Số hạt nhiễm Aspergillus sp.trên mỗi giống ngô
TLHNngô (%) = x 100 Tổng số hạt của mỗi giống ngô làm thí nghiệm
Số hạt nhiễm Aspergillus sp.trên mỗi giống đỗ tương
TLHNđỗ tương(%)= x 100 Tổng số hạt của mỗi giống đỗ tương làm thí nghiệm
Số hạt nhiễm Aspergillus sp.trên mỗi giống lạc
TLHNlạc(%) = x 100 Tổng số hạt của mỗi giống lạc làm thí nghiệm
Tỷ lệ hạt nhiễm ởđối chứng – Tỷ lệ hạt nhiễm ở công thức xử lý HLPT (%) = x 100 Tỷ lệ hạt nhiễm ởđối chứng
Số liệu được xử lý thống kê sinh học theo phần mềm IRRISTART 4.0 và chương trình Excel. Các giá trị trung bình của các nghiệm thức được so sánh bằng F, t, LSD, Duncan ở mức xác suất P = 0,95 (α = 0,05). Các giá trị a, b, c… được ghi các giá trị trung bình có ký hiệu chữ giống nhau thì có giá trị giống nhau về trắc nghiệm Duncan.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu xác định thành phần và mức độ phổ biến của nấm hại hạt ngô, lạc, đậu tương vùng Bắc Ninh, Bắc Giang
Bệnh nấm hại hạt giống là một trong những mối quan tâm, lo ngại của nhiều vùng trồng lạc trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bởi chúng là nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lạc đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. Khi sản xuất ngày càng được mở rộng và việc vận chuyển trao đổi giống giữa vùng này sang vùng khác, quốc gia này với quốc gia khác ngày càng tăng thì tình hình dịch hại cũng gia tăng và diễn biến khá phức tạp. Do đó công tác kiểm tra, giám định nấm hại hạt giống lạc trước khi đưa vào gieo trồng là rất cần thiết. Từ đó có thể tránh được sự lan truyền của dịch hại từ vụ này qua vụ khác vào trong quá trình sản xuất, đồng thời tìm ra được biện pháp bảo quản hạt giống phù hợp, phòng trừ hợp lý, hiệu quả và hạn chếđược sự phá hại của các loài nấm.