Đối với công tác quản lý nhà nước về CTR nói chung và CTRSH nói riêng hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm ngoài việc triển khai, thực hiện các văn bản Luật, văn bản dưới luật, văn bản của tỉnh thì huyện cũng đã có xây dựng và ban hành
53
Đề án số 02/ĐABVMT- UBND ngày 08/9/2011 đề án quản lý và bảo vệ môi trường năm 2011- 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm vạch ra các nhiệm vụ và định hướng công việc phải làm trong lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH nói riêng. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc triển khai, thực hiện Đề án còn hạn chế; cơ chế phối hợp, trách nhiệm của huyện, xã trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH còn chưa rõ ràng. Trong thời gian tới huyện Văn Lâm cần xây dựng quy chế quy định cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH nhằm nêu rõ trách nhiệm của từng cấp quản lý (huyện, xã/thị trấn); cơ chế phối hợp; nguồn kinh phí đầu tư, thực hiện; công tác giám sát; chính sách hỗ trợ cho các xã/thị trấn để đầu tư trang thiết bị, nâng cao thu nhập cho lao động tại các tổ, đội vệ sinh môi trường cũng chính là nâng cao hiệu quả trong thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện.
Huyện cần thiết phải xây dựng Quy hoạch môi trường của huyện cho các giai đoạn 5 năm, 10 năm và định hướng 20 năm nhằm vạch rõ định hướng phát triển kinh tế- xã hội gắn với bảo vệ môi trường và nhất là trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH nhằm đưa huyện Văn Lâm phát triển một cách bền vững.
Cụ thể như sau:
- Xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh các quy chế cụ thể trong lĩnh vực quản lý môi trường, trong tất cả các giai đoạn của hoạt động quản lý CTRSH như khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng…đối với các cơ sở sản xuất, hộ gia đình; cần có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời khi cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch quản lý CTRSH trên địa bàn huyện. UBND huyện thường xuyên đôn đốc chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện quản lý CTRSH. Đề cao vai trò và phát huy vai trò của các tổ chức mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội CCB, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT.
- Phải có biện pháp cụ thể yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, phải hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, ngăn
54
cấm tình trạng đổ rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định xuống ao,hồ, bãi chôn lấp của thôn.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là trong khâu thu gom, tập kết, xử lý CTR đối với các doanh nghiệp thuê đất; cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.
- Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH nhằm nâng cao ý thức của mọi người và đưa công tác xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường đi vào thực tế.
- Xã hội hóa, kêu gọi cá nhân đầu tư để làm công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trong thời gian tới trên địa bàn huyện; như: hỗ trợ vốn, thùng chứa rác, đặc biệt là phương tiện trang thiết bị thu gom, kinh phí xây dựng điểm tập kết hoặc bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh.
- Hằng năm UBND huyện; UBND các xã, thị trấn cần bố trí ngân sách phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường, nhất là cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.