III Đất chưa sử dụng 3.226.514 9,
3 Đất chưa sử dụng 2519,88 15,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
(Nguồn số liệu: Phòng TN&MT huyện Thanh Liêm)
3.3.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các tổ chức
3.3.3.1. Kết quảđạt được
Nhìn chung trong những năm qua công tác quản lý đất đai tại huyện đã đi vào nề nếp, các công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện tốt, kịp thời, hiệu quả; các tổ chức sử dụng đất ổn định đúng mục đích theo các quyết định giao cấp đất và hồ sơ địa chính các cấp đang quản lý, hiện trạng sử dụng đất biến động không nhiều; do đó nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyện để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị và các khu dân cư.
Luật đất đai 2013, cùng các văn bản liên quan được ban hành nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch của ngành, tỉnh và huyện đề ra.
Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từ huyện xuống xã, thị trấn được củng cố, đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ chính trị. Các xã, thị trấn trong huyện đều có từ 01 đến 02 cán bộ địa chính chuyên trách.
Nhìn chung trong những năm qua công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực không chỉ trong công tác ban hành các văn bản pháp luật về đất đai mà còn trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi cho mọi người dân, giúp người sử dụng đất tại địa phương có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng đất đai.
3.3.3.2. Những tồn tại cần khắc phục
- Việc phổ biến cho người sử dụng đất biết quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, các trình tự thủ tục hành chính trong quản lý đất đai và trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất chưa được đồng bộ.
- Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn còn diễn ra ở một số nơi, như việc lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; việc sử dụng đất ở một số nơi còn lãng phí, gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
đất, tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất quy hoạch của tập thể để xây dựng các công trình của các tổ chức.
- Công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính mới chỉ được thực hiện đo vẽ trong khu dân cư, còn một số nơi khu đất canh tác chưa thực hiện đo đạc bản đồ; đất canh tác có biến động lớn do chuyển sang đất phi nông nghiệp và dồn điền đổi thửa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất đai.
3.4. Thực trạng quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại huyện Thanh Liêm không thu tiền sử dụng đất tại huyện Thanh Liêm
3.4.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của các tổchức được giao đất không thu tiền sử dụng đất. chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Năm 2013 trên địa bàn huyện Thanh Liêm có 49 tổ chức (không phân tích theo các tổ chức theo đơn vị hành chính xã, thị trấn trên địa bàn huyện) được giao đất với tổng khu đất sử dụng với diện tích là 1.181,5 ha chiếm 7,2% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó
- Đất phi nông nghiệp là 1.181,5 ha
- Hình thức sử dụng đất: Sử dụng đất vào mục đích xây dựng trụ sở cơ quan là 1.181,5 ha.
Theo loại hình tổ chức sử dụng đất: Diện tích của các tổ chức sử dụng đất lớn nhất là loại hình tổ chức UBND xã quản lý 1.157,6 ha, chiếm 98,5% tổng diện tích của các tổ chức, chủ yếu là đất nông nghiệp 5% công ích xã. Diện tích của các tổ chức sử dụng đất nhỏ nhất là loại hình tổ chức chính trị 1,81ha chiếm 0,02 % tổng diện tích của các tổ chức. Chi tiết được thể hiện tại bảng 3.8.
Bảng 3.8. Hiện trạng tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ chức phân theo loại hình sử dụng tại huyện Thanh Liêm
STT Loại hình tổ chức Tổng số tổ chức (phân theo nhóm) Tổng số khu đất sử dụng Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%)