Thành phần nấm bệnh hại lạc trong vụxuân 2014 tại huyện Đông Triều, tỉnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm nâu (cercospora arachidicola), bệnh đốm đen (cercospora personata) hại lạc và biện pháp phòng trừ năm 2014 tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 44)

Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Cây lạc được trồng phổ biến ở huyện Đông Triều và là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Những năm 2000 trở về trước trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng các giống lạc Sen Nghệ An, Trạm Xuyên, Gié... cho năng suất thấp. Sau năm 2005, trên địa bàn huyện Đông Triều đã có chủ trương phát triển về cây lạc, nhiều giống mới như V79, L02, L08, MD7, L14, L15, L18, L23...đã được đưa vào sản xuất góp phần tăng năng suất và diện tích trồng lạc, cụ thể qua bảng 4.1.

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc từ (2010- 2014) ở huyện Đông Triều

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Diện tích (ha) 721,7 663,9 695,1 692,4 562,0

Năng suất (ta/ha) 16,8 24,6 22,0 23,0 21,3

Sản lượng (tấn) 1.209,2 1.635,4 1.528,4 1.592,5 1.197,1

(Nguồn: Chi cục Thống Kê huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh)

Qua bảng 3.1, diện tích trồng lạc của huyện hàng năm ổn định tập trung nhiều ở các xã Tràng Lương, Bình Khê, Hồng Thái Đông, An Sinh.. và năng suất không cao ổn định từ 22-23 ta/ha, nguyên nhân một phần do kỹ thuật canh tác, còn sử dụng các giống cũ và kết hợp mức độ hại của một số nấm bệnh phát sinh. Để xác

định mức độ phổ biến và thành phần gây hại của một số bệnh hại lạc, chúng tôi tiến hành điều tra, theo dõi thành phần bệnh hại lạc ở một số xã địa bàn huyện.

3.2. Thành phần nấm bệnh hại lạc trong vụ xuân 2014 tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

Trong một số năm qua, cùng với một số chính sách huyện đã đưa một số

giống mới khuyến cáo gieo trồng. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc, một số bệnh do nấm đã phát sinh gây hại L02, L08, MD7, L14, L18, L23... Để nắm được thành phần và mức độ phổ biến của bệnh, chúng tôi tiến hành điều tra thu được kết quảở bảng 3.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Bảng 3.2 Thành phần và mức độ phổ biến bệnh do nấm hại lạc vụ Xuân 2014 tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

TT Tên việt Nam Tên khoa học Họ Bộ Bộ phận hại Mức độ

phổ biến

Thời gian xuất hiện 1 Đốm nâu Cercospora archidicola Hori Dimatiaceae Hyphales Lá, thân ++ Ra hoa

2 Đốm đen Cercospora personata Back &

Curtis

Dimatiaceae Hyphales Lá, thân +++ Hoa rộ

3 Đốm vòng Alternaria alternata Keisler Dimatiaceae Hyphales Lá + Ra hoa

4 Gỉ sắt Puccinia archidis Speg Pucciniaceae Uredinales Lá +++ Ra hoa

5 Héo gốc mốc đen Aspergillus niger Van Tieghem Moniliaceae Hyphales Thân, rễ, tia quả, quả +++ Cả TGST 6 Héo gốc mốc vàng Aspergillus flavus Link Moniliaceae Hyphales Rễ + Cây con 7 Héo gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc Corticiaceae Myceliales Thân, rễ, tia quả, quả +++ Cả TGST 8 Héo vàng Fusarium oxysporum Snyder Tubercularia Tuberculariaceae Rễ, tia quả, quả + Cả TGST 9 Chết khô Lasiodiplodia theobromea (Pat)

Griffiths & Maubl

Sphaeropsida Sphaeropsidaceae Thân, quả ++ Cả TGST 10 Lở cổ rễ Rhizocotina solani Kuhn Rhizooctniania ceae Myceliales Rễ, tia quả, quả +++ Cả TGST 11 Thối đen rễ Pythium myriotylum Drechsler Pythiceae Peronosporales Rễ, tia quả, quả + Ra hoa đến vào

chắc quả

12 Thối xám Botrytis cinerea Persex Kries Moniliaceae Hyphales Thân, lá + Cây con đến ra hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Qua bảng 3.2 cho thấy: kết quả kiểm tra, giám định có 12 loài bệnh nấm gây hại trên lạc từ giai đoạn cây con đến khi thu hoạch, thuộc 5 bộ và 7 họ khác nhau. Trong đó có 7 loại nấm gây hại ở vùng rễ và 05 bệnh gây hại thân, lá lạc, trong đó bệnh đốm nâu (Cercospora archidicola Hori) và bệnh đốm đen (Cercospora personata Back & Curtis) gây hại đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về triệu chứng của cây bị bệnh, qua quá trình điều tra chúng tôi mô tả

như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm nâu (cercospora arachidicola), bệnh đốm đen (cercospora personata) hại lạc và biện pháp phòng trừ năm 2014 tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 44)