Các giai đoạn sinh trưởng chính của các tổ hợp lai cà chua ở vụ sớm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chịu nóng của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè và vụ sớm thu đông (Trang 96 - 100)

2. Thí nghiệm 2: Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng, của các THL

2.1.Các giai đoạn sinh trưởng chính của các tổ hợp lai cà chua ở vụ sớm

thu đông năm 2014

Sau gần 1 tháng ở giai đoạn vườn ươm với mật độ khá dày, cây cà chua được đưa ra ngoài ruộng sản xuất với mật độ thích hợp (50 x 60 cm) để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Cây cà chua nói riêng và các cây trồng nói chung đều trải qua hai giai đoạn sinh trưởng là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, và các biện pháp chăm sóc, các điều kiện ngoại cảnh khác như đất đai, khí hậu. Vì vậy, việc nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, giúp chúng ta xác định được các biện pháp chăm sóc hiệu quả cho cây, nhằm tăng năng suất và chất lượng của quả cà chua. Ngoài ra, chúng còn giúp chúng ta tăng khả năng rải vụ, tăng sức chống chịu của cây với các điều kiện môi trường bất lợi, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Phục vụ mục đích trên tôi tiến hành nghiên cứu thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn khác nhau của 12 tổ hợp lai cà chua vụ sớm thu đông năm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

Bảng 3.19 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các THL cà chua ở vụ sớm thu đông 2014 tại Yên Mỹ - Hưng Yên.

THL Thời gian từ lúc trồng đến… (ngày) Trồng - Ra hoa Trồng - đậu quả Trồđầng - Quu chín ả bắt Trồng - Chín rộ H22 30 42 68 78 H27 31 39 70 76 H16 27 35 64 75 H28 27 32 61 73 H29 35 47 73 86 H30 31 39 71 78 H31 32 44 74 83 H32 31 39 72 83 H7 36 44 77 88 H21 30 35 67 79 H25 28 33 61 76 H12 36 37 71 84 HT160 35 38 73 81 2.1.1. Thi gian t trng đến ra hoa

Đây là thời gian rất quan trọng của cây, nó là bước ngoặt quan trọng từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây. Trong giai đoạn này, cây tích lũy nhiều các chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình ra hoa và đậu quả. Cây cho năng suất cao hay thấp phụ thuộc chặt chẽ vào giai đoạn này. Chính vì vậy, ngoài các yếu tố di truyền tác động, chúng ta cần có biện pháp chăm sóc cây hợp lý, bón phân cân đối, đầy đủ, và đặc biệt là cung cấp đầy đủ nước cho cây.

Điều kiện thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa: nhiệt độ ban đêm 150C ban ngày từ 20 – 250C, độ ẩm đất 65 – 70%, độ ẩm không khí 55 – 65%. Vụ sớm thu đông đầu vụ có nhiệt độ cao, nên cây cà chua ra hoa sớm. Theo Kuo và cs (1998), nhiệt độ cao xảy ra vào thời điểm 2 – 3 ngày sau khi nở hoa sẽ gây cản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 trở tới quá trình thụ tinh. Độ ẩm không khí cao trên 90% dễ làm hạt phấn bị trương nứt, hoa không thụ phấn được và rụng (Tạ Thu Cúc, 2000). Chính vì vậy, chúng ta cần xác định được thời điểm nở hoa của từng giống để tránh cây gặp điều kiện bất lợi trong quá trình thụ phấn, thụ tinh.

Qua bảng 3.19, ta thấy, các tổ hợp lai cà chua trong thí nghiệm có thời gian từ trồng đến ra hoa tương đối dài, dao động trong khoảng từ 27 – 36 ngày. Các tổ hợp lai có thời gian ra hoa tương đối nhanh là bởi do trong suốt quá trình sinh trưởng đều gặp nhiệt độ tương đối thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển. Ra hoa sớm nhất là giống H16, H28 (27 ngày). Các tổ hợp lai ra hoa muộn nhất là H7, H12 (36 ngày). Giống đối chứng sau 35 ngày trồng bắt đầu ra hoa.

2.1.2. Thi gian t trng đến đậu qu

Khi ra hoa, đậu quả thì các điều kiện của môi trường ảnh hưởng rất rõ rệt tới cây cà chua. Khi thay đổi nhiệt độ đột ngột hay các điều kiện môi trường thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ đậu quả. Ngoài ra, đặc điểm di truyền của giống là yếu tố quan trọng quyết định khả năng đậu quả của cây. Khoảng thời gian này được tính từ khi có 70 – 80% số cây trên ô đậu quả ở chùm 1 và chùm 2. Khả năng đậu quả là chỉ tiêu đánh giá khả năng thích ứng của giống trong các điều kiện khác nhau.Vì vậy, nghiên cứu đặc tính này của cây, giúp chúng ta xác định được thời gian đậu quả thích hợp của từng giống, mang lại hiệu quả cao nhất.

Cây cà chua là cây tự thụ phấn điển hình. Tuy nhiên, trong điều kiện thuận lợi nó có tỷ lệ giao phấn từ 2 – 4 %. Theo Kuo và cs (1998), sự thụ phấn có thể kéo dài 2 – 3 ngày trước khi hoa nở cho đến 3 – 4 ngày sau khi hoa nở. Thời gian từ trồng đến ra hoa và từ trồng đến đậu quả có tương quan chặt chẽ với nhau, tổ hợp nào ra hoa sớm thì đậu quả sớm và ngược lại. Trong thời gian cây ra hoa, nếu gặp nhiệt độ cao thì hoa sẽ bị dị hình: đầu nhụy vươn dài, hạt phấn bị khô, tỷ lệ hạt hữu dục thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây.

Qua theo dõi thí nghiệm, ta thu được kết quả như sau: thời gian đậu quả dao động từ 32 – 47 ngày sau trồng. Trong điều kiện bình thường, thời gian ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 hoa và thời gian đậu quả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tổ hợp lai nào ra hoa trước thì đậu quả trước và ngược lại. Tuy nhiên, do giai đoạn ra hoa trong thí nghiệm vụ sớm thu đông 2014 chịu điều kiện nhiệt độ cao và kéo dài trong khoảng 10 ngày liên tục nên ảnh hưởng đến thời gian từ gieo – đậu quả của các tổ hợp lai cà chua. Đậu quả sớm nhất là tổ hợp lai H25 và H28 (32-33 ngày). Đậu quả muộn nhất là H29 (47 ngày), sau đó đến H31, H7 (44 ngày). Các tổ hợp lai có thời gian đậu quả dao động từ 35 – 42 ngày.

2.1.3. Thi gian t trng đến khi qu bt đầu chín

Sau khi đậu quả, cây tập trung các chất dinh dưỡng để nuôi quả, quá trình lớn lên của quả diễn ra mạnh mẽ. Quả không ngừng biến đổi về sinh lý, sinh hóa, kích thước biến đổi và đạt đến mức tối đa ( theo đặc điểm của từng giống, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền) và bước sang giai đoạn chín của quả.

Ở giai đoạn chín trong quả cà chua diễn ra quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ và tạo ra các hợp chất đặc trưng cho từng giống. Sự bắt đầu chín thể hiện qua màu sắc quả. Màu sắc quả do hai yếu tố: Lycopen và Carotene quyết định. Lycopen là sắc tố chính để tạo cho quả cà chua có màu đỏ. Biết được thời gian chín của quả giúp chúng ta có biện pháp bố trí thời vụ và chăm sóc hợp lý để thu hoạch quả đúng mục đích đã đề ra, đặc biệt là trong sản xuất cà chua trái vụ.

Giống cà chua ngắn ngày là giống có thời gian từ trồng đến bắt đầu chín trong khoảng 60 – 65 ngày, dài ngày thì lớn hơn 75 ngày, các giống trung ngày thì có thời gian bắt đầu chín trong khoảng từ 66 – 74 ngày sau trồng. Theo bảng số liệu 4.19, ta thấy các tổ hợp lai có thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín dao động trong khoảng 61 – 77 ngày, như vậy các tổ hợp lai cà chua mới được phân bố ở các nhóm giống từ ngắn ngày – dài ngày. Chín sớm nhất là giống đối chứng H25 và H28 (61 ngày), sau đó đến tổ hợp lai H16 (64 ngày), thuộc nhóm ngắn ngày. Tổ hợp lai chín muộn nhất là H7 (77 ngày), thuộc nhóm dài ngày. Các tổ hợp lai khác có thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín dao động từ 66 – 74 ngày, thuộc nhóm trung ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chịu nóng của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè và vụ sớm thu đông (Trang 96 - 100)