0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Xã hội hóa công tác QLCTRSH

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 69 -77 )

62

Nhằm duy trì nâng cao hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn huyện ngày

càng đi vào nề nếp, cần thực hiện tốt quá trình tuyên truyền, vận động các hộ dân,

hộ sản xuất kinh doanh tích cực tham gia chương trình quản lý rác thải mà địa

phương đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới.

Mức phí và cách thu phí phải được tính toán một cách cụ thể và được người

dân thống nhất cao. Ở nhiều thôn, xã cần phải có sự can thiệp của các cấp chính

quyền địa phương. Để thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền, UBND huyện,

UBND các xã, thị trấn nên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức mặt trận, đoàn thể của

địa phương mình triển khai một cách thường xuyên và có hiệu quả về vấn đề quản

lý rác thải, qua đó vận động sự đồng tình của chủ nguồn thải về mức phí và cách thu

phí. Mức thu phí cần có sự dao động lớn giữa các đối tượng và hình thức xả thải.

Mức thu cần có sự thỏa thuận, thống nhất giữa đơn vị thu gom và chủ nguồn thải

dựa trên quy định chung của tỉnh. Hiện nay mức thu phí vệ sinh môi trường tại các

xã, thị trấn từ 1.500- 5.000 đồng/người/tháng và tiến tới sẽ tăng mức thu lên từ

3.000- 7.000đồng/người/tháng nhằm đáp ứng một phần chi trả cho người thu gom,

đối ứng chi trả Công ty Urenco 11.

- Lựa chọn và cử một số cán bộ tham gia các lớp tập huấn do Sở Tài nguyên

và Môi trường hoặc các đơn vị khác có năng lực trong lĩnh vực này tổ chức.

- Ngoài vấn đề trên, trong thời gian tới, phòng Tài nguyên & Môi trường

huyện cần phối hợp chặt chẽ với Công ty CP môi trường đô thị và công nghiệp 11-

Urenco11 nghiên cứu và đề xuất phương án đưa chi phí đầu tư cho hoạt động bảo

vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng vào kinh phí hoạt

động hàng năm của địa phương các xã, thị trấn trên cơ sở phân cấp về quản lý và

ngân sách. Hiện nay, toàn bộ kinh phí chi trả Công ty Urenco 11 vận chuyển, xử lý

CTRSH trên địa bàn huyện đều do ngân sách của tỉnh, huyện; phí vệ sinh môi

trường các xã, thị trấn thu của người dân chỉ đủ chi trả tiền công cho người lao động

tại các tổ, đội vệ sinh môi trường nên tiến tới tăng mức thu phí vệ sinh môi trường

đối với người dân và với từng cấp tỉnh, huyện, xã cũng sẽ phải bố trí nguồn ngân

sách hàng năm cho công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu gom, vận

chuyển, xử lý CTRSH nói riêng nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

63

KẾT LUẬN

Huyện Văn Lâm với vị trí địa lý thuận lợi đến nay huyện đã tiếp nhận gần

300 doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất, kinh doanh với diện tích thu hồi gần

1.000ha, có 18 làng nghề và làng có nghề (trong đó có 6 làng nghề được công nhận

là làng nghề đó là: làng nghề Minh Khai -TT Như Quỳnh; làng nghề sơ chế dược

liệu tái chế nhựa Nghĩa Trai- xã Trưng Trắc, làng nghề may da Ngọc Loan- xã Tân

Quang, làng nghề chế biến gỗ thôn Ngọc- xã Lạc Đạo, làng nghề đúc đồng Lộng

Thượng- xã Đại Đồng, làng nghề đậu phụ Xuân Lôi - xã Đình Dù). Phần lớn khu,

cụm công nghiệp xây dựng hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu hệ thống xử lý nước thải,

chất thải. Các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sản xuất trong làng nghề cũng như làng

có nghề quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu dân cư hoặc nơi ở; công

nghệ sản xuất cơ bản là lạc hậu và thiếu ổn định nên ô nhiễm môi trường khó kiểm

soát làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Do vậy lượng rác thải, nước

thải...cũng luôn là vấn đề bức xúc trên địa bàn huyện. Chính vì vậy công tác quản lý

môi trường nói chung và quản lý CTRSH nói riêng trên địa bàn huyện là vấn đề hết

sức cấp bách và cần thiết; yêu cầu phải có giải pháp thực hiện cụ thể. Thông qua

luận văn tác giả đã đánh giá hiện công tác quản lý, dự báo lương phát sinh và đề

xuất một số giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa

bàn huyện Văn Lâm. Qua đó làm cơ sở để UBND huyện Văn Lâm triển khai công

tác quản lý môi trường nói chung và quản lý CTRSH nói riêng trên đia bàn huyện

trong thời gian tới ngày một tốt hơn. Mố số giải pháp cụ thể như sau:

- Xây dựng và kiện toàn lại bộ máy quản lý CTRSH từ huyện (đó là xây

dựng HTX dịch môi trường cấp huyện trực thuộc phòng Tài nguyên & Môi trường)

đến xã, thị trấn (xây dựng HTX dịch vụ môi trường cấp xã trực thuộc UBND xã, thị

trấn).

- Tập trung, nâng cao hiệu quả của hai hình thức thu gom, vận chuyển

CTRSH trên địa bàn huyện (Thu gom, vận chuyển CTRSH hàng ngày và thu gom,

vận chuyển CTRSH từ các điểm container).

- Tiếp tục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức từ cán bộ, đảng

viên và nhân dân đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý

CTRSH nói riêng; từng bước xã hội hóa công tác quản lý CTRSH.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Bảo vệ môi

trường năm 2005 và nghị định hướng dẫn thi hành. Nhà xuất bản chính trị

quốc gia 2007.

2. Chính Phủ. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ

về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Hà Nội, 2007.

3. Chính Phủ. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ

về quản lý chất thải rắn. Hà Nội, 2007.

4. Chính Phủ. Nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ

về việc phân loại đô thị.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tài liệu hội nghị bảo vệ môi

trường trong nông nghiệp và nông thôn. Hà Nội 2008.

6. Bộ Tài nguyên & Môi Trường. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia

năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. Hà Nội, 2011.

7. Bộ Tài nguyên & Môi Trường. Báo cáo môi trường quốc gia 2011- Chất

thải rắn, 2011

8. Đặng Kim Cơ. Kỹ thuật môi trường. NXB Khoa học kỹ thuật 2004

9. Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo hiện trạng

môi trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2007. Thành phố Hồ Chí Minh,

2008.

10. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hưng Yên. Báo cáo tổng hợp quy

hoạch chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.

11. Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm. Đề án quản lý và bảo vệ môi trường

năm 2011- 2015, định hướng đến năm 2020.


12. Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế, xã hội năm 2013 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2014. Văn

Lâm, 2013.

65

13. Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế, xã hội các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,

2011, 2012, 2013.

14. Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm. Niên giám thống kê huyện Văn Lâm,

2005 – 2013.

15. Vũ Thị Thanh Hương. Dự án tổng hợp xây dựng các mô hình thu gom, xử

lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã. Cục Bảo vệ môi trường,

2006.

16. Trần Thanh Lâm. Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế. Nhà xuất bản

lao động, 2006.

17.Đình Long và Nguyễn Văn Sơn. Tập bài giảng “Quản lý chất thải rắn

và Chất thải nguy hại. Đại học Công nghiệp Thành phố HCM, 2009.

18. Đặng Kim Chi. Chất thải rắn nông thôn, nông nghiệp và làng nghề: Thực

trạng và giải pháp. Hội nghị khoa học Tổng cục Môi trường, 7/2011.

19. Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao Trường Sơn. Bài giảng Quản lý

môi trường: Chương 6 – Quản lý môi trường nông thôn. Hà Nội, 2012.

20.Tổng hợp từ trang http: www.env.go, jp

66

PHỤ LỤC

(Hình ảnh về hiện trạng và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên)

67

68

2- Hình ảnh về công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn

huyện Văn Lâm.

- Thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày.

69

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 69 -77 )

×