Khái quát về Đại học YDược TP.HCM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên đại học y dược TP HCM (Trang 33)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1947, Trường Đại học Y Dược Sài Gòn được thành lập như là một phân hiệu của Trường Đại học Y Dược Đông Dương (hay còn gợi là Trường Y khoa Hà Nội). Phân hiệu này do GS. C.Massias (người Pháp) làm Hiệu trưởng. Năm 1951, GS. Phạm Quang Đệ là người Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Sau hiệp định Genève (1954), phân hiệu này trở thành Y Dược Đại học đường Sài Gòn do GS. Phạm Biểu Tâm làm Hiệu trưởng.

Y Dược Đại học đường Sài Gòn, trụ sở chính được đặt tại 28 đường Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần, quận 3, TP. Hồ Chí Minh), gồm một căn nhà 2 tầng dùng làm văn phòng, thư viện, phòng họp giảng viên, và 3 căn nhà ngang dùng làm nơi giảng dạy lý thuyết.

Các phòng thực tập khoa học cơ bản và y học cơ sở nằm rải rác trong thành phố Sài Gòn như Cơ thể học viện ở đường Trần Hoàng Quân (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), Bệnh viện Sài Gòn, Viện Pasteur.

Để làm tốt công tác cứu chữa thương bệnh binh và chăm lo sức khỏe nhân dân trong những vùng giải phóng, năm 1966, Ban Y tế miền Nam ra quyết định thành lập Trường đào tạo cán bộ y tế miền Nam ở chiến khu Đông Nam Bộ. Cán bộ điều hành, giảng viên, nhân viên của trường là các anh chị đến từ thành thị và nông thôn miền Nam, các anh chị miền Nam tập kết ra Bắc trở về, các anh chị miền Bắc tự nguyện vào miền Nam công tác.

Ngày 16 tháng 11 năm 1966, Y khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức chuyên về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, quận 5. Trung tâm có cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại nhất lúc bấy giờ.

Năm 1970, Trường Đại học Y khoa Minh Đức, là trường đại học tư nhân thuộc Viện Đại học Minh Đức, khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 01 tháng 12. Sau năm 1975, theo chủ trương của Nhà nước, các sinh viên của Trường Đại học Y khoa Minh Đức được nhập vào đê học tại Y khoa Đại học đường Sài Gòn.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam thống nhất hai miền Nam, Bắc. Ngành Y tế bước vào giai đoạn mới. Ngoài công việc khắc phục hậu quả của chiến tranh, lãnh đạo ngành cần sớm đưa nền y tế nước nhà hòa nhập và đuổi kịp các nước trong khu vực, cũng như dần dần theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Trong công tác xây dựng và phát triên thì việc đào tạo nhân lực là khâu then chốt. Với yêu cầu đó, ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định thành lập Trường Đại học Y Dược TP.HCM

trưởng Khoa Y, GS. Võ Thế Quang làm Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Khoa trưởng Khoa Răng Hàm Mặt và DS. Nguyễn Kim Hùng làm Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Khoa trưởng Khoa Dược.

Tiếp theo, ngày 26 tháng 8 năm 1978, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ký’ Quyết định số 1004/BYT/QĐ thành lập 10 phòng ban chức năng giúp việc Hiệu trưởng gồm: Phòng Giáo vụ, Phòng Giáo dục chính trị, Phòng Giáo tài, Phòng Tố chức cán bộ, Phòng Kế toán tài vụ, Phòng Hành chính tổng họp, Phòng Quản trị, Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng Quản lý sinh viên và Trạm Y tế.

Ngoài ra, trong quyết định này Bộ thành lập các bộ môn giảng dạy cho 3 khoa trong đó:

- Khoa Y có 12 bộ môn giảng dạy chung cho 3 khoa và 18 bộ môn giảng dạy chung cho khoa Y, Răng hàm mặt. Ngoài ra còn có 6 bộ môn đào tạo chuyên khoa sau đại học.

- Khoa Dược có 11 bộ môn trong đó 3 bộ môn giảng chung cho 3 khoa và 8 bộ môn giảng riêng cho khoa Dược.

Năm 1999, khoa Y tế công cộng được thành lập từ bộ môn Y tế công cộng của trường và khoa Tổ chức - Quản lý y tế của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM.

Năm 2000, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được thành lập trên cơ sở hợp nhất Phòng khám đa khoa của trường, Phòng khám đa khoa của Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học và Bệnh viện Y học cổ truyền của khoa Y học cổ truyền.

Như vậy, kể từ năm 2000, Trường Đại học Y Dược TP.HCM có 7 khoa: khoa Khoa học cơ bản, khoa Y, khoa Y học cổ truyền, khoa Răng Hàm Mặt, khoa Dược, khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học, khoa Y tế công cộng và một bệnh viện phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Theo Nghị định 49/2003/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2003, Trường Đại học Y Dược TP.HCM được phát triển thành Đại học Y Dược TP.HCM và dự kiến các khoa sẽ trở thành các trường đại học thành viên.

2.1.2. Sứ mạng

Đại học Y Dược TP.HCM là trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế; đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và góp phần

Đại học Y Dược TP.HCM qua nhiều thay đối, phát triển và hoàn thiện đã có được bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh như hiện này với (xem chi tiết các phòng, đơn vị, khoa và cơ sở thực hành ở phụ lục 4):

- 09 phòng chức năng và 15 đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám hiệu trong từng lĩnh vực.

- 07 khoa có nhiệm vụ đào tạo các ngành nghề do khoa quản lý.

- Các cơ sở thực hành có nhiệm vụ kết hợp với các khoa trong công tác đào tạo các ngành nghề cho học viên, sinh viên và học sinh.

2.1.5. về đào tạo:

Nhà trường hiện đào tạo đầy đủ các chuyên ngành của ngành y tế và quản lý theo mô hình 3 cấp: Trường, Khoa, Bộ môn.

Đào tạo ở các bậc: Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ học và các lớp bồi dưỡng.

Tính từ 1976, trường đã đào tạo gần 16.000 bác sĩ đa khoa, 2.500 bác sĩ Răng Hàm Mặt, 700 bác sĩ Y học cổ truyền, 7.000 Dược sĩ, 3.000 Cử nhân.

Từ 1983 đến nay, đào tạo gần 300 Tiến sĩ; 1.600 Thạc sĩ và 10.000 bác sĩ — dược sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú.

Ngoài ra, nhà trường còn hỗ trợ đào tạo cho các trường (Khoa Y Dược - Đại học Đà Nang, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, Khoa Y - Đại học Quốc gia TP.HCM, Học viện Quân Y, Trường Đại học Y Dược cần Thơ) và các tỉnh thành phía Nam. Nhà trường cũng đã đào tạo nhiều cán bộ y tế có trình độ đại học và sau đại học cho các nước bạn Lào và Campuchia.

2.1.6. về nghiên cứu khoa học:

Đại học Y Dược TP.HCM là một trung tâm nghiên cứu khoa học y dược và phát triển công nghệ của ngành y tế. Nhiều công trinh nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong giảng dạy và phục vụ. “Tạp chí Y học TP.HCM” của trường được coi là một trong những tạp chí chuyên ngành có uy tín cao.

2.1.7. về phục vụ cộng đồng:

Nhà trường luôn đóng vai trò của một trung tâm đào tạo, đồng thời là một trung tâm văn hóa, thực hiện nhiệm vụ phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

học sức khỏe thế giới; Tổ chức các đại học sử dụng Pháp ngữ; Hội đồng Hiệu trưởng các trường sử dụng tiếng Pháp; Tổ chức giáo dục y khoa, nha khoa Đông Nam A; Tổ chức dược các nước Đông dương, Tổ chức các trường nha khu vực sông Mê Kông...

2.1.8. Mục tiêu phát triển của Đại học Y Dược TP.HCM đến năm 2020

2.1.8.1. về tổ chức;

Đại học Y Dược TP.HCM sẽ phát triển thành Viện Đại học Khoa học sức khỏe có mô hình tổ chức 3 cấp; viện đại học, trường đại học thành viên/khoa và bộ môn. Ngoài các trường thành viên và khoa, Đại học Y Dược TP.HCM sẽ xây dựng một số viện khoa học, trung tâm, công ty trực thuộc viện đại học hoặc trường đại học thành viên.

2.1.8 2. về đội ngũ cán bộ:

Định hướng tỷ lệ giảng viên/kỹ thuật viên/nhân viên: 60/20/20.

Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đào tạo cán bộ đầu ngành. Mục tiêu đạt tỷ lệ cơ cấu giảng viên:

học là đào tạo đa khoa; chuyên khoa 1 và thạc sĩ là đào tạo chuyên khoa; chuyên khoa 2 và tiến sĩ là đào tạo chuyên khoa sâu (chuyên gia).

Thực hiện phương pháp học tập tích cực, ứng dụng phương pháp học có sự trợ giúp của máy vi tính, giảm giờ học trên lóp, tăng thêm giờ tự học.

Xây dựng và phát triển trung tâm giáo dục y học đế hỗ trợ cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.

Xây dựng và phát triển trung tâm huấn luyện kỹ năng y khoa để thu hút sự tự học ngoài giờ của sinh viên.

2.1.8.4. về nghiên cứu khoa học:

Nâng cấp hiện đại hóa các phòng thực hành, phòng thí nghiệm...

Tăng cường hoạt động, thông tin khoa học, khai thác thông tin trên internet...

T Các vai trò Rấ Qua ít tru

TT Động cơ tự học Điểm

Rất Qua ít

Mục đích khảo sát: Thu thập thông tin từ sinh viên đế có căn cứ thực tiễn đánh giá hoạt động tự học. Từ đó đề xuất giải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM.

Nội dung khảo sát: Nhận thức, động cơ, thời gian, phương pháp, hình thức và kỹ năng của hoạt động tự học.

Đối tượng khảo sát: gồm 200 sinh viên thuộc tất cả các ngành và các năm học.

Phương pháp khảo sát:

- Quan sát hoạt động tự học của sinh viên tại ký túc xá, thư viện và trong khuôn viên nhà trường.

- Phỏng vấn bằng phiếu hỏi.

- Trao đối trực tiếp với sinh viên về các thông tin được khảo sát.

Điểm trung bình = ((A X 3) + (B X 2) + (C X 1)) / 200 Với:

- A là số lượng khảo sát đồng ý của các cột “Rất quan trọng”, “Thường xuyên” hoặc “Rất tốt”.

- B là số lượng khảo sát đồng ý của các cột “Quan trọng”, “Thỉnh thoảng” hoặc “Tốt”.

- c là số lượng khảo sát đồng ý của các cột “ít quan trọng”, “Không sử dụng” hoặc “Chưa tốt”.

Nhận xét: Dựa vào bảng 2.1 chúng ta có thể nhận thấy hầu hết sinh viên Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.2 chúng ta thấy vai trò “Nắm vững, củng cố kiến thức” có điểm trung bình cao nhất (2.97).

Các vai trò “mở rộng đào sâu kiến thức”, “phát huy tính chủ động tích cực”, “giúp đạt kết quả cao trong học tập” cũng có điếm trung bình rất cao, điều đó cho thấy sinh viên nhận thức được vai trò của hoạt động tự học.

vai trò “biết tự đánh giá về bản thân” có điểm số khá thấp. Qua điểm số này, chúng ta nhận ra sinh viên dù nhận thức được vai trò của hoạt động tự học nhưng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động tự học có ý nghĩa đối với sự phát triển sau này của bản thân sau khi rời khỏi ghế nhà trường.

2.2.1.3. Động cơ tự học

Nhận xét:

Kết quả khảo sát bảng 2.3 thề hiện đúng với kết quả thi tuyển sinh đầu Ví dụ như: “Chứng tỏ bản thân” có kết quả thấp nhất cho thấy đây là những sinh viên có đạo đức tốt, học không vì danh lợi.

Tuy nhiên, động cơ “đế được học bổng” có điểm số thấp là vì tiền học bổng đạt được không đủ để kích thích sinh viên. Đây là do chủ trương dàn trải học bống của nhà trường. Sinh viên nào đã được nhận học bổng của đơn vị tài trợ này thì không nhận tài trợ của đơn vị tài trợ khác. Như vậy, mỗi sinh viên chỉ được nhận tối đa một suất học bống.

Theo trao đối với sinh viên, chúng tôi nhận thấy động cơ “vì niềm dam mê với môn học” có diêm số thấp vì động cơ thi đậu vào trường là do cha mẹ muốn con thi và học trường này, cũng như khi ra trường dễ kiếm việc làm và công việc này ổn định, có thu nhập tốt hơn các ngành khác.

TT Phương pháp tự học Điể m Thườn g xuyê Thỉnh thoản g Không TT Phương pháp tự học Điể m Thườn g xuyê Thỉnh thoản g Không Nhận xét:

Bảng 2.4 cho thấy sinh viên có ý thức về việc tự học. Do đó, không có sinh viên nào dành ít hơn 2 giờ mỗi ngày đê tự học. Tuy nhiên, việc học trên 6 giờ mỗi ngày là khá ít so với yêu cầu. Theo tìm hiểu là do:

- Chương trình học 2 buổi, sáng các sinh viên đi học lâm sàng tại bệnh viện hoặc thực tập tại các cơ quan xí nghiệp, chiều học lý thuyết tại trường. Hầu như chỉ có buổi tối, các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày không có lịch học lý thuyết là dành cho việc tự học.

- Do đa số sinh viên là người ở các tỉnh, nên khi lên thành phố học phải ở nhà thuê. Song song đó, đa số sinh viên có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên thường đi làm thêm đế trang trải cho cuộc sống. Công việc đi làm thêm của sinh viên thường là dạy thêm vì có “mác” là sinh viên của Đại học Y Dược TP.HCM, cộng với trình độ của sinh viên khá cao so với các trường khác.

Tóm lại, sinh viên tập trung tự học trong khoảng từ 4 đến 6 giờ/ngày và không có sinh viên nào học dưới 2 giờ mỗi ngày cho thấy sinh viên có ý thức, nhận thức cao trong học tập. Tuy nhiên, có khá ít sinh viên học trên 6 giờ/ngày. Điều này cũng làm hạn chế khả năng phát huy năng lực của sinh

2.2.1.5. Hình thức tự học

Nhận xét:

Kết quả khảo sát bảng 2.5 cho thấy sinh viên thường chỉ có 02 hình thức học tập là học một mình và học nhóm. Các hình thức học tập khác thì ít khi sinh viên sử dụng. Theo trao đối với sinh viên được biết, sinh viên biết có nhiều hình thức tự học khác thông qua mạng điện tử (internet) như học thông qua mạng, học bằng các tập tin phim (íĩle video clip) bài giảng... Tuy nhiên, sinh viên ít hoặc không sử dụng vì:

- Nhà trường chưa trang bị hoặc ít khi cho sử dụng.

- Bản thân sinh viên không đủ điều kiện để tự áp dụng.

Đối với học có hướng dẫn thì ngoài giờ lên lớp giảng lý thuyết và các giờ thực hành, đi lâm sàng tại bệnh viện thì sinh viên khó có thể tự học có hướng dẫn được. Vì:

- Với các sinh viên lớp trên: Do không quen biết nên không dám hỏi hoặc nhờ vả.

- Với các cán bộ tại cơ sở y tế thì các cơ sở y tế đều quá tải nên không còn thòi gian rãnh rỗi để hướng dẫn cho sinh viên.

- Đối với giảng viên, ngoài giờ dạy sinh viên khó có thể gặp thầy để có thể trao đổi.

- Do tâm lý của sinh viên rất ngại khi phải trao đổi, hoặc muốn thầy, cán bộ y tế, sinh viên lớp trên hướng dẫn.

TT Địa điểm tự học Điể m Thườn g xuyê Thỉnh thoản g Không Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát của bảng 2.6, chúng tôi nhận thấy việc chủ động trong học tập như: đọc trước giáo trình, nghiên cứu trước bài học, hỏi thầy, đọc tài liệu tham khảo có điếm số rất thấp. Sinh viên chủ yếu vẫn dùng các cách học truyền thống. Do đó, sinh viên rất thuộc bài và nắm bắt tốt nội dung các kiến thức đã được thầy truyền dạy nhưng lại không chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Vì thế nhà trường cần sử dụng phương pháp dạy học tạo, đòi hỏi ở sinh viên biết cách phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống... một vấn đề nào đó.

Tuy các phương pháp chủ động có số điểm thấp nhưng phương pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên đại học y dược TP HCM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w