0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Các biện pháp thực hiện lâu dài bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NHÓM CẢNG BIỂN PHÍA BẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CẢNG BIỂN KHU VỰC NÀY (Trang 76 -102 )

biển khu vực phía Bắc

Trên cơ sở hiện trạng quản lý môi trƣờng tại các cảng biển, những tồn tại, khó khăn và thách thức trong công tác quản lý môi trƣờng đối với các hoạt động của cảng biển, việc nghiên cứu, đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong thời gian tới là cần thiết.

3.3.2.1. Các biện pháp thực hiện lâu dài bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động của một số cảng biển khu vực phía Bắc một số cảng biển khu vực phía Bắc

a. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các cảng biển

- Tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động của cảng biển theo quy định của Nhà nƣớc Việt Nam và các công ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng: Tăng cƣờng sự phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra của lực lƣợng thanh tra chuyên ngành hàng hải và thanh tra môi trƣờng để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tƣ, xây dựng quản lý khai thác, sử dụng hệ thống tiếp nhận, xử lý chất thải trong hoạt động của cảng biển.

- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý chất thải từ tàu vào các cảng biển Việt Nam.

- Đề xuất tham gia các phụ lục 3, 4, 5, 6 của Công ƣớc Marpol 73/78.

- Tổ chức tuyên truyên, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trƣờng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác cảng.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động của cảng biển.

- Nghiên cứu hình thành lực lƣợng quản lý môi trƣờng chuyên trách tại các đơn vị có liên quan đến chức năng quản lý môi trƣờng và tăng cƣờng năng lực cho các đơn vị thực hiện công tác quản lý môi trƣờng trong lĩnh vực khai thác cảng thông qua các hình thức đào tạo nhân lực, đầu tƣ trang thiết bị hỗ trợ quản lý, giám sát,...

b. Lập kế hoạch quản lý môi trường

Tất cả các cảng phải lập kế hoạch quản lý môi trƣờng. Nội dung của kế hoạch cần bao gồm: mục tiêu của kế hoạch; xác định nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng; xác định những hành động và công việc cần thực hiện; kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho xử lý chất thải; kế hoạch tiến hành các hoạt động quản lý môi trƣờng thƣờng xuyên cũng nhƣ biện pháp ứng phó với sự cố môi trƣờng.

c. Đánh giá tác động môi trường

Cần thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng khi xây dựng cảng mới và đánh giá tác động định kỳ khi cảng đi vào hoạt động ổn định. Kết quả đánh giá tác động môi trƣờng là cơ sở cho việc lập kế hoạch quản lý môi trƣờng cảng. Qua đánh giá tác động môi trƣờng sẽ giúp chính quyền cảng xác định đƣợc những công việc đã thực hiện đƣợc và chƣa thực hiện đƣợc của kế hoạch quản lý môi trƣờng, những rủi ro, sự cố có thể xảy ra. Trên cơ sở đó lựa chọn những trọng tâm cho kế hoạch quản lý môi trƣờng giai đoạn tiếp theo.

d. Quản lý sự cố môi trường

- Thành lập ban, đội ứng phó sự cố môi trƣờng nhƣ cháy, nổ, tràn dầu.

- Máy móc, thiết bị, đƣờng dẫn và trạm cấp nhiên liệu, cơ sở dịch vụ,...đƣợc lắp đặt và xây dựng phải đủ khả năng phòng tránh đƣợc các sự cố.

- Đôn đốc, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định an toàn lao động và máy móc, an toàn hàng hải, phòng chống cháy nổ và rò rỉ nhiên liệu, hoá chất, kiểm tra

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

việc thực hiện an toàn thiết bị lao động. Chú ý theo dõi thời tiết đặc biệt có thể gây tai biến tự nhiên.

- Đối với các sự cố môi trƣờng phải luôn có các phƣơng án ứng cứu phòng bị trong các tình huống khác nhau và đƣợc tập duyệt thƣờng xuyên.

- Trang bị đầy đủ thiết bị và các công cụ chuyên dụng luôn sẵn sàng ứng cứu. Thông tin liên lạc phải luôn sẵn sàng và trực ban phải liên tục.

e. Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức

- Tăng cƣờng thông tin tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm cộng đồng bảo vệ môi trƣờng biển không chỉ cho cán bộ công nhân viên trong cảng mà cho cả cộng đồng dân cƣ ven vùng nƣớc cảng.

- Phân bổ kinh phí thích hợp cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trƣờng tại các cảng.

f. Hợp tác Quốc tế

- Trang thủ sự hỗ trợ của quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, giám sát và quản lý ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động của cảng. Khuyến khích hoà nhập các chƣơng trình quốc tế về môi trƣờng định hƣớng quản lý môi trƣờng cảng.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế để giám sát nguồn thải, đặc biệt là chất thải độc hại mua bán, vận chuyển xuyên biên giới.

- Ngăn ngừa và xử phạt các trƣờng hợp tàu thuyền nƣớc ngoài vi phạm các quy định bảo vệ môi trƣờng cảng theo cơ sở của các công ƣớc quốc tế.

3.3.2.2. Đề xuất biện pháp ƣu tiên bảo vệ môi trƣờng cho hoạt động của một số cảng biển khu vực phía Bắc

Để công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng tại các cảng biển đƣợc thực hiện tốt. Dựa vào tình hình hoạt động của các cảng hiện nay cần thiết phải đƣa ra những biện pháp ƣu tiên và cụ thể phù hợp với đặc thù sản xuất của cảng. Do đặc thù hoạt động sản xuất chủ yếu của cảng gồm: Hoạt động sản xuất trên cảng, hoạt động từ tàu cấp cảng, lƣu kho hàng hóa tại cảng. Nên các biện pháp bảo vệ môi trƣờng cụ thể đƣợc đƣa ra áp dụng với từng hoạt động sản xuất trên.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

3.3.2.2.1. Biện pháp quản lý môi trường tr n cảng

a. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường tr n cảng

Hình 3.17. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải công nghiệp

Chức năng của bộ máy quản lý môi trƣờng

- Tổng giám đốc: là ngƣời đứng đầu cảng, có trách nhiệm đƣa ra những chủ

trƣơng, chiến lƣợc, chính sách về môi trƣờng của cảng.

- Ban Quản lý môi trƣờng: có trách nhiệm tham mƣu cho lãnh đạo cảng về

các chủ trƣơng, chiến lƣợc, chính sách về môi trƣờng, đề xuất các giải pháp, biện pháp quản lý chất thải trong cảng.

- Phòng an toàn và môi trƣờng: là bộ phận thƣờng trực của Ban quản lý

môi trƣờng, chịu trách nhiệm hƣớng dẫn các biện pháp thu gom, phân loại, lƣu giữ chất thải; theo dõi, giám sát quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển, lƣu giữ chất

Tổng giám đốc

Ban quản lý môi trƣờng

- Phó tổng giám đốc

- Trƣờng phòng an toàn và môi trƣờng - Trƣởng phòng Kỹ thuật công nghệ - Giám đốc các xí nghiệp thành viên

Phòng an toàn và môi trƣờng

Các xí nghiệp thành viên Phòng kỹ thuật công nghệ

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

thải của các phân xƣởng sản xuất và đội vệ sinh công nghiệp; triển khai các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong cảng.

- Các xí nghiệp xếp dỡ thành viên: triển khai các giải pháp quản lý chất

thải tới từng bộ phận sản xuất trong đơn vị của mình, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện về cho Ban quản lý môi trƣờng của cảng.

- Các đội, phân xƣởng sản xuất: Thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm

ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh chất thải, phân loại chất thải tại nguồn, vận hành các công trình bảo vệ môi trƣờng trong cảng.

- Đội vệ sinh công nghiệp: Có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, lƣu giữ chất

thải và chuyển giao chất thải cho các đơn vị bên ngoài tiến hành vận chuyển, xử lý chất thải.

b. Xử lý nước thải tr n cảng

Xét theo tính chất đặc thù và mức độ ô nhiễm của từng nguồn, có thể nhận thấy rằng nƣớc thải trong quá trình hoạt động của cảng biển đƣợc phân thành 3 nhóm sau đây:

- Nƣớc thải nhiễm dầu; - Nƣớc thải sinh hoạt; - Nƣớc mƣa chảy tràn;

b1. Đối với nước thải nhiễm dầu

Nƣớc thải chứa dầu mỡ và một số tạp chất khác từ quá trình vệ sinh phƣơng tiện. Biện pháp xử lý cho loại nƣớc thải này đƣợc thực hiện trong các bể phân ly dầu - nƣớc theo nguyên lý trọng lực, tại đây dầu bẩn đƣợc tách ra và đƣợc đem đi lọc lại, tái sinh hoặc đốt, cặn dầu đem đi xử lý theo quy định. Phần nƣớc sau khi ra khỏi máy phân ly đƣợc dẫn sang bể lọc cát để tách triệt để dầu, cặn sau đó hệ thống thoát nƣớc chung.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

Hình 3.18. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp phân ly

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phƣơng pháp tuyển nổi để tách dầu thay cho máy phân ly dầu nƣớc. Nƣớc thải nhiễm dầu sau khi thu gom về bể gom nƣớc thải đƣợc bơm lên thiết bị tuyển nổi. Tiến hành sục khí dƣới đáy bể tuyển nổi để phân tách dầu và nƣớc. Dầu đƣợc tách ra khỏi nƣớc bằng hệ thống máng thu dầu và cơ cấu gạt dầu. Phần nƣớc sau khi tách dầu đƣợc dẫn sang bể lọc cát để loại bỏ dầu triệt để và loại bỏ nốt phần cặn lơ lửng rồi chảy vào bể chứa và đƣợc đƣa vào hệ thống xử lý chung.

Hình 3.19. Sơ đồ cấu tạo bể thu hồi dầu bằng tuyển nổi

b2. Nước thải sinh hoạt

Đối với nƣớc thải sinh hoạt từ các khu chức năng, biện pháp thích hợp nhất là xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại 3 ngăn với các mẫu mã và kích cỡ công trình khác nhau trƣớc khi xả vào hệ thống thoát nƣớc chung.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng 200 200 1600 1600 200 1000 200 MNmin 20 0 20 0 34 00 20 0 16 00 16 00 D 400 D 600 20 0 20 0 14 00 500 A B C D MNmax 40 0 70 0 30 0 A D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 MẶT BẰNG

Hình 3.20. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

A : Ngăn tự hoại (ngăn thứ nhất); B : Ngăn lắng (ngăn thứ hai)

C : Ngăn lọc (ngăn thứ ba); D : Ngăn định lượng với xi phông tự động

1- Ống dẫn nước thải vào bể tự hoại; 2- Ống thông hơi; 3- Hộp bảo vệ; 4- Nắp để hút cặn; 5- Đan bê tông cốt thép nắp bể; 6- Lỗ thông hơi; 7- Vật liệu lọc; 8- Đan rút nước; 9- Xi phông định lượng; 10- Ống dẫn nước thải nối vào cống thoát nước chung.

Nguyên tắc hoạt động của bể này là xử lý cơ học kết hợp xử lý sinh học. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và theo BOD5 là 60 – 65%. Nƣớc thải sau đó tiếp tục đƣợc dẫn vào hệ thống thu và vào hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung.

Tùy theo quy mô và lƣợng nƣớc thải của cảng, các cảng biển phải xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, có thể xử lý chung nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt hoặc tách riêng.

b3. Nước mưa chảy tràn

Nƣớc mƣa chảy tràn qua cảng chỉ lẫn đất cát và các chất rắn lơ lửng. Nếu lƣợng nƣớc này không đƣợc quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực tới nguồn nƣớc bề mặt, nƣớc ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng A 1 3 WP-1 Nƣớc tách từ bùn 8 Bùn tuần hoàn Bùn dƣ B 7 NaOCl 1. Song chắn rác 2. Bể tách dầu 3. Bể điều hòa 4. Bể lắng I 5. Bể aerôten 6. Bể lắng II 7. Bể tiếp xúc 8. Bể nén bùn 9. Sân phơi bùn A : Nƣớc thải vào hệ thống xử lý B : Nƣớc thải sau xử lý C : Bùn khô D : Váng dầu WP-1 : Bơm nƣớc thải SP-1 : Bơm bùn Váng nổi SP- 3 D 9 SP-1 4 5 SP-1 6 2 Váng nổi C

Mạng lƣới thoát nƣớc mƣa đƣợc thu gom vào hệ thống cống riêng, xây dựng các hố ga lắng cặn trên đƣờng dẫn mƣa và tập trung vào bể lắng cặn trƣớc khi cho thoát ra ngoài hệ thống thoát nƣớc chung của khu vực. Các hố ga này đƣợc thiết kế đảm bảo chịu đƣợc va đập và áp lực lớn do các hoạt động trên bề mặt tạo nên, ống thoát nƣớc đƣợc thiết kế là loại ống BTCT chịu áp lực cao nhằm tránh các tác động cơ học làm hƣ hại ống.

Xử lý nƣớc thải để đảm bảo nƣớc thải trƣớc khi thải vào nguồn tiếp nhận đạt quy chuẩn chất lƣợng hiện hành (QCVN 40:2011/BTNMT) là công đoạn bắt buộc. Các cảng nên xem xét và đầu tƣ công nghệ xử lý nƣớc thải phù hợp với quy mô cũng nhƣ vốn đầu tƣ của cơ sở mình.

b4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại trạm xử lý nước thải tập trung:

Các cảng biển có thể xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải chung cho cả nƣớc thải sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt. Do thành phần nƣớc thải sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt của các cảng chứa hàm lƣợng dầu,COD và BOD cao nên tại các cảng có thể thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung vơi sơ đồ công nghệ nhƣ sau:

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

Công nghệ xử lý nƣớc thải của trạm xử lý tập trung đƣợc phân chia thành 3 giai đoạn: xử lý bậc 1, xử lý bậc 2 và xử lý bùn.

- Giai đoạn xử lý bậc 1 bao gồm các công trình xử lý cơ học: + Song chắn rác (lƣới lƣợc thô) vận hành thủ công

+ Bể điều hòa + Tách dầu + Lắng I

- Giai đoạn xử lý bậc 2:

Chủ yếu tập trung vào quá trình xử lý sinh học nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nƣớc thải. Quá trình xử lý sinh học đƣợc ứng dụng để tính toán thiết kế công nghệ trong trƣờng hợp này là quá trình bùn hoạt tính (Activated sludge process). Công trình đơn vị thực hiện chức năng này là bể aerôten. Ƣu điểm của quá trình bùn hoạt tính là hiệu quả loại bỏ BOD cao và dễ thích ứng khi xử lý với tải trọng tăng đột biến (do tính chất nƣớc thải chung của cảng thì thƣờng không ổn định theo từng giờ trong ngày).

- Xử lý bùn:

Lƣợng bùn hoạt tính sinh ra trong quá trình xử lý sinh học sau khi lắng ở bể lắng đợt II đƣợc tuần hoàn một phần về bể aerôten (từ bể lắng đợt II) và phần bùn dƣ (bể lắng I và II) đƣợc đƣa sang bể nén bùn trọng lực sau đó đƣa sang sân phơi bùn để làm giảm thể tích bùn. Váng dầu vớt ra từ hệ thống xử lý sẽ đƣợc quản lý nhƣ chất thải nguy hại.

c. Quy trình quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

c1. Phân loại chất thải tại nguồn

Phân loại chất thải tại nguồn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý chất thải rắn thông thƣờng và CTNH tiếp theo bao gồm: quá trình vận chuyển, lƣu giữ, tái sử dụng và xử lý chất thải. Giảm nguy cơ gây ảnh hƣởng xấu cho môi trƣờng, cộng đồng và ngƣời lao động.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

- Các chất thải rắn thông thƣờng tại các cảng có thể loại thành 2 nhóm chính: là các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng nhƣ kim loại, nhựa, gỗ…và các chất thải khác.

- Đối với các cảng biển các chất thải nguy hại có thể phân loại thành các loại: + Nƣớc thải nhiễm dầu

+ Dầu thải + Mỡ sáp thải

+ Giẻ dính dầu, dính sơn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NHÓM CẢNG BIỂN PHÍA BẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CẢNG BIỂN KHU VỰC NÀY (Trang 76 -102 )

×