CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN HÌNH SIN 3 PHA
Ngày nay dòng điện xoay chiều ba pha được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất vì: - Động cơ điện ba pha có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn động cơ điện một pha. - Truyền tải điện năng bằng mạch điện ba pha tiết kiệm được dây dẫn, giảm bớt tổn thất điện năng và tổn thất điện áp so với truyền tải điện năng bằng dòng điện một pha.
Mạch điện ba pha bao gồm nguồn điện ba pha, đường dây truyền tải và các tải ba pha.
1.Sự hình thành sức điện động hình sin trong máy phát điện 3 pha
Để tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha, người ta dùng các máy phát điện xoay chiều ba pha. Loại máy phát điện trong các nhà máy phát điện đồng bộ (được trình bày chi tiết trong máy điện) Cấu tạo của máy phát điện đòng bộ (hình 2.1) gồm:
Hình 2.1
- Ba dây quấn ba pha đặt trong các rãnh của lõi thép stato (phần tĩnh) Các dây quấn này thường ký hiệu là: AX (dây quấn pha A), BY (dây quấn pha B), CZ (dây quấn pha C)
Các dây quấn của các pha có cùng số vòng dây và lệch nhau một góc 1200 điện trong không gian.
- Phần quay (còn gọi là rôto) là nam châm điện N-S
Khi quay rôto, từ trường sẽ quét qua các dây quấn pha A, pha B, pha C của stato và trong dây quấn pha stato xuất hiện sức điện động cảm ứng, sức điện động này có dạng hình sin cùng biên độ, cùng tần số góc và lệch pha nhau một góc
3 2
.
Nếu chọn pha đầu của sức điện động eA của dây quấn AX bằng không, thì biểu thức sức điện động tức thời của các pha là:
Sức điện động pha A: eA= E 2sin t Sức điện động pha B:
eB= E 2sin (t- 3 2 ) Sức điện động pha C: eC=E 2sin (t - 3 4 ) = E 2sin (t + 3 2 )
Hình 2.2a vẽ đồ thị trị số tức thời hình sin và hình 2.2b vẽ đồ thị vectơ của sức điện động ba pha.
Hình 2.2