2.1. Nguyên lý làm việc của MP điện một chiều
Nguyên lý làm việc:
Khi qua một cơ cấu truyền động làm quay phần ứng rotor, các thanh dẫn của dây quấn phần ứng cắt từ trường của phần cảm, sinh ra một suất điện động trong lòng thanh dẫn. (chiều sđđ xác định theo quy tắc bàn tay phải)
Nửa vòng thứ 1:
- Thanh dẫn phía trên nối vào cổ góp phía trên, có chiều sđđ từ b a.
- Thanh dẫn phía dưưới nối vào cổ góp phía dưưới, có chiều sđđ từ d c.
- Hai chổi than A và B tì lên 2 phiến góp. Điện áp của máy phát có cực dương ở chổi than A và cực âm ở chổi than B.
Nửa vòng thứ 2:
- Vị trí của phần tử thay đổi, sđđ trong thanh dẫn đổi chiều.
- Song do chổi than đứng yên, chổi A vẫn nối vưới phiến góp phía trên, chổi B vẫn nối vưới phiến góp phía dưưới Cực tính của máy phát điện không thay đổi. Khi nối ra tải :
- Xuất hiện dòng điện phần ứng Iư cùng chiều vưới Sđđ phần ứng Eư. Gọi Rư là điện trở của dây quấn phần ứng ; U là điện áp đầu ra của máy phát.
2.2. Nguyên lý làm việc của ĐC điện một chiều
Nguyên lý làm việc :
- Khi cho điện áp 1 chiều U vào 2 chổi than. Chổi than A nối vưới cực (+), chổi than B nối vưới cực (-) Thì trong dây quấn phần ứng xuất hiện dòng điện phần ứng Iư.
Nửa vòng thứ 1:
- Thanh dẫn phía trên nối vào cổ góp phía trên, có chiều dòng điện từ a b.
- Thanh dẫn phía dưưới nối vào cổ góp phía dưưới, có chiều dòng điện từ c d.
- Hai thanh dẫn phần ứng sẽ chịu lực Fđt tác dụng làm cho rotor quay (chiều của lực Fđt xác định theo quy tắc bàn tay trái)
Nửa vòng thứ 2:
- Vị trí của phần tử thay đổi.
- Song do chổi than đứng yên, chổi A vẫn nối vưới phiến góp phía trên, chổi B vẫn nối vưới phiến góp phía dưưới Làm dòng điện Iư trong thanh dẫn đổi chiều Lực Fđt tác dụng lên thanh dẫn đổi chiều Mômen quay không đổi chiều.
PT điện áp: U = Eư + Iư .Rư