Các yếu tốc ấu thành năng suất vàn ăng suất của các THL cà chua vụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chịu nóng của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè và vụ sớm thu đông (Trang 111 - 116)

2. Thí nghiệm 2: Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng, của các THL

2.7.Các yếu tốc ấu thành năng suất vàn ăng suất của các THL cà chua vụ

sớm thu đông 2014

Năng suất là mục tiêu hàng đầu của nhà chọn giống. Đây là một tính trạng tổng hợp được xác định thông qua các yếu tố cấu thành năng suất như: số chùm quả trên cây, số quả trên cây, khối lượng trung bình quả và năng suất cá thể. Trong đó quan trọng nhất là chỉ tiêu số lượng và trọng lượng quả, Hai yếu tố này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, tác động ngang nhau đến năng suất.

Năng suất của các tổ hợp lai cao hay thấp là phụ thuộc vào đặc trưng di truyền của giống và chế độ dinh dưỡng. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý và kỹ thuật chăm sóc kịp thời sẽ nâng cao được năng suất của cà chua.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất giúp chúng ta biết được đặc tính của giống về năng suất, đồng thời có các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp để phát huy tiềm năng của chúng.

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai được trình bày ở bảng 3.25 và biểu đồ 3.2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 98

Bảng 4.25 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai cà chua vụ sớm thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên.

STT THL Số chùm quả trên cây Tổng số quả trên cây Quả lớn Quả nhỏ Năng suất cá thể (g) Năng suất quả/ô TN (kg) Năng suất quả/ha (tấn) Số quả P1 (g) Số quả P2 (g) 1 H22 8,3 26,4 24,1 70,3 2,3 22,7 1743,4hi 30,8 38,5fg 2 H27 8,4 20,0 17,1 88,0 3,1 31,3 1599,8i 28,5 35,6g 3 H16 10,6 28,2 25,0 74,0 3,2 27,7 1935,8efg 34,1 42,6de 4 H28 15,7 36,7 33,7 67,1 3,0 30,2 2350,2b 41,9 52,9b 5 H29 10,6 24,8 23,2 75,7 1,6 28,7 1801,9fgh 32,0 40,0ef 6 H30 11,4 29,6 26,7 87,0 2,9 27,1 2400,1b 42,2 52,8b 7 H31 9,2 22,7 19,4 83,5 3,2 28,9 2039,4de 36,1 45,2cd 8 H32 10,0 27,5 23,8 83,9 3,7 30,5 2096,4d 36,9 46,1c 9 H7 10,2 27,5 24,2 102,1 3,3 31,8 2570,9a 45,1 56,3a 10 H21 10,1 23,4 21,2 93,3 2,2 30,7 2046,3de 36,2 45,2cd 11 H25 11,4 30,1 26,3 81,6 3,9 28,7 2285,6c 40,2 50,3b 12 H12 11,0 27,0 23,4 79,1 3,6 28,3 1955,6def 34,8 43,5cd Đ/C HT160 10,2 22,9 20,1 96,2 2,8 30,9 2015,0de 35,7 44,7cd LSD 0,05 2,15 2,80 156,00 3,20 CV% 4,8 2,0 4,5 4,2 P1: Khối lượng trung bình quả nhóm quả lớn P2: Khối lượng trung bình quả nhóm quả nhỏ

Biu đồ 3.2. Năng sut ca các t hp lai cà chua v sm thu đông 2014 ti

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 99

2.7.1. S chùm qu trên cây.

Số chùm quả trên cây là đặc trưng di truyền của giống. Những giống thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn thường có số chùm quả trên cây nhiều, còn những giống thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn thì số chùm quả trên cây bị hạn chế.

Số chùm quả trên cây nhiều cùng với tỷ lệ đậu quả cao thì tổng số quả trên cây cao; khi đó năng suất của mẫu giống cao. Tuy nhiên, số quả trên cây và khối lượng trung bình quả thường tỷ lệ nghịch với nhau. Cây có số quả nhiều thường cho quả có khối lượng nhỏ hơn nếu canh tác trong cùng điều kiện. Do vậy, cần có sự hài hoà về số chùm quả và số quả trên cây để có khối lượng trung bình quả thích hợp nhằm đạt năng suất cao. Trong chọn tạo giống, để số chùm quả trên cây càng nhiều thì phải có số chùm hoa trên cây nhiều và đặc biệt tỷ lệ đậu quả phải cao.

Qua bảng 3.25 cho thấy số chùm quả trên cây biến động trong khoảng 8,3 – 115,7 chùm. Tổ hợp lai có chùm quả cao nhất là H28 (15,7 chùm), sau đó là H30, H25 (11,4 chùm), tổ hợp lai có chùm quả thấp nhất là H22 (8,3 chùm). Giống đối chứng HT160 có chùm quả trên cây ở mức trung bình 10,2 chùm.

2.7.2. Tng s qu trên cây

Số quả trên cây là một trong hai yếu tố chính cấu thành năng suất của một giống. Nó được quyết định bởi số lượng hoa trên cây, tỉ lệ đậu quả, có liên quan chặt chẽ với số chùm quả trên cây và số quả trên chùm. Đồng thời cũng chịu tác động rất lớn của các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.

Qua bảng số liệu, ta có thể nhận thấy rằng, tổng số quả trên cây của các tổ hợp lai dao dộng từ 20,0 (H27) – 36,7 (H28) quả. Tổ hợp lai H25 có số quả trên cây cao thứ 2 là 30,1 quả. Giống đối chứng HT160 có tổng số quả trên cây thấp là 22,9 quả. Nhìn chung ở vụ sớm thu đông 2014 tổng số quả trên cây của các tổ hợp lai tương đối thấp do giai đoạn đầu gặp điều kiện thời tiết khô nóng kéo dài ở giai đoạn ra hoa đậu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 100 có tổng số quả cao hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa đó là H22, H16, H28, H30, H32, H7, H25, H12. Có 1 tổ hợp lai H27 có tổng số quả thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa.

Sai số thí nghiệm CV% = 4,8 nên thí nghiệm đảm bảo được độ chính xác.

2.7.3. Khi lượng trung bình qu

Khối lượng trung bình quả là một trong hai chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định đến năng suất của một giống. Nếu tổ hợp lai nào có số quả trên cây lớn và khối lượng trung bình quả cao thì sẽ có năng suất cao. Do đó để có những giống có năng suất cao thì cần có sự kết hợp hài hòa giữa 2 yếu tố này. Khối lượng trung bình quả không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Dựa vào độ lớn của quả chia thành 2 nhóm: nhóm quả lớn có đường kính > 3cm, nhóm quả nhỏ có đường kính ≤ 3cm. Nếu điều kiện thuận lợi, chăm sóc tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì nhóm quả lớn sẽ cao, nhóm quả nhỏ sẽ thấp và ngược lại.

Qua theo dõi, ta nhận thấy rằng tỷ lệ quả lớn của các tổ hợp lai cà chua rất cao, dao động từ 85,47 % đến 93,72% tổng số quả/cây. Tổ hợp lai có số quả lớn trên cây cao nhất đạt 93,72% là H29.

Bảng 3.25 cho thấy khối lượng trung bình quả lớn của các tổ hợp lai dao động từ 67,1 – 102,1 g. Tổ hợp lai có khối lượng trung bình quả lớn cao nhất là H7 (102,1 g). Tổ hợp lai H28 có khối lượng trung bình quả lớn thấp nhất (67,1 g). Giống đối chứng HT160 có khối lượng trung bình quả lớn tương đối cao 96,2 g.

Ở mức LSD0,05 = 2,80 các tổ hợp lai nghiên cứu đều có khối lượng trung bình quả lớn so với đối chứng sai khác ở mức ý nghĩa. Trong đó, chỉ duy nhất H7 có khối lượng trung bình quả cao hơn đối chứng HT160 ở mức có ý nghĩa về mặt thống kê. Các tổ hợp lai còn lại đều có khối lượng trung bình quả lớn thấp hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa.

Sai số thí nghiệm CV% = 2,0 nên có thể nói thí nghiệm có độ chính xác cao, Khối lượng trung bình quả nhỏ dao động từ 22,7 – 31,8 g. Tổ hợp lai H22 có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 101 khối lượng trung bình quả nhỏ thấp nhất là 22,7g. Tổ hợp lai H7 có khối lượng trung bình quả nhỏ cao nhất là 31,8 g. Giống đối chứng HT160 có khối lượng trung bình quả nhỏ là 30,9 g.

2.7.4. Năng sut cá th

Năng suất cá thể là chỉ tiêu rất quan trọng đối với nhà chọn giống, và của

người sản xuất. Năng suất cá thể được tính theo số quả trên cây kết hợp với khối lượng trung bình quả. Như vậy cùng với số quả trên cây thì khối lượng trung bình quả là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất của một giống. Tuy nhiên nếu khối lượng trung bình quả lớn, nhưng số quả trên cây nhỏ hoặc khối lượng trung bình quả lớn nhưng số quả trên cây ít thì năng suất cũng không cao. Vì vậy năng suất cá thể là sự kết hợp hài hòa giữa khối lượng trung bình quả và số quả trên cây.

Qua kết quả theo dõi ở bảng 3.25 và đồ thị 3.2 cho thấy: Năng suất cá thể của các tổ hợp lai dao động trong khoảng 1599,8 – 2570,9 g/cây.

Dựa vào chỉ số LSD = 156,00, so sánh năng suất cá thể của các tổ hợp lai với nhau, những tổ hợp lai nào có sai khác ở mức ý nghĩa sẽ xếp cùng một bậc được ký hiệu lần lượt theo bảng chữ cái từ a đến i. Tổ hợp lai có năng suất cao nhất là H7 (xếp mức a) và thấp nhất là H27 (xếp mức i). Các tổ hợp lai có năng suất cá thể cao là H28 (2350,2 g/cây), H30 (2400,1 g/cây), H25 (2285,6 g/cây). Trong đó H7 có năng suất cá thể cao hơn với đối chứng HT160 và các tổ hợp lai khác ở mức có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy ở mức 95%. H28 và H30 có năng suất cá thể tương đương nhau và cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. H25 có năng suất cá thể thấp hơn H7, H28, H30 tuy nhiên năng suất cá thể của H25 vẫn vượt đối chứng HT160 ở mức có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống đối chứng HT160 có năng suất cá thể đạt 2015,0 g/cây. Như vậy có 4 tổ hợp lai trên 12 tổ hợp nghiên cứu có năng suất cá thể vượt hơn đối chứng có ý nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 102

2.7.5. Năng sut ô.

Năng suất cà chua trên ô thí nghiệm của các tổ hợp lai dao động từ 28,5 – 45,1 kg/ô. Tổ hợp có năng suất ô cao nhất là H7 (45,1 kg/ô). Tổ hợp lai H27 có năng suất ô thấp nhất (28,5 kg/ô) thấp hơn giống đối chứng 7,2 kg/ô. Giống đối chứng có năng suất ô là 35,7 kg/ô.

2.7.6. Năng sut quy đổi (tn/ha).

Đây là yếu tố quyết định đến sự vượt trội giữa các tổ hợp lai so sánh, là yếu tố quyết định một tổ hợp lai nào đó có được đưa vào sản xuất hay không. Qua bảng số liệu ta thấy, các tổ hợp lai có năng suất quả dao động từ 35,6 – 56,3 tấn/ha, trong đó cao nhất là tổ hợp lai H7, thấp nhất là tổ hợp H27.

Chỉ số LSD = 3,2, so sánh với giống đối chứng có 5 tổ hợp lai có năng suất tấn/ha cao hơn giống đối chứng ở mức ý nghĩa là H7, H28, H30, H25, H32. Trong đó H7 có năng suất cao nhất và cao hơn tất cả các tổ hợp lai còn lại ở mức có ý nghĩa về mặt thống kê. Hai tổ hợp lai H22 và H27 có năng suất quy đổi thấp hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa về mặt thống kê.

Sai số thí nghiệm CV% = 4,2 nên có thể nói thí nghiệm có độ chính xác cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chịu nóng của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè và vụ sớm thu đông (Trang 111 - 116)