Kết quả điều tra chất lƣợng môi trƣờng không khí tại một số cảng biển

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và hiện trạng môi trường nhóm cảng biển phía bắc đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường cho các hoạt động cảng biển khu vực này (Trang 55 - 63)

CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA BẮC

3.2.1. Kết quả điều tra chất lƣợng môi trƣờng không khí tại một số cảng biển khu vực phía Bắc khu vực phía Bắc

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

Số liệu kết quả đo đạc và phân tích chất lƣợng môi trƣờng tại các cảng đƣợc thu thập từ Trung tâm đào tạo và tƣ vấn KHCN Bảo vệ môi trƣờng thuỷ. Mỗi cảng đƣợc tiến hành đo đạc, lấy mẫu tại 3 khu vực: khu vực đầu cảng (tính từ cổng), khu vực giữa cảng và khu vực cuối cảng. Mỗi khu vực tiến hành đo đạc, lấy mẫu tại 3 thời điểm khác nhau vào các tháng 6, 7 và 8 năm 2013.

Kết quả đo đạc và phân tích chất lƣợng môi trƣờng không khí các cảng biển khu vực phía Bắc đƣợc thể hiện trong các biểu đồ dƣới đây.

a. Kết quả đo đạc hàm lượng bụi lơ lửng tổng số (TSP)

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Hình 3.1. Biểu đồ hàm lượng bụi tại các bến cảng của Quảng Ninh

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Hình 3.2. Biểu đồ hàm lượng bụi tại các bến cảng của Hải Phòng

Kết quả quan trắc hàm lƣợng bụi lơ lửng tổng số tại các cảng biển khu vực phía Bắc cho thấy:

- Tại các cảng của Quảng Ninh: Hàm lƣợng bụi lơ lửng tổng số (TSP) dao động từ 0,305 đến 0,522 mg/m3. Trong đó, 9/9 vị trí quan trắc có hàm lƣợng bụi lơ

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

lửng tổng số vƣợt giới hạn cho phép từ 1,01 đến 1,74 lần so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ). Hàm lƣợng bụi cao nhất đƣợc xác định tại khu vực cảng Cẩm Phả là 0,522 mg/m3

.

- Tại các bến cảng Hải Phòng: Hàm lƣợng bụi lơ lửng tổng số (TSP) dao động từ 0,258 đến 0,457 mg/m3

. Hầu hết các vị trí quan trắc đều có hàm lƣợng bụi lơ lửng tổng số vƣợt giới hạn cho phép từ 1,01 đến 1,52 lần so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ).

Nhƣ vậy, qua các số liệu cho thấy nồng độ bụi tại các cảng tiến hành khảo sát phần lớn vƣợt quy chuẩn cho phép về chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh theo QCVN 05:2013/BTNMT.

b. Kết quả đo đạc và phân tích một số khí độc hại

* Hàm lƣợng khí CO trong không khí tại các khu vực trọng điểm của các cảng khảo sát

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Hình 3.4. Biểu đồ hàm lượng CO trong không khí tại các bến cảng Hải Phòng

Theo số liệu hàm lƣợng khí CO trong không khí tại một số cảng khu vực phía Bắc cho thấy:

- Tại các cảng của Quảng Ninh: Hàm lƣợng CO trong không khí dao động từ 2,314 đến 2,437 mg/m3. Trong đó, tất cả 9/9 vị trí quan trắc có hàm lƣợng khí CO thoả mãn giới hạn cho phép so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ).

- Tại các bến cảng Hải Phòng: Hàm lƣợng CO trong không khí dao động từ 2,160 đến 3,010 mg/m3. Trong đó, tất cả 15/15 vị trí quan trắc có hàm lƣợng khí CO thoả mãn giới hạn cho phép so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ).

Nhƣ vậy, qua các số liệu cho thấy hàm lƣợng khí CO trong không khí tại các cảng khu vực phía Bắc đều thoả mãn QCVN 05:2013/BTNMT.

* Hàm lƣợng khí NO2 trong không khí tại các khu vực cảng đƣợc khảo sát

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng NO2 trong không khí tại các bến cảng của Quảng Ninh

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Hình 3.6. Biểu đồ hàm lượng NO2 trong không khí tại các bến cảng của Hải Phòng

Theo số liệu hàm lƣợng khí NO2 trong không khí tại một số cảng khu vực phía Bắc cho thấy:

- Tại các cảng của Quảng Ninh: Hàm lƣợng NO2 trong không khí dao động từ 0,136 đến 0,195 mg/m3. Trong đó, tất cả 9/9 vị trí quan trắc có hàm lƣợng khí NO2 thoả mãn giới hạn cho phép so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ).

- Tại các bến cảng Hải Phòng: Hàm lƣợng NO2 trong không khí dao động từ 0,118 đến 0,216 mg/m3. Trong đó, 14/15 vị trí quan trắc có hàm lƣợng khí NO2 thoả mãn giới hạn cho phép so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ). Riêng có một vị trí tại cảng Vật Cách có hàm lƣợng NO2 vƣợt 1,08 lần so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ).

Nhƣ vậy, qua các số liệu cho thấy hàm lƣợng khí NO2 trong không khí tại các cảng khu vực phía Bắc đều thoả mãn QCVN 05:2013/BTNMT. Riêng có một vị trí tại cảng Vật Cách có hàm lƣợng NO2 vƣợt 1,08 lần so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ). Điều này chứng tỏ các hoạt động của các phƣơng tiện giao thông trong khu vực cảng Vật Cách ảnh hƣởng rất lớn đến nồng độ khí NO2 trong khu vực.

* Hàm lƣợng khí SO2 trong không khí tại các khu vực cảng trọng điểm đƣợc khảo sát.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Hình 3.7. Biểu đồ hàm lượng SO2 trong không khí tại các bến cảng của Quảng Ninh

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Hình 3.8. Biểu đồ hàm lượng SO2 trong không khí tại các bến cảng của Hải Phòng

Theo số liệu hàm lƣợng khí SO2 trong không khí tại một số cảng khu vực phía Bắc cho thấy:

- Tại các cảng của Quảng Ninh: Hàm lƣợng SO2 trong không khí dao động từ 0,132 đến 0,149 mg/m3. Trong đó, tất cả 9/9 vị trí quan trắc có hàm lƣợng khí SO2 thoả mãn giới hạn cho phép so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ).

- Tại các bến cảng Hải Phòng: Hàm lƣợng SO2 trong không khí dao động từ 0,108 đến 0,166 mg/m3. Trong đó, tất cả 15/15 vị trí quan trắc có hàm lƣợng khí SO2 thoả mãn giới hạn cho phép so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ).

Nhƣ vậy, qua các số liệu cho thấy hàm lƣợng khí SO2 trong không khí tại các cảng khu vực phía Bắc đều thoả mãn QCVN 05:2013/BTNMT.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

c. Kết quả xác định độ ồn tại các khu vực cảng trọng điểm được tiến hành khảo sát

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Hình 3.9. Biểu đồ quan trắc tiếng ồn tại các bến cảng của khu vực Quảng Ninh

(Nguồn: Trung tâm ĐT và TV KHCN bảo vệ môi trường thủy, 2013)

Hình 3.10. Biểu đồ giá trị quan trắc tiếng ồn tại các bến cảng của khu vực Hải Phòng

Theo số liệu tiếng ồn tại một số cảng khu vực phía Bắc cho thấy:

- Tại các cảng của Quảng Ninh: Tiếng ồn trong khu vực các bến cảng dao động trong khoảng từ 79,3 đến 81,6 dBA. Tất cả 9/9 vị trí đo đạc đều vƣợt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT (70dBA- Từ 6 giờ đến 21 giờ).

- Tại các bến cảng Hải Phòng: Tiếng ồn trong khu vực các bến cảng dao động trong khoảng từ 69,1 đến 82,2 dBA. Hầu hêt các vị trí đo đạc vƣợt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT (70dBA- Từ 6 giờ đến 21 giờ).

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

Theo số liệu khảo sát các vị trí trọng điểm trong khu vực cảng cho thấy độ ồn tại một số vị trí trọng điểm vào giờ cao điểm vƣợt quá Quy chuẩn cho phép về tiếng ồn. Điều này cho thấy các tác động của các phƣơng tiện vận tải trong khu vực cảng ảnh gây ra ảnh hƣởng lớn đến độ ồn trong khu vực.

d. Nhận xét

Hoạt động giao thông vận tải nói chung và hoạt động hàng hải nói riêng tại các cảng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở khu vực cảng. Tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng không khí tại các khu vực cảng biển chủ yếu là do khí thải phát sinh từ quá trình sử dụng nhiên liệu của các phƣơng tiện giao thông vận tải đƣờng bộ và giao thông vận tải hàng hải hoạt động trong khu vực cảng. Tuy nhiên do đặc điểm tại các khu vực này có khả năng trao đổi không khí tốt do đó chất lƣợng môi trƣờng không khí tại các khu vực này thƣờng ít bị ô nhiễm.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và hiện trạng môi trường nhóm cảng biển phía bắc đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường cho các hoạt động cảng biển khu vực này (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)