vùng Bắc Ninh, Bắc Giang
3.1.4.1. Mức độ nhiễm nấm Aspergillus spp. trên các mẫu hạt ngô
Tiến hành kiểm tra, giám định thành phần nấm Aspergillus sp hại hạt ngô bằng phương pháp giấy thấm của ISTA.
Lấy mẫu hạt đã thu thập đổ ra khay vuông, dàn đều hạt trong khay, vạch ra 5
điểm chéo góc trên khay, tại 5 điểm đó ta dùng pank gắp ngẫu nhiên ra 400 hạt. Từ 400 hạt chia ra thành 40 phần, mỗi phần 10 hạt đối với ngô.
Chuẩn bị đĩa petri và giấy thấm (Blotter paper) đường kính 90 mm, lấy 16
đĩa/mẫu. Lấy 3 tờ giấy thấm nhúng vào nước cất sao cho toàn bộ giấy thấm được thấm ướt đều, sau đó đặt vào hộp petri (3 tờ/hộp).
Cách đặt hạt:
Đối với ngô: Đặt 10 hạt/đĩa petri, đặt thành hai vòng. Vòng ngoài 9 hạt, vòng trong 1 hạt, khoảng cách giữa các hạt và các vòng bằng nhau.
Sau khi đặt xong ghi mã số hoặc tên mẫu giống, ngày đặt và ngày kiểm tra trên mặt đĩa. Để mẫu hạt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 250C, thời gian 6 - 7 ngày.
Sau 7 ngày đem kiểm tra hạt dưới kính hiển vi soi nổi và đếm tổng số hạt bị
nhiễm bệnh của nấm A.niger và A. flavus, tính % số hạt bị nhiễm từng loại
Aspergillus spp. (ISTA, 1996; Mathur và Olga, 2000) Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Bảng 3.4. Mức độ nhiễm nấm Aspergillus sp trên mẫu hạt ngô
STT Tên giống Tỷ lệ % hạt nhiễm nấm
A.flavus A.niger 1 LVN 4 26,0 12,5 2 MX6 34,5 14,3 3 NK66 31,8 6,0 4 MX4 62,5 27,3 5 NK4300 25,0 10,5 Trung bình 36,0 14,1
Qua bảng 3.4 cho thấy: Tất cả các mẫu hạt ngô kiểm tra đều nhiễm 2 loài nấm là
A.niger, A.flavus và mức độ gây nhiễm trên mỗi giống là khác nhau. Tỷ lệ hạt nhiễm nấm A.flavus đối với giống ngô nếp MX4 là cao nhất (62,5%) và trên giống ngô NK4300 là thấp nhất (25,0%). Đối với nấm A.niger, tỷ lệ % hạt nhiễm nấm cao nhất là giống MX4, thấp nhất là giống NK66. Qua đó cho thấy giống MX4 bị nhiễm nhiều nhất đối với hai loài nấm trên. Trên các giống ngô khác nhau, trung bình tỷ lệ hạt nhiễm nấm A. flavus (36,0%) cao hơn sơ với nhiễm nấm A. niger (14,1%).
3.1.4.2. Mức độ nhiễm nấm Aspergillus sp. trên các mẫu hạt lạc
Tiến hành kiểm tra, giám định thành phần nấm Aspergillus sp hại hạt lạc trên 7 giống lạc khác nhau bằng phương pháp giấy thấm của ISTA.
Lấy mẫu hạt đã thu thập đổ ra khay vuông, dàn đều hạt trong khay, vạch ra 5
điểm chéo góc trên khay, tại 5 điểm đó ta dùng pank gắp ngẫu nhiên ra 400 hạt. Từ 400 hạt chia ra thành 40 phần, mỗi phần 10 hạt đối với lạc.
Chuẩn bị đĩa petri và giấy thấm (Blotter paper) đường kính 90 mm, lấy 16
đĩa/mẫu. Lấy 3 tờ giấy thấm nhúng vào nước cất sao cho toàn bộ giấy thấm được thấm ướt đều, sau đó đặt vào hộp petri (3 tờ/hộp).
Cách đặt hạt:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 trong 1 hạt, khoảng cách giữa các hạt và các vòng bằng nhau.
Sau khi đặt xong ghi mã số hoặc tên mẫu giống, ngày đặt và ngày kiểm tra trên mặt đĩa. Để mẫu hạt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 250C, thời gian 6 - 7 ngày.
Sau 7 ngày đem kiểm tra hạt dưới kính hiển vi soi nổi và đếm tổng số hạt bị
nhiễm bệnh của nấm A.niger và A.flavus, tính % số hạt bị nhiễm từng loại
Aspergillus spp. (ISTA, 1996; Mathur và Olga, 2000) Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.5. Mức độ nhiễm nấm Aspergillus sp. trên mẫu hạt lạc
STT Tên giống Tỷ lệ % hạt nhiễm nấm
A.flavus A.niger 1 L23 4,5 2,8 2 L26 2,0 5,0 3 L14 49,3 1,8 4 L12 62,3 39,0 5 MD7 61,0 40,3 6 S12 57,5 41,3 7 LD 61,5 40,0 Trung bình 42,6 24,3
Qua bảng 3.5 cho thấy :Tất cả các mẫu hạt lạc kiểm tra đều nhiễm 2 loài nấm là
A.niger, A.flavus. Tỷ lệ hạt nhiễm nấm A. flavus đối với giống lạc L12 là cao nhất (62,3%), và thấp nhất trên giống lạc L26 (2,0%). Đối với nấm
A. niger, tỷ lệ hạt nhiễm nấm cao nhất là giống lạc S12 (41,3%), thấp nhất là giống lạc L14 (1,8%). Trên các giống lạc khác nhau, trung bình tỷ lệ hạt nhiễm nấm
A. flavus (42,6%) cao hơn sơ với nhiễm nấm A. niger (24,3%).
3.1.4.3. Mức độ nhiễm nấm Aspergillus sp. trên các mẫu hạt đậu tương
Tiến hành kiểm tra, giám định thành phần nấm Aspergillus sp hại hạt đậu tương bằng phương pháp giấy thấm của ISTA.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
điểm chéo góc trên khay, tại 5 điểm đó ta dùng pank gắp ngẫu nhiên ra 400 hạt. Từ 400 hạt chia ra thành 40 phần, mỗi phần 10 hạt đối với đậu tương.
Chuẩn bị đĩa petri và giấy thấm (Blotter paper) đường kính 90 mm, lấy 16
đĩa/mẫu. Lấy 3 tờ giấy thấm nhúng vào nước cất sao cho toàn bộ giấy thấm được thấm ướt đều, sau đó đặt vào hộp petri (3 tờ/hộp).
Cách đặt hạt:
Đối với đậu tương: Đặt 10 hạt/đĩa petri, đặt thành hai vòng. Vòng ngoài 9 hạt, vòng trong 1 hạt, khoảng cách giữa các hạt và các vòng bằng nhau.
Sau khi đặt xong ghi mã số hoặc tên mẫu giống, ngày đặt và ngày kiểm tra trên mặt đĩa. Để mẫu hạt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 250C, thời gian 6 - 7 ngày.
Sau 7 ngày đem kiểm tra hạt dưới kính hiển vi soi nổi và đếm tổng số hạt bị
nhiễm bệnh của nấm A.niger và A. flavus, tính % số hạt bị nhiễm từng loại
Aspergillus spp. (ISTA, 1996; Mathur và Olga, 2000) Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.6. Mức độ nhiễm nấm Aspergillus sp trên mẫu hạt đậu tương
STT Tên giống Tỷ lệ % hạt nhiễm nấm A.flavus A.niger 1 DT99 56,0 5,3 2 DT84 39,3 8,0 3 DT90 61,0 1,5 4 DT12 48,3 31,5 5 DT96 39,8 30,3 Trung bình 48,9 15,3
Qua bảng 3.6 cho thấy: Tất cả các mẫu hạt đậu tương kiểm tra đều nhiễm 2 loài nấm A. niger, A. flavus và mức độ gây nhiễm trên mỗi giống là khác nhau. Tỷ lệ hạt nhiễm nấm A. flavus đối với giống đậu tương DT99 là cao nhất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 (56,0%) và thấp nhất là giống DT84 (39,3%). Đối với nấm
A. niger, tỷ lệ hạt nhiễm nấm cao nhất là giống DT12 (31,5%) và thấp nhất là giống lạc DT90 (1,5%). Trên các giống đậu tương khác nhau, trung bình tỷ lệ hạt nhiễm nấm A. flavus (48,9%) cao hơn sơ với nhiễm nấm A. niger (15,3%).