thủy phân nhanh các cao phân tử khó tan, khó tiêu thành các phân tử dễ tan, dễ tiêu), giảm đƣợc sự quá tải của bể phốt, giảm kích thƣớc thiết bị, tiết kiệm chi phí chế tạo và chi phí vận hành, cũng nhƣ diện tích mặt bằng cho hệ thống xử lý. Chất keo tụ PACN – 95 khi hòa tan vào trong nƣớc sẽ tạo màng hạt keo, liên kết với cặn bẩn (bùn vô cơ hoặc bùn hoạt tính tại bể lắng) thành các bông cặn lớn và tự lắng với tốc độ lắng cặn nhanh; nhờ đó, giảm đƣợc kích thƣớc thiết bị lắng (bể lắng) đáng kể mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của nƣớc thải.

b. Ưu điểm của công nghệ

- Đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dƣới tiêu chuẩn cho phép trƣớc khi thải ra môi trƣờng.

- Tiết kiệm chi phí đầu tƣ do giảm thiểu đƣợc phần đầu tƣ xây dựng. - Dễ quản lý vận hành.

- Tiết kiệm diện tích đất xây dựng.

- Có thể kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp nhƣ tiếng ồn và mùi hôi.

c. Nhược điểm của công nghệ

- Chi phí đầu tƣ ban đầu cao.

Với nguyên lý hoạt động nêu trên, hiện nay đã có 2 dòng thiết bị xử lý nƣớc thải bệnh viện hợp khối điển hình, dễ dàng triển khai hàng loạt, thích hợp với nhiều địa hình:

LuËn v¨n th¹c sü ViÖn KH&CN M«i tr-êng

Hoàng Trọng Nhu – Lớp cao học 12BQLMT-HY 43

Công nghệ này đƣợc thiết kế xây dựng từ năm 1997 tại Bệnh viện V-69 thuộc Bộ tƣ lệnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Viện nghiên cứu và bảo quản thi thể Bác Hồ). Từ đó đến nay V-69 đƣợc phát triển và hoàn thiện nhiều lần. Chức năng của các thiết bị xử lý khối kiểu V-69 là xử lý sinh học hiếu khí, lắng bậc 2 kiểu lamen và khử trùng nƣớc thải. Ƣu điểm của thiết bị là tăng khả năng tiếp xúc của nƣớc thải với vi sinh vật và oxy có trong nƣớc nhờ lớp đệm vi sinh có độ rỗng cao, bề mặt riêng lớn; quá trình trao đổi chất và oxy hóa đạt hiệu quả rất cao.

Thiết bị V69 gồm 3 loại là V69-N, V69-M, V69-Nb. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của mỗi loại tuy có khác nhau nhƣng có thể làm việc độc lập hoặc kết hợp với nhau. Về cơ bản thiết bị V69 đƣợc chia làm 5 ngăn, 4 ngăn đầu có chức năng xử lý sinh học theo các bậc khác nhau, 1 ngăn cuối có chức năng lắng. Bên trong có bố trí hệ thống phân phối nƣớc và thu nƣớc bằng giàn ống đục lỗ với tổng tiết diện lỗ lớn hơn nhiều lần tiết diện mặt cắt ngang của ống. Sơ đồ thiết bị V69-M nhƣ hình 2.2

Hình 2.2. Sơ đồ thiết bị công nghệ V69-M

Công nghệ xử lý nƣớc thải bệnh viện CN-2000

Trên nguyên lý của thiết bị xử lý nƣớc thải V-69, thiết bị xử lý nƣớc thải CN-2000 đƣợc thiết kế chế tạo theo dạng tháp sinh học với quá trình cấp khí và không cấp khí đan xen nhau để tăng khả năng khử nitơ, đƣợc ứng dụng để xử lý các nguồn nƣớc thải có ô nhiễm hữu cơ và nitơ, nồng độ các độc tố có hại cho các quá trình xử lý bằng vi sinh đạt mức cho phép.

LuËn v¨n th¹c sü ViÖn KH&CN M«i tr-êng

Hoàng Trọng Nhu – Lớp cao học 12BQLMT-HY 44

(Thiết bị CN2000 đã đƣợc Cục sở hữu trí tuệ chấp thuận đơn bảo hộ và đăng trên công báo sở hữu công nghiệp số 186 tập A (09-2003) cho các tác giả: Nguyễn Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Chiến, Đỗ Trọng Dũng).

Theo công nghệ này, nƣớc thải sau quá trình xử lý sơ bộ bằng cơ học và điều chỉnh pH, nồng độ sẽ đƣợc đƣa qua modul thiết bị CN2000. Ở đây trong mỗi modul thực hiện 3 quá trình, đó là:

- Trộn khí cƣỡng bức (Aerolif) với cƣờng độ cao bằng việc dùng không khí thổi cƣỡng bức để hút và đẩy nƣớc thải;

- Quá trình Aeroten kết hợp biofilter xuôi dòng có lớp đệm vi sinh bám dính ngập trong nƣớc;

- Quá trình Anaerobic ngƣợc dòng với vi sinh vật lơ lửng;

LuËn v¨n th¹c sü ViÖn KH&CN M«i tr-êng

Hoàng Trọng Nhu – Lớp cao học 12BQLMT-HY 45

Chƣơng 3.


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NƯỚC THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢ (Trang 41 -45 )

×