9. Cấu trúc của luận văn
1.4 Xây dựngVHNT tích cực lành mạnh
1.4.1 Xây dựng các qui tắc giao tiếp, úng xử của mọi người trong nhà trường
Việc xây dựng VHNT trong bất kỳ trường học nào cũng dựa trên các yếu tố đó, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của VHNT,đó là các giá trị và các chuẩn mực VH ứng xử:
- Trước hết,xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ nhà GD và CB trong trường theo triết lý GD chung và riêng của mình. Môi
GD HS tự chủ trong cuộc sống và cởi mở trong một cộng đồng hòa hợp, điều này sẽ chi phối đến những yếu tố tiếp sau. Xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo ra một động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc đánh giá chất lượng GD VHNT.
- Xây dựng hệ thống chuân mực VH chung và riêng của nhà trường là một việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu GD mang tính bảo tồn VH dân tộc cũng như nội dung GD VH trong nhà trường. Đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường GD có CH mà ở đó “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò” và các hoạt động GD có tính định hướng VH.Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó.
- Xây dựng các chuân mực VH giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường. Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có VH.
Giáo dục VHNT cho HS cần được đặt trong một môi trường GD VH với các hoạt động GD có ý nghĩa, mang tính định hướng. Xây dựng hệ thống chuẩn mực VHNT đóng một vai trò quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự du nhập VH ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Ở đây cũng cần xây dựng và GD phương pháp tiếp nhận VH là có chọn lọc cho các thế hệ mai sau. Cụ thể:
+ GD đạo đức
+ GD truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. + GD kỹ năng giao tiếp và VH ứng xử.
Mặt khác, xây dựng VHNT cần hướng vào người học, đó là:
- Đáp ứng những yêu cầu về quyền của người học cần được xem như yêu cầu sống còn của VHNT;
-Tăng cường phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học; - Thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân.
Ba định hướng có tính nguyên tắc này cần được quán triệt trên tất cả các khía cạnh của VHNT, cả về những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để VHNT trở nên gần gũi,thân thiết và gắn bó với người học.
- Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà tri thức ngày càng trở nên quan trọng thì môi trường nhà trường-cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách cũng ngày càng chiếm ưu thế, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển xã hội, tạo lập nên một môi trường sống và học tập trong sáng lành mạnh luôn được các nhà giáo dục ở mọi thời đại quan tâm, tuy nhiên với xã hội mà "sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tồn tại ảnh hưỏng không nhỏ tới uy tín của Đảng và nhà nước" thì "Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam "đang là một vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội chứ không riêng gì của các thầy cô giáo trong môi trường nhà trường.
Chúng ta hãy nhìn lại một số "điếm nóng" cúa học sinh, giáo viên đang được xã hội hết sức quan tâm.
về đạo đức, lối song vãn hoá của học sinh:
Xin trích dẫn một vài số liệu khách quan do Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Việt Nam công bố: tỉ lệ học sinh đi học muộn ở các trưong phổ thông là 20%, các trường đại học, cao đẳng là 32%, các Trung tâm GDTX 58%, tỉ lệ vi phạm quy chế thi, kiêm tra ở các trường phổ thông là 8%, các trường đại học, cao đắng 25%, các trung tâm GDTX là 87%. Tỷ lệ nói năng vô lễ với giáo viên ở khối phổ thông là 27%, ở khối đại học, cao đẳng là 15% còn ở khối trung tâm GDTX là 22%. Các con số này phản ánh thực trạng là càng lớn thì ý thức của học sinh càng kém, các em dễ dàng vi phạm lỗi lầm, các quy chế tối thiểu trong nhà trường. Hiện tượng học sinh thiếu trung thực trong học tập và cuộc sống, thiếu lễ phép và tôn trọng với thầy cô giáo tăng dần theo cấp học và độ tuổi. Bạo lực học đường không còn là hiện tượng hiếm xảy ra kế cả học sinh
nam và nữ. Các loại tệ nạn xã hội (Trộm cắp, ma tuý học đường, quan hệ nam nữ thiếu lành mạnh...) cũng xảy ra thường xuyên hon (đáng buồn là ở các trường đã từ lâu rất có uy tín về chất lượng giảng dạy, học tập và tư cách đạo đức của giáo viên, học sinh cũng không tránh khỏi tệ nạn này). Một số học sinh có lối sống thực dụng, xa rời các giá trị truyền thống, hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, sống thiếu trách nhiệm.
về cán bộ, giáo viên: vẫn còn tồn tại những giáo viên có những quan
niệm không đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục, thể hiện ở việc chưa thực sự tận tụy trong giảng dạy, chưa gương mẫu trong quan hệ với đồng nghiệp, chưa tạo được niềm tin và sự khâm phục cho học sinh. (Không ít học sinh cảm thấy khá hụt hẫng về thái độ thiếu gần gũi của giáo viên, mặc dù các em rất có nhu cầu tiếp xúc, tâm sự, không chỉ là trao đối nội dung môn học mà còn là rất nhiều những vấn đề tế nhị nảy sinh trong quá trình học tập, trong cuộc sống đòi thường...mà các em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo).
1.4.2 Cách thức phát triển văn hóa nhà trường tích cực, lành mạnh.
Xây dựng bộ máy quản lý có năng lực,tổ chức lao động sư phạm hợp lý,khoa học.
Thực hiện dân chủ hóa trường học ,công khai các hoạt động nhà trường. Củng cố lực lượng kiểm tra và đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ
Tăng cường cơ sở vật chất và tạo cảnh quang môi trường. Tăng cường công tác đối thoại trong hội đồng sư phạm
Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong nhà trường Chăm lo đời sống vật chất,tinh thần cho đội ngũ
1.4.3 Hiệu trưởng có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa nhà trường.
* Tác động ảnh hưởng
Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Các hình thức chức năng quản lý bao gồm chủ yếu: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Theo nghĩa rộng, sự tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng của nó bao gồm những nội dung rất đa dạng từ việc hình thành các quan niệm về con người nói chung đến việc thực hiện các biện pháp thúc đây hành động đối với
một cá nhân, một tập thể cụ thể.
Tuy nhiên, sự tác động quản lý thường được hiểu theo nghĩa hẹp là sự làm biến đổi trực tiếp các đối tượng các đối tượng của sự quản lý theo một mục tiêu nào đó. Khái niệm hoạt động quản lý được dùng để chỉ sự tác động theo nghĩa này.
Hoạt động quản lý bao gồm rất nhiều việc như:
Xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức hoạt động trong tập thể, thu thập, xử lý các thông tin, ra quyết định mệnh lệnh, kiếm tra đánh giá con người, tiếp xúc con người... Dù là việc gì, nhà quản lý cũng tính đến yếu tố con người
Công tác quản lý trước hết là vấn đề con người, là tác động con người, quản lý trước hết là vấn đề con người, là tác động vào con người, tổ chức điều kli
iển sử dụng con người và tập thể người.
Thật ra hoạt động là một thuật ngữ tương đối phức tạp. về mặt triết học,hoạt
động được coi là phương thức tồn tại của con người. Con người tồn tại bằng các thông qua hoạt động. Trong tâm lý học, hoạt động được hiểu là sự tiêu tốn năng lượng nhất định đé biến đổi một đối tượng nhất định.
Tâm lý học phân biệt hoạt động, xét về mặt phát triển cá thể, thành ba hình t
hái cơ bản là hoạt động chơi, hoạt động học và hoạt động lao động.
Nhưng về mặt phân công xã hội, thì hoạt động lao động được thực hiện dướ
Nói cách khác, phân công lao động xã hội phát triển đến một mức độ phát triển nhất định sẽ làm xuất hiện những cá nhân đóng vai trò chỉ huy, điều
hành các hoạt động lao động khác của xã hội.
Hoạt động có tính chất chuyên biệt của những cá nhân đóng vai trò điều hà nh ấy chính là hoạt động quản lý. Như vậy, hoạt động quản lý là một dạng hoạt động lao động đặc thù của một nhóm người đóng vai trò chỉ huy, điều hành các hoạt động khác của xã hội.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể như: + Phong cách quản lý
I Tin tưởng + Giao lưu hai chiều + Cảm thấy công việc có ích + Muốn được gánh vác trách nhiệm
+ Khen thưởng công bằng I Sức ép công việc hợp lý + Có cơ hội thành công + Kiểm tra, tổ chức hợp lý + Được tham gia vào công việc chung...
Trong đó, phong cách quản lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý tập thể.
Bầu không khí tâm lý gồm ba yếu tố tạo thành - Tinh thần, thái độ của con người
- Sự gắn bó với tập thê
- Mối quan hệ giữa người với người.
Phong cách quản lý ảnh hường trực tiếp đến ba yếu tố này.
+ Phong cách quản lý ảnh hưởng đến tinh thần, thái đô cấp dưới
Theo kết quả qua nhiều năm nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Đại học Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy:
Người lãnh đạo càng quan tâm thì sự buồn bực của cấp dưới càng giảm. Người lãnh đạo càng ít quan tâm thì nỗi buồn bực quần chúng càng tăng lên.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận:
Khi người lãnh đạo càng thúc đẩy công việc thì sự buồn bực càng tăng Nếu nhà lãnh đạo quan tâm nhiều thì sự thúc đẩy quần chúng có thể tăng mà quần chúng không tỏ ra bực bội.
Còn nếu nhà lãnh đạo quan tâm ít thì cũng không thể làm giảm sự bực bội c ủa quần chúng. Mặc dù buông lỏng tổ chức, không thúc đây công việc thì quần chúng vẫn bất mãn nếu người lãnh đạo quên quan tâm đến họ.
Như vậy, muốn hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ có hiệu quả có chất lượng cao, mấu chốt là phải quan tâm đến con người.
Quan tâm đến con người và thúc đẩy công việc hợp lý là tối ưu. Tỉ lệ bực bội và bỏ việc cao nhất khi nhà quản lý ít quan tâm đến con người bất kế mức độ thúc đẩy công việc sẽ ra sao.
+ Phong cách quản lý ảnh huỏng đến sự gắn bó trong tập thể
Tâm trạng của tập thể, tâm trạng cá nhân có ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể.
Tâm trạng đó chính là phản ứng tâm lý của cá nhân hay tập thể trước điều kiện sống, làm việc củatập thể và trước người quản lý. Các thành viên trong tập thể sẽ gắn bó với nhau nếu họ làm việc với tâm trạng phấn khởi, vui vẻ. Nếu người quản lý có phong cách tự do, đẻ mọi người làm việc thoải mái, tùy tiện, việc mình mình làm, chắng quan tâm đến ai, chẳng ai giúp ai và cũng chẳng cần sự giúp đỡ thì không khí làm việc sẽ lạnh nhạt, nhàm chán, do đó không tạo được sự gắn bó trong tập thể.
Quản lý theo phong cách độc đoán, người quản lý chỉ ra lệnh, kiếm soát, đô n đốc, không chịu tìm hiếu tâm tư, nguyện vọng của quân chúng, quân chúng sẽ không dám đến gần. Tâm trạng mọi người bất an, lúc
Trong không khí như vậy, không có mối quan hệ tình cảm thân thiết giữa người này với người khác.
Mọi người lăng lặng làm việc, ít quan tâm đến nhau.Giữa người quản lý và quần chúng có khoảng cách xa.Tập thể sẽ có người không thích nhà quản lý mà không nói ra, nhưng có người muốn lấy lòng cấp trên, sinh ra tập thê chia bè, rẻ
nhóm.
Người quản lý theo phong cách dân chủ, cùng sống và làm việc với các thành viên, cùng quyết mọi vấn đề và cùng chịu trách nhiệm. Chính sự đồng cam cộng khố đó sẽ gắn bó tập thể. Trong tập thể ít có cải vã, mọi người hợp tác rất tốt, tinh thần tập thê lên cao. Người quản lý tin tưởng, giao quyền cho cấp dưới, cấp dưới không phụ lòng tin ở cấp trên, họ cùng gán bó với nhau vỉ tập thể. Phong cách quản lý dân chủ sẽ tạo sự gắn bó với nhau của các thành viên trong tập thể ở mứcđộ cao nhất.
+ Phong cách quản lý ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người với ngưòi
trong tập thê
Trong xã hội, con người không ai sống một mình.Mỗi người là một phần của xã hội và người ta cần nhau.Con người tạo nên xã hội, đồng thời xã hội tạo nên con người.Tập thể nhà trường là xã hội thu nhỏ
Không ai không cần sự giúp đỡ theo cách này hay cách khác và không ai vô dụng đến mức không giúp được gì cho người khác. Tất cả phụ thuộc vào nhau
TIỂU KÉT CHƯƠNG 1
Với vị trí đặc biệt của nhà trường(là tổ chức cơ sở) và với vai trò quan trọng của VHNT đối với sự phát triển tiến bộ của nhà trường cũng như đối với yêu cầu đối mới quản lý nhà trường nói riêng và quản lý GD&ĐT nói chung,chúng ta cần phải tìm ra cách xây đựng và phát huy cho được VHNT vào thực tiễn của hoạt động dạy và học và thực tiễn hoạt động quản lý của hiệu trưởng.
Xây dựng VHNT lành mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững thực chất là xây dựng nền nếp, kỹ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy (trong đó có các nhà QLGD)theo các chuẩn mực chung của XH và những quy định riêng của ngành GD.
CHƯƠNG 2. THựC TRẠNG XÂY DựNG VĂN HÓA
• • •
NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN QUẶN 8 TP.HCM
2.1. Khái quát về lịch sự phát triển các trường THPT trên địa bàn quận 8, thành phố HCM.
2.1.1 Sự ra đòi của các trường THPT trên địa bàn quận 8.
Trong 5 trường THPT công lập,trường THPT Lương Văn Can đã được chọn đầu tư thành trường trọng điểm của quận, các trường THPT còn lại đều đã được công nhận là trường tiên tiến nhiều năm liền. Thành tích đó đã tạo đà cho sự phát triển trong những năm tới.
Trường THPT Lương Văn Can được thành lập năm 1967, trường THPT Ngô Gia Tự năm 1976, trường THPT Tạ Quang Bửu năm 2001, trường THPT chuyên Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định năm 2005, trường THPT Nguyễn Văn Linh năm 2010. Trường THPT Nguyễn Văn Linh khi mới thành lập và tiếp nhận học sinh cho năm học 2010 -2011 có 13 lóp 10, đến năm học 2012-2013 mới hoàn cấp đủ 03 khối lóp Năm học 2013-2014 trường có 29 lớp, 1072 học sinh,có 67 CB, GV- CNV, trong đó có 5 CB-GV đạt trình độ Thạc sĩ chuyên ngành.
2.1.2 Tình hình giáo dục của quận 8
Nhìn chung giáo dục THPT quận 8 đã có bước phát triển mạnh về quy mô; cơ sở vật chất cũng từng bước được bố sung, hoàn thiện, song chỉ mới dừng lại ở việc kiên cố hoá các phòng học; phòng làm việc; phòng chức năng vẫn còn thiếu; phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn được trang bị nhưng chưa
T Số (%) Số (%) Số (%) 1 Vi phạm kỷ luật (từ phê bình ...trở lên) 5 5,0 0 15 15,00 80 80,00 2Đã từng sử dụng ma túy (ít nhất một lần) 0 0,0 0 2 2,00 98 98,00 3BỊ đình chỉ học (tiết,