Ảnh hưởng của tải trọng chuyên chở đến hiệu quả phanh

Một phần của tài liệu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phanh của xe bus 60 chỗ khi vận chuyển trên đường (Trang 60 - 63)

P p2 = ψ2Z2(t)

3.2.3.Ảnh hưởng của tải trọng chuyên chở đến hiệu quả phanh

Tải trọng chuyển chở ảnh hưởng đến các thành phần lực quán tính theo phương chuyển động X, theo phương thẳng đứng Z, ảnh hưởng đến tọa độ trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 51 tâm và sự phân bố tải trọng nên các cầu xe do đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu

đánh giá quá trình phanh.

Khối lượng hành khách thay đổi không nhiều (đến 3900 kg khi đầy tải). Vì thế để khảo sát ảnh hưởng của tải trọng hành khách Q đến các chỉ tiêu phanh chỉ mang tính tương đối với hy vọng rút ra được những nhận xét hoặc kết luận

mang tính khái quát chung.

Khi khảo sát sự ảnh hưởng của tải trọng Q đến hiệu quả phanh, cố định

các thông số : V0 = 40 km/h, hệ số bám ψ = 0.6, Tdap = 3 s.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của tải trọng Q đến hiệu quả phanh

Trên hình 3.4 trình bày kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của tải trọng Q đến

gia tốc phanh cực đại Jmax và quãng đường phanh Sp.

Trong trường hợp khảo sát cho thấy khi tải trọng nhỏ hơn 750 kg gia tốc

cực đại của quá trình phanh Jmax tăng khá nhanh, quãng đường phanh ít thay đổi.

Nhưng nếu tải trọng tăng lên thì gia tốc cực đại tăng chậm dần và quãng đường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 52 Cụ thể như: Ở mức tải Q = 750 kg thì Sp ≈ 12 m (ít thay đổi) và gia tốc Jmax

tăng khá nhanh, khi ở mức tải Q = 3000 kg thì Sp ≈ 14 m (tăng nhanh dần) và

gia tốc Jmax tăng chậm dần .

3.2.4. Ảnh hưởng của hệ số bám đến hiệu quả phanh

Lực phanh lớn nhất theo điều kiện bám được tính theo lực bám:

Cầu trước: Ppψ1 = ψ1Z1(t)

Cầu sau: Ppψ2 = ψ2Z2(t)

Theo quan hệ trên lực phanh tỷ lệ thuận với hệ số bám, song mức độ ảnh

hưởng như thế nào cũng cần phải khảo sát.

Trên hình 3.5 là kết quả khảo sát cho các giá trị hệ số bám ψ = 0,4; 0,5;

0,6; 0,8, thời gian đạp phanh 3s.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của hệ số bám đến hiệu quả phanh

Từ đồ thị trên ta thấy rằng quãng đường dừng phanh phụ thuộc vào hệ số bám rất nhiều. Khi ở tốc độ thấp, sự thay đổi của hệ số bám gần như không làm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 53 thay đổi quãng đường phanh, tuy nhiên khi tốc độ tăng lên khoảng hơn 40km/h

thì ta càng thấy rõ điều này vì phía đỉnh của các đồ thị cách xa nhau dần.

Qua đồ thị ta thấy nếu đi trên đường có hệ số bám lớn thì quãng đường phanh sẽ nhỏ hơn là khi phanh trên đường có hệ số bám nhỏ.

Cụ thể là:

- khi đi trên đường có hệ số bám lớn ψ = 0,8 thi quãng đường phanh là Sp = 31m thì xe mới dừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi đi trên đường có ψ = 0,4 thì quãng đường phanh sẽ tăng lên là Sp = 49m thì xe mới dừng.

Qua đó ta thấy sựảnh hưởng của hệ số bám đến quãng đường phanh là rất đáng kể.

Một phần của tài liệu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phanh của xe bus 60 chỗ khi vận chuyển trên đường (Trang 60 - 63)