Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chịu nóng của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè và vụ sớm thu đông (Trang 42 - 45)

5. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở Việt

5.2.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam

. Từ khi được cho rằng xuất hiện vào thời kỳ Pháp thuộc đến nay, cây cà chua ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi khắp cả nước. Nhu cầu tiêu dùng và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường đã đặt ra vấn đề cấp thiết cần chọn tạo bộ giống thích hợp nhằm phát huy hết tiềm năng của giống trong điều kiện sinh thái tương đối khắc nghiệt ở nước ta. Đặc biệt là đối với điều kiện khí hậu ở miền Bắc thì yêu cầu về giống càng trở nên khắt khe hơn. Công tác chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 và hiện nay đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ.

Những phương pháp nghiên cứu chọn tạo cà chua có thể kể đến là:

* Thu thập nguồn vật liệu khởi đầu: nguồn vật liệu là các giống địa phương, các loài hoang dại, các giống nhập nội từ khắp nơi trên thế giới.

Đến nay chúng ta đã thu thập được 717 mẫu giống cà chua được lưu trữ tại viện nghiên cứu RQ, viện CLT & CTP, Viện DTNN và tại trường ĐHNN.

* Chọn lọc cá thể nhiều lần để thuần hóa giống và chọn dòng thuần từ tập đoàn nhập nội.

* Chọn giống mới bằng phương pháp lai hữu tính để tạo ra con lai kết hợp được những ưu điểm của cả bố và mẹ.

Ở nước ta, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua được thực hiện bởi một số đơn vị chủ lực như Học viện nông nghiệp Việt Nam mà đại diện là Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống giống rau chất lượng cao, Viện nghiên cứu rau quả, Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Viện di truyền nông nghiệp…

Theo Nguyễn Hồng Minh, 2007, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở nước ta có thể được chia thành các giai đoạn sau:

- Giai đon trước 1985: Sản xuất cà chua còn nhỏ lẻ, chủ yếu ở vụ Thu

Đông, sử dụng chủ yếu là giống cà chua múi. Bên cạnh đó một số giống cà chua được du nhập như Ba Lan... cũng đã được mở rộng diện tích. Một số cơ sở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 nghiên cứu trong nước đã triển khai các nghiên cứu về thu thập tài liệu (nhập nội), chọn lọc, đánh giá, lai tạo. . Những năm cuối 1970 đầu 1980 các nghiên cứu về thời vụ (Tạ Thu Cúc, 1985), đề xuất ở miền Bắc có thể trồng được vụ cà chua xuân hè để mở rộng thời gian cung cấp sản phẩm.

- Giai đon 1986 - 1995: Các nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua đã

thu được kết quả và đi theo hai hướng:

(1) Các giống trồng trong điều kiện vụ đông “truyền thống” như các giống số 7, 214, Hồng lan (Viện cây lương thực và cây thực phẩm)….

(2) Các nghiên cứu về chọn giống cà chua chịu nóng để phục vụ cho trồng cà chua trái vụ. Do điều kiện nóng ẩm đặc thù của nước ta nên tới năm 1994 - 1995 nước ta vẫn chưa đưa ra được giống cà chua chịu nóng đảm bảo chất lượng thương phẩm để đưa ra sản xuất. . Năm 1995 trường Đại học Nông nghiệp Hà nội đã chọn tạo ra giống MV1 có khả năng chịu nóng và đáp ứng được các yêu cầu về năng suất, chất lượng thương phẩm. Tới năm 1997, giống MV1 được công nhận là giống quốc gia, được phát triển trên diện tích đại trà lớn (Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư, 1999), đây là giống cà chua chịu nóng, trồng trái vụ đầu tiên chọn tạo ở nước ta trồng trên diện tích lớn ở vụ sớm và vụ muộn xuân hè.

- Giai đon 1996 - 2005: Các giống cà chua lai nước ngoài nhập vào

nước ta ngày càng nhiều. Do vậy, chọn tạo giống cà chua trong nước đứng trước những thách thức cạnh tranh lớn.

Năm 1997 – 1998, Học viện nông nghiệp Việt Nam đưa ra quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai quy mô đại trà đầu tiên ở nước ta Từ năm 1998 giống cà chua lai HT7 của trường Học viện nông nghiệp Việt Nam bắt đầu mở rộng diện tích sản xuất đại trà. Đến tháng 9 năm 2000, Bộ Nông Nghiệp đã công nhận chính thức giống cà chua lai HT7 là giống quốc gia. Năm 2004 đã đưa ra một số giống cà chua lai mới công nhận tạm thời HT21 (Đại học Nông Nghiệp I- nay là Học viện Nông nghiệp Việt nam) (Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư, 2006) và VT3 (Viện CLT và TP). Năm 2005 – 2006, nhiều giống cà chua lai như: HT42, HT160, … . của trường đại học Nông Nghiệp I có khả năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 cạnh tranh với các giống ngoại nhập Bên cạnh đó, một số giống cà chua tự thụ chọn lọc (giống thuần) như PT18 phục vụ chế biến được đưa ra (Viện nghiên cứu rau quả).

- Giai đon t 2005 - 2006 tr đi: nhiều cơ sở nghiên cứu của nước ta

trong đó có trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội (HV NN VN) bắt đầu triển khai những nghiên cứu về chọn tạo giống chống chịu bệnh virus.

Ở giai đoạn này việc sản xuất cà chua mini (quả nhỏ) ở nước ta cũng đã có được sự khởi sắc về diện tích (phục vụ chủ yếu cho đóng hộp xuất khẩu). Năm 2004 - 2005 các nhà nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai quả nhỏ trên quy mô đại trà, cũng đã tạo ra bộ giống cà chua lai quả nhỏ chất lượng cao phát triển cho sản xuất. Năm 2007, HT144 - giống cà chua lai quả nhỏ đã phát triển diện tích sản xuất đại trà lớn, phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu (đóng hộp nguyên quả). HT144 là giống cà chua lai quả nhỏ đầu tiên của Việt Nam chất lượng cao cạnh tranh thành công với các giống nhập khẩu để phát triển sản xuất lớn. Với thành công đó đã xây dựng được thương hiệu giống rau lai HT, đây là thương hiệu giống rau lai đầu tiên của Việt Nam cạnh tranh được với giống rau lai tiên tiến thế giới để phát triển sản xuất lớn. Bên cạnh đó mới đây trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau trường ĐHNN Hà Nội (HV NN VN) còn đưa ra 2 giống cà chua lai HT42 và HT160 là những giống cho năng suất cao trên đơn vị diện tích. HT42 là giống ngắn ngày, nhanh chín, thời gian từ trồng tới thu lứa quả đầu 55-60 ngày. Giống có khả năng sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả tốt ở nhiều điều kiện thời tiết bất thuận (đặc biệt điều kiện nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng ít), có khả năng chống chịu tốt bệnh chết héo cây (do vi khuẩn). HT160 phục vụ cho trồng ở các vụ sớm, đông sớm, đông chính, đông muộn, năng suất cao: 50-68 tấn/ha.

Có thể nói điểm trọng yếu trong chiến lược nghiên cứu, phát triển sản xuất cà chua ở nước ta là mở rộng quy mô ngày càng lớn các giống cà chua lai chất lượng cao, nhằm mở rộng các sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng ở trong nước và xuất khẩu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chịu nóng của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè và vụ sớm thu đông (Trang 42 - 45)