Thiết bị đóng cắt mạch

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ÔTÔ (Trang 115 - 117)

1.1. Cầu dao

Cầu dao là loại thiết bị điện dùng để đóng cắt dòng điện bằng tay, đơn giản nhất, được sử dụng trong mạch điện có điện áp 220V, điện một chiều và 380V điện xoay chiều.

Cầu dao thường dùng để đóng cắt mạch điện công suất nhỏ và khi làm việc không phải đóng cắt nhiều lần. Nếu điện áp mạch điện cao hơn hoặc mạch điện có công suất trung bình và lớn thì cầu dao làm nhiệm vụ cách ly hoặc chỉ đóng cắt khi không tải. Sở dĩ như vậy vì khi cắt mạch, hồ quang sinh ra sẽ rất lớn, tiếp xúc sẽ bị phá huỷ trong một thời gian ngắn dẫn đến phát sinh hồ quang giữa các pha, gây nguy hiểm cho người thao tác và hỏng thiết bị.

Để đảm bảo cắt điện tin cậy, cắt thiết bị dùng điện ra khỏi nguồn điện, chiều dài lưỡi dao phải đủ lớn (lớn hơn 50cm) và để an toàn lúc đóng cắt, cần có biện pháp dập tắt hồ quang, tốc độ di chuyển lưỡi dao tiếp xúc càng nhanh, thời gian dập tắt hồ quang càng ngắn, vì thế người ta thường làm thêm lưỡi dao phụ có lò xo bật nhanh ở các cầu dao có dòng điện một chiều lớn 30A.

.

Theo kết cấu người ta phân ra loại 1 cực, 2 cực, 3 cực hoặc 4 cực. Theo điện áp phân ra điện áp định mức 250V, 500V. Theo dòng điện định mức có các loại: 15, 25, 30, 40, 60, 75, 100, 150, 200, 300, 350, 600, 1000A. Theo điều kiện bảo vệ có loại không có hộp, có loại có hộp che chắn. Theo yêu cầu sử dụng có loại cầu dao có cầu chì bảo vệ và loại không có cầu chì bảo vệ.

1.2 Áptômát

áptômát là thiết bị điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp...hồ quang được dập trong không khí.

Sơ đồ nguyên lý của áptômát bảo vệ dòng điện cực đại vẽ trên hình 6.9

Ở trạng thái bình thường, sau khi đóng điện, áptômát được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc răng 1 khớp với cần răng 5 cùng một cụm với tiếp điểm động 6.

Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, dòng điện chạy qua cuộn dây 2 lớn, lực hút điện từ tăng lên thắng lực lò xo 3 kéo phần ứng 4 xuống làm nhả móc 1, cần 5 được tự do, tiếp điểm động 6 của áptômát được mở ra do lực của lò xo 7, mạch điện bị cắt.

áptômát thường được phân loại như sau: - Theo kết cấu: loại 1 cực, 2 cực, 3 cực.

- Theo thời gian tác động: loại tác động không tức thời, loại tác động tức thời. - Theo chức năng bảo vệ: loại bảo vệ dòng cực đại, dòng cực tiểu, bảo vệ công suất điện ngược, bảo vệ áp cực tiểu...

Để thực hiện yêu cầu thao tác chọn lọc bảo vệ, áptômát phải có khả năng hiệu chỉnh dòng tác động và thời gian tác động.

1.3. Nút ấn

Là thiết bị điện để điều khiển từ xa (có khoảng cách) đóng cắt tự động mạch điện (mạch điện động cơ điện...)

Có hai loại nút ấn: nút ấn thường hở và nút ấn thường dùng.

a, Nút ấn thường hở

Khi ấn nút theo chiều mũi tên thì tiếp điểm đóng lại, nối mạch điện. Khi bỏ tay ra, nhờ lò xo phản, tiếp điểm lại trở về vị trí ban đầu là hở mạch.

b, Nút ấn thường đóng

Trên hình 6.5 là cấu tạo và ký hiệu nút ấn thường đóng.

Khi ấn nút theo chiều mũi tên thì tiếp điểm hở ra, cắt mạch điện. Khi bỏ tay ra, nhờ lò xo phản, tiếp điểm lại trở về vị trí ban đầu là thường đóng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ÔTÔ (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)