0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 33 -33 )

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Văn Lâm

Huyện Văn Lâm nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, tiếp giáp với các tỉnh,

Thành Phố và các huyện trong tỉnh như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh.

- Phía Tây giáp huyện Văn Giang.

- Phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào.

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

26

Toàn huyện có 11 xã, thị trấn với 85 thôn, phố, ấp là một trong 10 huyện thị

của Tỉnh có vị trí thuận tiện cho sản xuất kinh doanh.

Dân số hiện nay trên 117.046 người (tính đến tháng 12/2013), mật độ phân

bố dân số bình quân trên địa bàn huyện là 1.571 người/km

2

. Huyện có một số tuyến

đường chính như Quốc lộ 5A (chiều dài qua huyện khoảng 7km), đường sắt Hà

Nội- Hải Phòng, đường 196, đường 206 và tuyến đường 19 chạy dọc theo chiều dài

huyện. Tính đến 31/8/2013 trên địa bàn huyện đã có 10/11 xã, thị trấn được UBND

tỉnh cho phép tiếp nhận đầu tư 254 dự án với diện tích xin thuê khoảng 1087,08 ha

(trong đó công ty quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A tính là 01 dự án vì

các dự án thuê lại đất của công ty quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A

thuộc quản lý của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và không tính các dự án

thuê nhà xưởng) và nhiều làng nghề truyền thống sản xuất gây ô nhiễm môi trường

như tái chế phế liệu nhựa ở thôn Minh Khai- thị trấn Như Quỳnh; tái chế kim loại

màu- xã Chỉ Đạo; làng nghề đậu phụ thôn Xuân Lôi- xã Đình Dù; làng nghề sản

xuất đồ gỗ tại thôn Ngọc- xã Lạc Đạo; làng nghề đúc đồng Lộc Thượng- xã Đại

Đồng, làng nghề chế biến thuốc nam, thuốc bắc- xã Tân Quang...

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: *Tài nguyên đất

*Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai đến 01/01/2013, tổng diện tích tự nhiên toàn

huyện là 7.443,25ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 3.922,11ha, đất phi nông nghiệp

là 3.507,67ha.

*Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm

với trữ lượng khá dồi dào và phân bố đều trên địa bàn huyện:

Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của Văn Lâm chủ yếu được lấy từ hệ

thống các sông ngòi, ao hồ và lượng mưa hàng năm. Sông lớn nhất trên địa bàn

huyện là hệ thống sông Bắc Hưng Hải, ngoài ra huyện còn có một hệ thống dày đặc

các ao, hồ, sông ngòi nhỏ như: sông Đình Dù, sông Từ, sông Bún, sông Lương Tài,

sông Kiên Thành...…phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, nguồn

27

nước mặt của huyện có sự khác biệt rõ rệt theo mùa do ảnh hưởng bởi chế độ thủy

văn của các con sông và do sự khác biệt về lượng mưa trong mùa mưa và mùa khô.

Nước ngầm: huyện có mỏ nước ngầm với trữ lượng lớn hiện tại UBND tỉnh

đang cho phép Công ty liên doanh Lavie khai thác và nguồn nước ngầm phục vụ

sinh hoạt cho nhân dân hàng ngày chủ yếu là nước giếng khoan qua bể lọc. Còn nhà

máy cung cấp nước sạch của Công ty nước và môi trường Việt Nam tại khu trung

tâm huyện đã đưa vào sử dụng nhưng việc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân

còn hạn chế.

3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội

Trước đây Văn Lâm là một huyện thuần nông với việc hầu hết người dân

tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây

dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa của đất nước cơ cấu kinh tế của Văn

Lâm đã có sự chuyển dịch rõ rệt (bảng 3.1).

Dựa vào bảng 3.1 ta có thể thấy cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lâm có sự

chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp – Thủy sản và tăng tỷ

trọng của các lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Dịch vụ. Trong giai

đoạn 2005 – 2013 tỷ trọng ngành Nông nghiệp – Thủy sản giảm từ 42,66% (2005)

xuống còn 26,00% (2013), tức giảm 2,38%/năm. Trong khi đó tỷ trọng ngành Công

nghiệp – Xây dựng tăng 7,15% (từ 24,45% năm 2005 lên 31,60% năm 2013) đạt tốc

độ tăng trưởng bình quân 1,02%/năm. Tỷ trọng trong lĩnh vực Thương mại - dịch

vụ của huyện tăng nhanh với tốc độ 1,36%/năm.

Trong giai đoạn, 2010 – 2013 tổng giá trị sản xuất của huyện Văn Lâm tăng

từ 1.833,97 tỷ đồng lên 3.817 (tăng 1.983,03 tỷ đồng trong vòng 3 năm). Giá trị sản

xuất của tất cả các lĩnh vực đều liên tục tăng nhanh. Điều này cho thấy nền kinh tế

của huyện trong những năm qua phát triển khá nhanh và tương đối ổn định.

28

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm qua các năm 2005 – 2013 [13]

Lĩnh vực Chỉ tiêu Năm

2000

Năm

2010

Năm

2013

Tăng/

giảm

Bình

quân/năm

Nông nghiệp

Thủy sản

Giá trị

(tỷ đồng) - 503,69 992,42 488,73 122,18

Tỷ lệ

(%) 42,66 27,46 26,00 -16,66 -2,38

Công nghiệp

Xây dựng

Giá trị

(tỷ đồng) - 767,52 1.206,17 438,65 109,66

Tỷ lệ

(%) 24,45 41,85 31,60 7,15 1,02

Thương mại

Dịch vụ

Giá trị

(tỷ đồng) - 562,76 1.618,41 1.055,65 263,91

Tỷ lệ

(%) 32,89 30,69 42,40 9,51 1,36

Tổng

Giá trị

(tỷ đồng) - 1.833,97 3.817,00 1.983,03 495,76

Tỷ lệ

(%) 100 100 100

3.2. Thực trạng môi trường CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm

3.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH

Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Lâm với dân số trên 117.000 người và một

lượng lớn dân số cơ học (lao động, học sinh, sinh viên...) sinh sống, làm việc (01

trường Đại học và gần 300 doanh nghiệp đầu tư thuê đất sản xuất, kinh doanh) và

nhiều làng nghề truyền thống, làng có nghề phát triển, các khu trung tâm thương

mại, chợ...nên lượng rác thải dân sinh, rác thải công nghiệp phát sinh là rất lớn. Tuy

nhiên, nguồn rác thải phát sinh từ các hộ dân tại các khu dân cư là nguồn rác lớn nhất

trên địa bàn. Thành phần rác thải này bao gồm rau quả, củ thừa và hư hỏng, thực phẩm,

29

giấy, nhựa, gỗ thủy tinh,…Ngoài ra còn có lượng rác thải phát sinh từ các chợ, đường

phố, ngõ xóm, khu vui chơi giải trí… được thu gom và vận chuyển cùng với rác thải sinh

hoạt nên có thể coi như một bộ phận của rác thải sinh hoạt .

3.2.2. Khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm


Theo số liệu tác giả đã cùng với Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Văn

Lâm, Công ty CP môi trường đô thị và công nghiệp 11- Urenco 11 điều tra, khảo sát

từ năm 2010-2013 và qua số liệu thu gom rác thải dân sinh (từ các điểm tập kết

container, thu gom hàng ngày và rác thải tồn đọng) từ các năm 2010 đến 2013 của

phòng Tài nguyên & Môi trường cung cấp thì lượng CTRSH phát sinh tại 11 xã, thị

trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.2: Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Văn Lâm

STT Tên xã, thị trấn Dân số

(người)

Lượng rác

(Kg/ngày)

Bình quân

(Kg/người/ngày

1 Như Quỳnh 17.605 15.492 0,88

2 Tân Quang 12.953 10.751 0,83

3 Trưng Trắc 11.393 10.253 0,90

4 Đình Dù 7.690 5.229 0,68

5 Lạc Hồng 8.311 9.124 1,10

6 Lạc Đạo 14.184 9.929 0,70

7 Chỉ Đạo 8.005 5.043 0,63

8 Minh Hải 9.729 4.475 0,46

9 Đại Đồng 9.191 4.412 0,48

10 Việt Hưng 8.293 5.307 0,64

11 Lương Tài 8.113 5.112 0,63

Tổng 115.467 85.127 7,93

Qua kết quả điều tra thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy huyện Văn Lâm hình thành 02

khu vực rõ rệt với tỷ lệ phát sinh rác thải khác nhau: Khu vực 1 gồm có 06 xã, thị trấn

(Như Quỳnh, Đình Dù, Trưng Trắc, Lạc Hồng, Tân Quang, Lạc Đạo) có tỷ lệ phát sinh

30

rác thải cao từ 0,68- 1,1kg/người/ngày, đây là các xã, thị trấn tập trung chủ yếu các

doanh nghiệp thuê đất sản xuất, kinh doanh và tập trung trường Đại học Tài chính- Quản

trị kinh doanh với số lượng lao động, học sinh, sinh viên cơ học rất cao. Còn lại khu vực

2 gồm 05 xã còn lại (Chỉ Đạo, Đại Đồng, Minh Hải, Việt Hưng, Lương Tài) với tỷ lệ rác

thải phát sinh thấp hơn từ 0,46-0,63kg/người/ngày, đây là các xã có số lượng doanh

nghiệp thuê đất sản xuất, kinh doanh ít, thuần nông nên lượng rác thải sinh hoạt phát sinh

ít hơn các xã, thị trấn tại khu vực 1.

Hiện nay chất thải rắn phát sinh từ mọi hoạt động trên địa bàn huyện trung

bình một ngày từ 80-100 tấn tương ứng với mức phát thải bình quân toàn huyện là

0,7 kg/người/ ngày, trong đó xã có mức phát sinh thấp nhất là 0,46 kg/người/ngày

và cao nhất lên tới 1,1 kg/người/ngày, đây là mức phát sinh chất thải rắn khá cao so

với mức bình quân cả nước.

3.2.3. Thành phần rác thải trên địa bàn nghiên cứu

Theo số liệu tác giả đã cùng với Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Văn

Lâm, Công ty CP môi trường đô thị và công nghiệp 11- Urenco 11 điều tra, khảo sát

cho thấy thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm như sau:

Bảng 3.3: Thành phần CTRSH huyện Văn Lâm

STT Thành phần Tỷ lệ

(% khối lượng)

1 Chất hữu cơ có thể làm phân vi sinh 29,0

2 Cao su, chất dẻo và nylon…. 17,0

3 Gạch đá, tạp chất trơ 12,0

4 Thuỷ tinh, sành sứ 4,05

5 Kim loại, vỏ lon 2,7

6 Đất cát và chất khác 35,25

Tổng 06 100%

Qua bảng số liệu 3.3 cho ta thấy hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm thành

phần CTRSH tập trung chủ yếu vào 6 loại chính và cơ bản là đồng nhất với thành

phần CTRSH của cả nước. Tuy nhiện, thành phần chất hữu cơ chiếm 29% thấp hơn

tỷ lệ trung bình của cả nước (tỷ lệ trung bình của cả nước là 50-60% chất hữu cơ) là

31

do huyện Văn Lâm là một huyện công nghiệp với 09/11 xã, thị trấn đã tiếp nhận các

doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất, kinh doanh với gần 300 doanh nghiệp; ngoài ra

còn có trên 20 làng nghề truyền thống, làng có nghề hoạt động trong một số lĩnh

vực như thu mua, tái chế phế liệu, chế biến thực phẩm, đúc đồng…(làng nghề tái

chế nhựa Minh Khai, làng nghề tái chế kim loại màu Đông Mai, làng nghề chế biến

bóng bì Bình Lương, làng nghề đúc đồng Lộng Thượng…). Ngoài ra hiện nay trên

địa bàn huyện Văn Lâm đang phát triển nghề thu mua, tái chế nhựa phế liệu với

khoảng gần 1.000 cơ sở, hộ gia đình/11 xã, thị trấn (không tính đến làng nghề tái

chế nhựa thôn Minh Khai- TT. Như Quỳnh) nên lượng chất thải rắn sau khi các cơ

sở, hộ gia đình thải bỏ sẽ được đổ bỏ lẫn lộn vào CTRSH mà không được phân loại,

thu gom riêng và lượng chất thải rắn này được đưa ra các điểm tập kết sau đó vận

chuyển về Khu xử lý chất thải Đại Đồng để xử lý mà không có sự giám sát, xử lý

nghiêm của UBND các xã, thị trấn. Chính vì vậy CTRSH có thành phần chất hữu

thấp hơn so với các địa phương khác. Mặt khác, quá trình đô thị hóa phát triển

nhanh đã kéo theo tốc độ xây dựng các công trình công cộng, dân sinh (đường, cầu,

công sở, nhà ở…) đã kéo theo các loại CTR công nghiệp, chất thải xây dựng… đổ

lẫn CTRSH nên dẫn đến thành phần chất thải của huyện Văn Lâm có điểm khác biệt

như trên.

3.2.4. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH ở huyện Văn Lâm 3.2.4.1. Công tác tổ chức quản lý CTRSH.

3.2.4.1. Công tác tổ chức quản lý CTRSH.

* Về cơ cấu tổ chức.

Hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường đang là cơ quan pháp lý quản lý

môi trường và đất đai trên địa bàn huyện. Công tác quản lý CTRSH hiện nay được

thực hiện theo hình 3.2.

Căn cứ vào hình 3.2 trên có thể thấy, hiện nay vấn đề quản lý RTSH được

UBND huyện giao cho phòng Tài nguyên & Môi trường quản lý, phối hợp cùng với

Công ty cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp 11 – Urenco11. Ở cấp xã, vấn đề

quản lý CTRSH được giao cho cán bộ môi trường phụ trách. Cán bộ môi trường xã sẽ

kết hợp cùng với các tổ vệ sinh môi trường tại các khu phố, thôn/làng đảm nhiệm trực

32

tiếp việc thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn do mình phụ trách.

Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm

* Về nhân lực.

Hiện tại nhân lực của phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Văn Lâm có

12 người tuy nhiên chỉ có 02 công chức phụ trách vấn đề môi trường. Như vậy, có

thể thấy nhân lực cấp huyện dành cho vấn đề quản lý môi trường nói chung và quản

lý CTRSH nói riêng còn rất mỏng.


Bên dưới cấp xã, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã có cán bộ

phụ trách vấn đề môi trường. Tuy nhiên, là cán bộ kiêm nhiệm (cán bộ địa chính).

Điều này cho thấy, mặc dù đã có sự quan tâm tới vấn đề môi trường và quản lý

CTRSH nhưng rõ ràng nhân lực quản lý của các địa phường vẫn còn nhiều bất cập.

3.2.4.2. Các văn bản pháp quy về quản lý CTRSH:

UBND huyện Văn Lâm đã ban hành một số văn bản chỉ đạo trong công tác

UBND huyện

(Chủ tịch huyện)

Phòng Tài nguyên

và Môi trường

Công ty Cổ phần Môi

trường Đô thị và Công

nghiệp 11-Urenco 11

UBND xã (cán bộ môi trường)

33

quản lý bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTRSH nói, cụ thể như sau:

+ Đề án số 02/ĐABVMT- UBND ngày 08/9/2011 của UBND huyện Văn

Lâm đề án quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2011- 2015,

định hướng đến 2020.

+ Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 28/6/2013 của UBND huyện về triển

khai thực hiện Chương trình hành động số 51/CTr-UBND ngày 26/4/2013 của

UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ

tỉnh ủy về tăng cường quản lý, xử lý tình trang ô nhiễm môi trường trên địa bàn

huyện Văn Lâm.

+ Hướng dẫn số 02/HD-UBND ngày 28/3/2007 của UBND huyện Văn Lâm

về việc thực hiện Ký cam kết bảo vệ môi trường đối với cộng đồng dân cư.

3.2.4.3. Kinh phí đầu tư cho quản lý CTRSH

* Cấp huyện.

Từ năm 2008 đến 2013, nguồn kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường

được UBND tỉnh Hưng Yên và UBND huyện Văn Lâm phân bổ là 20.870 triệu

đồng, nguồn vốn trên được quản lý, sử dụng hiệu quả, giải quyết được khó khăn

trong công tác quản lý rác thải, góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên

địa bàn huyện nói chung và các xã nói riêng. Nguồn kinh phí được hỗ trợ phục vụ

cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; xây dựng điểm container tập

kết và bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh quy mô cấp thôn hoặc xã; mua

sắm phương tiện, trang thiết bị, quần áo bảo hộ lao động phục vụ cho công tác bảo

vệ môi trường.

Chi tiết các khoản chi phí cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn

huyện Văn Lâm được trình bày trong bảng 3.5.

34

Bảng 3.4. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động BVMT cấp huyện

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Kinh phí Nội dung thực hiện

Xây dựng

Điểm

container

Thu gom

rác thải

Mua dụng cụ,

phương tiện,

chế phẩm EM

Tuyên truyền

môi trường

2008 900 0 400 450 50

2009 1.540 440 800 250 50

2010 2.910 720 1.800 320 70

2011 4.880 1.400 2.600 800 80

2012 4.940 900 3.600 340 100

2013 5.700 900 4.200 500 100

Tổng 20.870 4.320 13.400 2.660 450

Bảng 3.5 cho thấy, nguồn kinh phí môi trường hiện nay của huyện Văn Lâm

chủ yếu được sử dụng để đầu tư cho các hoạt động liên quan đến quản lý CTRSH.

Nguồn kinh phí này có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, tuy nhiên với

khối lượng công việc lớn trên địa bàn cả huyện thì nguồn kinh phí này là vẫn còn

hạn chế.

* Cấp xã/thị trấn

Hiện nay nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn

các thôn, xã chủ yếu được lấy từ một số nguồn chính như: từ ngân sách của địa

phương, từ đóng góp của người dân, từ hỗ trợ của tỉnh, huyện. Tình hình ngân sách

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 33 -33 )

×