0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá công tác quản lý môi trƣờng tại một số cảng biển khu vực phía

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NHÓM CẢNG BIỂN PHÍA BẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CẢNG BIỂN KHU VỰC NÀY (Trang 54 -55 )

Bắc

3.1.2.1. Quản lý chất thải phát sinh tr n cảng a. Quản lý nước thải

* Kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

Hầu hết các cảng biển đều chƣa kê khai và nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải theo quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải. Theo kết quả điều tra tại các cảng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh cho thấy 100% cơ sở chƣa kê khai và nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải.

* Xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận:

Tại thời điểm khảo sát chƣa có đơn vị nào có giấy phép xả nƣớc thải vào nguồn tiếp nhận của cơ quan chức năng theo quy định tại Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc. Tuy nhiên, có một số bến cảng đang lập hồ sơ xin cấp phép xả nƣớc thải vào nguồn tiếp nhận.

b. Quản lý chất thải rắn và CTNH

* Đối với chất thải rắn:

Tất cả các cảng biển khảo sát đã tiến hành thực hiện công tác quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn đƣợc phân loại và thu gom. Các cơ sở đều đã ký hợp đồng thu gom chất thải với các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý. Đối với các cảng ở Hải Phòng đã ký hợp đồng thu gom chất thải với Công ty TNHH MTV Môi trƣờng đô thị Hải Phòng và các cảng ở Quảng Ninh thì ký hợp đồng với Công ty cổ phần môi trƣờng đô thị Hạ Long.

* Đối với chất thải nguy hại:

Các cảng biển đều đã kê khai, thu gom, quản lý và đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại vơi sở Tài nguyên và Môi trƣờng đồng thời ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có giấy phép thu gom, xử lý CTNH của cơ quan chức năng

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hồng

theo đúng quy định tại Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT (Cảng Đình Vũ thuê Công cổ phần thƣơng mại Hải Đăng, cảng Hoàng Diệu thuê Công ty cổ phần Hoàng Anh, cảng Vật Cách, cảng Chùa Vẽ thuê Công ty TNHH Tân Thuận Phong). Tuy nhiên, một số cảng biển kê khai không đủ số lƣợng và chủng loại chất thải nguy hại phát sinh và chƣa thuê đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý CTNH.

3.1.2.2. Quản lý chất thải từ tàu a. Nước thải từ tàu

Tại hầu hết các cảng biển trong cả nƣớc đều chƣa có hệ thống thiết bị tiếp nhận chất thải lỏng, nƣớc ballast từ tàu dẫn đến việc quản lý việc thải các chất thải lỏng, nƣớc ballast từ tàu gặp nhiều khó khăn, mặc dù việc xây dựng các trang thiết bị tiếp nhận chất thải tại các cảng biển để tiếp nhận các loại chất thải từ tàu một cách thích hợp đã đƣợc quy định trong Công ƣớc MARPOL 73/78 và Thông tƣ 50/2012/TT- BGTVT quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam. Đây cũng là thực trạng tại các nƣớc thành viên Công ƣớc là những nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân của tồn tại này là do chƣa có sự quan tâm đúng mức, chƣa có một cơ chế tài chính thích hợp. Mặt khác Công ƣớc MARPOl 73/78 cũng chƣa có sự hƣớng dẫn thống nhất về tiêu chuẩn đối với thiết bị tiếp nhận chất thải. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, các tàu dầu vào lấy dầu, nhất là dầu thô ở khu vực xuất khẩu dầu vẫn đang thả nổi, chƣa có quy định vị trí trao đổi nƣớc ballast cho tàu tại các cảng biển.

b. Chất thải rắn sinh hoạt

Theo khảo sát tại các cảng biển năng lực thu gom của đơn vị dịch vụ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các tàu, đặc biệt là các tàu neo đậu tại vùng nƣớc, ngoài ra một số tàu biển không thuê thu gom.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NHÓM CẢNG BIỂN PHÍA BẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CẢNG BIỂN KHU VỰC NÀY (Trang 54 -55 )

×