0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC GIAO ĐẤT KHÔNG THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM (Trang 58 -66 )

III Đất chưa sử dụng 3.226.514 9,

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn qua, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự cố gắng của toàn dân trong huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVIII. Kinh tế của huyện Thanh Liêm tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

trưởng mạnh, giá trị sản xuất tăng bình quân 5 năm qua là 13,57%/năm. Kinh tế của huyện phát triển trên cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,28 triệu đồng/người (năm 2013), tăng 5,01 triệu đồng/người so với năm 2009.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tại huyện Thanh Liêm

đơn vị tính:tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng giá trị sản xuất 806,41 1000,03 1185,93 1393,48 1760,36 + NN, thuỷ sản 235,64 246,25 256,80 268,42 280,26 + Công nghiệp và XD 379,25 530,00 668,75 801,03 1320,07 + Thương mại, dịch vụ 191,52 223,78 260,38 324,03 348,03

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm)

Bảng 3.2. GDP các ngành kinh tế tại huyện Thanh Liêm

đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng GDP 439,95 495,00 567,30 651,93 749,72

+ Nông nghiệp, thuỷ sản 142,10 144,50 150,68 153,85 157,70 + Công nghiệp và xây dựng 185,15 218,00 262,60 306,41 310,06

+ Thương mại, dịch vụ 112,70 132,50 154,02 191,67 281,96

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm) 3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự chuyển dịch giữa vật nuôi và cây trồng theo chiều hướng phát triển tốt. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định.

Cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Năm 2013 cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 19%, công nghiệp, xây dựng chiếm 48,5%, dịch vụ chiếm 32,5% .

Tuy nhiên mức độ chuyển dịch diễn ra còn chậm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP chưa chưa đáp ứng động lực thúc đẩy kinh tế theo hướng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nhìn chung nền kinh tế của huyện phát triển còn chậm so với tỉnh và toàn quốc. Do đó thời gian tới từ nay đến năm 2020 cần đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ thương mại, mở ra hướng khai thác ngành dịch vụ-du lịch. Tăng tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của huyện, tiếp tục giảm dần và giữ ở mức ổn định tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản

3.1.2.3. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, Đảng bộ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất; các cấp các ngành kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản năm 2009 đạt 217,89 tỷ đồng so với năm 2013 đạt 254,49 tỷ đồng, tăng 36,6 tỷ đồng. Trong đó trồng trọt 175,54 tỷ, chăn nuôi đạt 73,21 tỷ và thuỷ sản đạt 5,54 tỷ.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thanh Liêm

Đơn vị tính: Tỷđồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng giá trị sản xuất 217,89 226,50 233,82 245,23 254,49 1 Trồng trọt 162,39 167,00 169,16 172,39 175,74 2 Chăn nuôi 52,50 56,00 60,53 67,65 73,21 3 Thuỷ sản 3,00 3,50 4,13 5,19 5,54

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm)

Diện tích gieo trồng hàng năm đạt mức từ 17.200 - 18.000 ha. Hệ số sử dụng đất bình quân đạt 2,56 lần. Năng suất lúa hàng năm đạt 61 tạ/ha. Cơ cấu trà lúa, giống lúa được chuyển đổi căn bản, trà xuân sớm vụ chiêm xuân giảm từ 40% diện tích xuống còn 25% diện tích; diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao tăng từ 15% năm 2008 lên 45% năm 2013. Sản lượng lương thực trung bình hàng năm đạt 95.295 tấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Sản xuất cây vụ đông trong nhiều năm giảm diện tích (chỉ đạt xấp xỉ 1.000 ha/năm). Tỷ lệ giá trị sản xuất vụ đông mới chỉ chiếm 8,27% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đến năm 2013 đã từng bước khôi phục, hình thành một số vùng chuyên canh với những giống cây có năng suất cao và chất lượng tốt, dễ canh tác như ngô, bí xanh, khoai tây...đem lại thu nhập cao cho nông dân trong huyện.

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thanh Liêm TT Cây trng, vật nuôi Ch tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Lúa cả năm Diện tích Ha 14.508 14.144 14.087 14.070 14.143

N ăng suất Tạ/Ha 50,8 56,4 57 59,2 58,4

Sản lượng Tấn 73.652 79.830 80.312 83.343 82.612 2 Lúa Xuân

Diện tích Ha 7.469 7.340 7.214,8 7.003 7.098,3

Năng suất Tạ/Ha 59,5 61,3 59,5 62,8 61,7

Sản lượng Tấn 44.440 44.994 42.928 43.975 43.867 3 Lúa mùa

Diện tích Ha 7.039 6.804 6.872 7.068 7.045

Năng suất Tạ/Ha 41,5 51,2 54,4 55,7 56,5

Sản lượng Tấn 33.724 29.212 34.836 37.384 39.368 4 Ngô cả năm

Diện tích Ha 484 374 382 342 200,8

Năng suất Tạ/Ha 35,7 37,6 37,8 37 49,7

Sản lượng Tấn 1.727 1.408 1.444 1.265 998

5 Khoai Lang

Diện tích Ha 384 309 241 214 259,8

Năng suất Tạ/Ha 82,6 90,6 93,1 90,1 102,7

Sản lượng Tấn 3.170 2.801 2.237 1.926 2.669 6 Tổng đàn trâu Con 1.022 592 635 553 679 7 Tổng đàn bò Con 9.555 10.140 9.854 7.880 6.916 8 Tổng đàn lợn Nghìn con 53,6 53,9 56,7 61,1 57,6 9 Tổng đàn gia cầm Nghìn con 322 525 500,3 511,1 947,5 10 Thuỷ sản Tấn 59 89 76 175 175

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm) 3.1.2.4. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện tăng trưởng nhanh, từ 304,95 tỷ đồng năm 2009 lên 1294,58 tỷ đồng năm 2013.

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng huyện Thanh Liêm

Đơn vị tính: Tỷđồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) 416,33 500,40 610,55 796,75 1294,58 1 CN-TTCN 317,08 340,40 387,80 530,00 854,20 2 Xây dựng 99,25 160,00 222,75 266,75 440,38

(Phòng thống kê huyện Thanh Liêm)

Theo thống kê toàn huyện có 214 doanh nghiệp đang hoạt động. Với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác chế biến đá, bột nhẹ, dệt may; tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề truyền thống xay xát, thêu ren xuất khẩu, mây tre đan, mộc...tạo công ăn việc làm cho 6.506 lao động( trong đó có 2.643 lao động nữ) nông nhàn ở địa phương, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào sự phát triển chung của ngành.

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển nhanh và đạt được nhịp độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất 5 năm (2009-2013) tăng bình quân 22,82%. Các sản phẩm chủ yếu như: bột đá, hàng thêu, may mặc, phôi thép tăng cao: Đá các loại bình quân 5 năm đạt 5.476.000 m3, xi măng 161.000 tấn. Tiếp tục đầu tư xây dựng 03 cụm CN-TTCN trên địa bàn trong đó: cụm CN-TTCN xã Thanh Lưu diện tích 6 ha đã lấp đầy 100% diện tích, các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng và sản xuất thu hút được 361 lao động, tiếp tục đầu tư triển khai xây dựng vào cụm CN-TTCN Thanh Hải diện tích 25 ha.

3.1.2.5. Khu vực kinh tế dịch vụ

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Liêm dịch chuyển theo xu hướng tích cực: Tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

tăng. Năm 2009, cơ cấu kinh tế của huyện là công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ thì đến nay cơ cấu đó đã thay đổi theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Bảng 3.6: Giá trị ngành dịch vụ huyện Thanh Liêm giai đoạn 2009_2013

Đơn vị tính: Tỷđồng (giá 1994) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) 191,52 223,78 260,38 324,03 348,03

GDP 112,70 132,50 154,02 191,67 281,96

Chỉ số tăng GDP 8,65 17,56 16,24 24,44 47,10

(Phòng thống kê huyện Thanh Liêm)

Tính theo GDP, năm 2009 giá trị tổng sản phẩm dịch vụ đạt 103,73 tỷ đồng thì đến năm 2013 tăng lên 281,96 tỷ đồng tăng hơn 2,7 lần so với năm 2009. Sự phát triển của ngành dịch vụ phù hợp với định hướng chung của huyện là: phát triển huyện theo hướng kinh tế đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, nông nghiệp sinh thái và các ngành CN, TTCN truyền thống.

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ liên tục tăng lên trong 05 năm qua, bình quân hàng năm tăng 15%. Các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá, vật tư trong huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, bình quân 05 năm là 1.074 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu tăng từ 8,5 triệu USD năm 2009 lên 11,9 triệu USD vào năm 2013. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thêu ren truyền thống.

3.1.2.6. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông thời gian qua được đầu tư, cải tạo và nâng cấp bằng nguồn vốn Nhà nước và huy động sức dân đóng góp nhờ đó chất lượng các công trình giao thông được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi. Hệ thống giao thông của huyện được hình thành 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh và huyện

- Quốc lộ 1A dài 16 km do Trung ương quản lý

Tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo thành đường cấp III-ĐB có 2-4 làn xe, có bề rộng mặt đường 11m, nền đường 12m, hành lang bảo vệ đường bộ mỗi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

bên 15m.

- Quốc lộ 21A dài 7 km Trung ương ủy quyền cho tỉnh quản lý - Đường tỉnh lộ gồm:

+ Đường ĐT 495 địa phận huyện Thanh Liêm có chiều dài 15,20 km điểm đầu từ thôn Mậu Chử kết thúc tại ĐT 495B. Là đường cấp VI-ĐB, mặt đường đá dăm láng nhựa rộng 3,50m, nền đường rộng 6,50m

+ Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 1 số tuyến đường: đường ĐT 495B, đường ĐT 491, đường phân lũ, đường N2 (đường vành đai), đường chắn nước núi

- Đường huyện có khoảng 70 km gồm: đường ĐH 09, B2B, T1, T2… và 98 km đường trục xã; 271 km đường thôn xóm; 344 km đường giao thông nội đồng.

Hệ thống cảng đường sông trên địa bàn huyện gồm: Cảng xi măng Hoàng Long, cảng xi măng Xuân Thành, cảng xi măng Hòa Phát, cảng xi măng Thanh Liêm,...

Trong 5 năm qua huyện cũng đã đầu tư xây dựng mới 6 cây cầu, nâng cấp cải tạo 74.081 m đường bê tông xi măng (Trong đó có 30.300m thuộc dự án giao thông đến trung tâm các xã), 23.040m đường cấp phối, 8.283,3m mặt đường láng nhựa thuộc dự án WB3.

Bên cạnh đó, Thanh Liêm còn có các hoạt động về giao thông đường thuỷ (sông Đáy và sông Châu Giang); giao thông đường sắt nối liền từ nhà máy xi măng Kiện Khê hoà vào mạng lưới đường sắt quốc gia, tham gia vận chuyển hàng hoá trong và ngoài vùng.

3.1.2.7. Hệ thống thuỷ lợi:

Huyện có 2 sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Châu Giang.

Có 2 hệ thống đê điều: Đê điều Trung ương và đê điều địa phương, tuyến đê tả Đáy dài 23,75 km với 5 bờ kè lót mái là kè Tháp, kè Đức Hoà, kè Động Xuyên, kè Tràng và kè Đoan Vỹ; tuyến đê nam Châu Giang dài 5,5 km. Các đê phối địa phương hầu hết đã được tôn tạo và nâng cấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Ngoài ra huyện còn có 10 cống dưới đê phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: Cống tưới, cống tiêu nước khu dân cư, thị trấn Kiện Khê, cống lấy nước Đông Hà, cống xả tiêu trạm bơm Võ Giang, cống lấy nước trạm bơm Nhâm Tràng; cống lấy nước khu dân cư Thanh Hải, cống xả tiêu trạm bơm Kinh Thanh, cống lấy nước trạm bơm Kinh Thanh.

Hệ thống công trình do xã quản lý lấy nước trực tiếp từ sông Đáy: trạm bơm La Mát - Kiện Khê, trạm bơm Nam Công - Thanh Tân, trạm bơm Bồng Lạng - Thanh Nghị, trạm bơm Đông Hải-Thanh Hải. Ngoài ra còn có các hệ thống kênh tưới, kênh tiêu phục vụ sản xuất cho nông nghiệp.

3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC GIAO ĐẤT KHÔNG THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM (Trang 58 -66 )

×