Vật liệu và hóa chất nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm nâu (cercospora arachidicola), bệnh đốm đen (cercospora personata) hại lạc và biện pháp phòng trừ năm 2014 tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 42)

2.3.1. Vt liu nghiên cu

- Giống lạc trồng phổ biến trong sản xuất tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: L14

- Các mẫu bệnh hại lạc trên đồng ruộng: bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen, nấm đối kháng.

- Dụng cụ thí nghiệm: gồm các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu: kính hiển vi, kính lúp điện, tủ sấy, buồng cấy, nồi hấp, đèn cồn, đĩa petri, bếp từ, cân

điện tử, bình tam giác, lọ thuỷ tinh, v.v...

- Môi trường nuôi cấy: WA, PCA, PGA, v.v...

2.3.2. Hóa cht thí nghim

- Một số loại thuốc hóa học: Ridomil 75WP, Carbenzim 50WP, Topsin M 70 WP, Rampart 35SD, chế phẩm Ketomium...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

2.4. Nội dung nghiên cứu

2.4.1. Điu tra tình hình sn xut lc trong mt s năm qua huyn Đông Triu, tnh Qung Ninh

2.4.2. Điu tra thành phn và mc độ ph biến bnh nm hi ch yếu trên cây lc

2.4.3. Điều tra quan sát, mô t tóm tt triu chng mt s bnh nm hi lc v

Xuân 2014 ti huyn Đông Triu, tnh Qung Ninh

2.4.4. Điu tra tình hình bnh đốm nâu, bnh đốm đen và nh hưởng ca yếu t

k thut canh tác đến bnh đốm nâu và bnh đốm đen hi lc năm 2014 ti huyn Đông Triu, tnh Qung Ninh

2.4.5. Nghiên cu hiu lc ca mt s loi thuc hoá hc và chế phm sinh hc Ketomium phòng tr bnh đốm nâu (Cercospora arachidicola), bnh đốm đen (Cercospora personata) hi lá lc

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Điu tra tình hình sn xut lc trong mt s năm qua huyn Đông Triu, tnh Qung Ninh

Phương pháp thu thập thông tin: thu thập số liệu từ nguồn thống kê của huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, số liệu lưu hàng năm tại Trạm Bảo vệ thực vật huyện và các xã trồng lạc tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

2.5.2. Phương pháp điu tra thành phn và mc độ ph biến ca bnh nm hi lc

Tiến hành điều tra trên các giống lạc L02, L08, MD7, L14, L15, L18, L23, là những giống chủ yếu của huyện Đông Triều. Để xác định thành phần bệnh nấm hại lạc, chúng tôi điều tra theo Quy chuẩn QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT về

phương pháp điều tra phát hiện dịch cây trồng (Thông tư 71/2010/TT-BNNPTNT, ngày 10/12/2010).

Điều tra định kỳ 7 ngày một lần, mỗi yếu tốđiều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra cách bờ 2 m. Mỗi điểm điều tra 10 lá , tính tỷ lệ bệnh (%). Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

+ : Mức độ ít phổ biến, tỷ lệ bệnh dưới 5% ++ : Mức độ phổ biến, tỷ lệ bệnh từ 5-10% +++ : Mức độ rất phổ biến, tỷ lệ bệnh trên 10%

2.5.3. Phương pháp điu tra bnh đốm nâu (Cercospora arachidicola) và bnh

đốm đen (Cercospora personata)hi lc

Điều tra định kỳ 7 ngày một lần theo 10 điểm ngẫu nhiên của khu vực điều tra, điểm điều tra là cố định, mỗi điểm điều tra 10 lá, đếm tổng số lá bị bệnh trong tổng số lá điều tra và tính tỷ lệ bệnh (%), phân cấp bệnh theo thang 5 cấp để tính chỉ

số bệnh (%). Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.

- Địa thếđất: điều tra trên chân đất vàn và đất cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công thức luân canh

Công thức I: Lạc xuân - Lạc thu Công thức II: Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông Công thức III: Lạc xuân - củđậu

- Giống: chọn một số giống chính trồng đại trà: MD7, L14, L18

- Thời vụ: theo dõi trong vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2014.

- Mật độ trồng: Điều tra mật độ trồng trung bình 35cây/m2, trồng dày 45cây/m2.

- Mức bón vôi: bón vôi cao là 20 kg/sào, thấp 10 kg/sào.

- Tỷ lệ bệnh (%): A TLB (%) = x 100 B Trong đó: TLB (%): tỷ lệ bệnh tính bằng % A: Số (lá) cây bị bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 B: Tổng số ( lá) cây điều tra. - Chỉ số bệnh: ∑( N1x1 ) + (N3x3) + ...+ (N9x9) ×100 CSB (%) = N.n Trong đó: CSB (%): chỉ số bệnh tính bằng % N1;N3... N9: Số lá (hoặc cây) bị bệnh ở mỗi cấp 1;3 ...9 N: Tổng số lá (cây) điều tra n: cấp bệnh cao nhất

2.5.4. Nghiên cu nh hưởng ca mt s yếu t k thut canh tác đến bnh đốm nâu, bnh đốm đen v xuân 2014 ti xã Tràng Lương và xã Bình Khê huyn

Đông Triu, tnh Qung Ninh

* Ảnh hưởng của công thức luân canh khác nhau đến bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Điều tra tình hình bệnh hại lạc tại xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, mỗi vùng có trồng luân canh cây lạc với các cây trồng khác nhau. Chúng tôi

điều tra ở 03 công thức ởđịa hình và công thức luân canh khác nhau. Công thức 1 (CT1): Lạc xuân - Lạc thu

Công thức 2 (CT2): Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông Công thức 3 (CT3): Lạc xuân - củđậu

* Ảnh hưởng của giống khác nhau đến bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Đểđánh giá ảnh hưởng của giống đến bệnh, chúng tôi bố trí trên giống L14, MD7 và L18 là những giống trồng chủ lực tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

* Ảnh hưởng của thời vụ khác nhau đến bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Để đánh giá diễn biến bệnh đốm đen và bệnh đốm đen ở các vụ khác nhau, chúng tôi tiến hành điều tra diến biến của bệnh trên giống lạc L14 trong vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

* Ảnh hưởng của mật độ khác nhau đến bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Để đánh giá diễn biến bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen hại lạc trồng ở các mật độ khác nhau, chúng tôi tiến hành điều tra ở 02 mật độ trồng khác nhau (trồng dày 45 cây/m2, trồng trung bình 35 cây/m2) trên giống lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

* Ảnh hưởng của mức độ bón vôi khác nhau đến bệnh đốm nâu và bệnh

đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Bố trí 04 công thức, trong đó 03 công thức bón ở mức độ khác nhau và 01 công thức đối chứng, cụ thể:

- Công thức 1: bón lượng vôi 600 kg/ha (tương đương 20 kg/sào (360 m2). - Công thức 2: bón lượng vôi 450 kg/ha (tương đương 15 kg/sào (360 m2). - Công thức 3: bón lượng vôi 200 kg/ha (tương đương 10 kg/sào (360 m2). - Đối chứng: không bón vôi.

2.5.5. Nghiên cu hiu lc ca mt s loi thuc hoá hc và chế phm sinh hc Ketomium đối vi bnh đốm nâu (Cercospora arachidicola), đốm đen (Cercospora personata) hi lá lc

2.5.4.1. Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ bệnh bằng một số thuốc hoá học

Gồm có 03 thí nghịệm, mỗi thí nghiệm có 05 công thức, trong đó có 04 công thức xử lý bằng thuốc và 01 công thức đối chứng (không xử lý thuốc); thí nghiệm

được bố trí ở diện hẹp, theo kiểu RCBD (khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh), mỗi công thức có diện tích 30 m2, nhắc lại 03 lần.

Theo dõi khi bệnh xuất hiện, điều tra tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh trước khi phun 01 ngày, sau đó phun thuốc tiếp tục điều tra sau phun 07 ngày, 14 ngày và 21 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pha và phun tính tính lượng thuốc tương ứng tỷ lệ % tương ứng pha với 2 lít nước phun cho một ô 30 m2, tương đương 600 lít thuốc nước cho 01 ha.

Phương pháp điều tra: mỗi công thức thí nghiệm chọn một ô điểm điều tra 10 lá (4 lá gốc, 3 lá giữa, 3 lá ngọn), đếm tổng số lá cây bị bệnh trong tổng số lá cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Đánh giá hiệu lực của thuốc thông qua tỷ lệ bệnh (%) của từng công thức

* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu một số loại thuốc trừ bệnh đốm nâu và đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bố trí 05 công thức, trong đó 04 công thức phun các loại thuốc và nồng độ

khác nhau, 01 công thức đối chứng (không phun thuốc), cụ thể:

Công thức 1: Topsin M 70WP (hoạt chất: Thiophanate methyl), nồng độ 0,1%. Công thức 2: Ridomil 75WP (hoạt chất: Metalaxyl-Mancozet), nồng độ 0,1%. Công thức 3: Rampart 35SD (hoạt chất: Metalaxyl), nồng độ 0,2%.

Công thức 4: Carbenzim 500FL (hoạt chất: Carbendazim), nồng độ 0,15%. Công thức 5: Đối chứng không phun thuốc

Điều tra tỷ lệ bệnh và tính chỉ số bệnh trước khi phun 01 ngày và điều tra sau 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày sau khi phun. Cụ thể, tính tính lượng thuốc tương ứng tỷ lệ

% pha cho 2 lít nước, phun cho một ô 30 m2, tương đương 600 lít thuốc nước cho 01 ha.

* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu hiệu lực thuốc Rampart 35 SD ở một số nồng độ

khác nhau phòng trừ bệnh đốm nâu và đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bố trí 05 công thức, trong đó 04 công thức phun ở nồng độ thuốc khác nhau, 01 công thức đối chứng (không phun thuốc), cụ thể:

Công thức 1: Rampart 35SD (hoạt chất: Metalaxyl), nồng độ 0,1%. Công thức 2: Rampart 35SD (hoạt chất: Metalaxyl), nồng độ 0,15%. Công thức 3: Rampart 35SD (hoạt chất: Metalaxyl), nồng độ 0,2%. Công thức 4: Rampart 35SD (hoạt chất: Metalaxyl), nồng độ 0,25%. Công thức 5: Đối chứng không phun thuốc

Điều tra tỷ lệ bệnh và tính chỉ số bệnh trước khi phun 01 ngày và điều tra sau 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày sau khi phun. Cụ thể, tính tính lượng thuốc tương ứng tỷ lệ

% pha cho 2 lít nước, phun cho một ô 30 m2, tương đương 600 lít thuốc nước cho 01 ha.

* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu hiệu lực thuốc Topsin M 70 WP ở một số nồng độ

khác nhau phòng trừ bệnh đốm nâu và đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Bố trí 05 công thức, trong đó 04 công thức phun các nồng độ thuốc khác nhau và 01 công thức đối chứng (không phun thuốc), cụ thể:

Công thức 1: Topsin M 70WP (hoạt chất: Thiophanate methyl),nồng độ 0,1%. Công thức 2: Topsin M 70WP (hoạt chất: Thiophanate methyl), nồng độ 0,15%. Công thức 3: Topsin M 70WP (hoạt chất: Thiophanate methyl), nồng độ 0,2%. Công thức 4: Topsin M 70WP (hoạt chất: Thiophanate methyl), nồng độ 0,25%. Công thức 5: Đối chứng không phun thuốc

Điều tra tỷ lệ bệnh và tính chỉ số bệnh trước khi phun 01 ngày và điều tra sau 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày sau khi phun. Cụ thể, tính tính lượng thuốc tương ứng tỷ lệ

% pha cho 2 lít nước, phun cho một ô 30 m2, tương đương 600 lít thuốc nước cho 01 ha.

2.5.4.2. Nghiên cứu phòng trừ bệnh bằng chế phẩm sinh học Ketomium

Gồm có 02 thí nghịệm, thí nghiệm 1 có 05 công thức, trong đó có 04 công thức xử lý bằng chế phẩm Ketomium và 01 công thức đối chứng (không xử lý thuốc), nhắc lại 03 lần; thí nghiệm 2 có 04 công thức, trong đó có 03 công thức xử lý bằng chế phẩm Ketomium và 01 công thức đối chứng (không xử lý thuốc); thí nghiệm được bố trí ở diện hẹp, theo kiểu RCBD (khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh), mỗi công thức có diện tích 30 m2.

Theo dõi khi bệnh xuất hiện, điều tra tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh trước khi phun 01 ngày, sau đó phun thuốc tiếp tục điều tra sau phun 07 ngày, 14 ngày và 21 ngày.

Pha và phun tính tính lượng thuốc tương ứng tỷ lệ % tương ứng pha với 2 lít nước phun cho một ô 30 m2, tương đương 600 lít thuốc nước cho 01 ha.

Phương pháp điều tra: mỗi công thức thí nghiệm chọn một ô điểm điều tra 10 lá (4 lá gốc, 3 lá giữa, 3 lá ngọn), đếm tổng số lá cây bị bệnh trong tổng số lá cây

điều tra và tính tỷ lệ bệnh (%), chỉ số bệnh %.

Đánh giá hiệu lực của thuốc thông qua tỷ lệ bệnh (%) của từng công thức và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đánh giá năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất ở từng ô thí nghiệm.

* Thí nghiệm 4: Phun chế phẩm sinh học Ketomium (là chế phẩm nấm Chaetomium cupreum của Viện Di truyền nông nghiệp, thành phần Chaetomium cupreum 1,5 x 106 CFU/ml) ở các nồng độ khác nhau phòng trừ bệnh đốm nâu và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bố trí 05 công thức, trong đó 04 công thức phun ở nồng độ khác nhau và 01 công thức đối chứng (không phun thuốc), cụ thể:

Công thức 1: Ketomium (chủng: Chaetomium sp),nồng độ 0,1%. Công thức 2: Ketomium (chủng: Chaetomium sp),nồng độ 0,15%. Công thức 3: Ketomium (chủng: Chaetomium sp),nồng độ 0,2%. Công thức 4: Ketomium (chủng: Chaetomium sp),nồng độ 0,25% . Công thức 5: Đối chứng không phun thuốc

Điều tra tỷ lệ bệnh trước khi phun 01 ngày và điều tra sau 7 ngày sau khi phun. Cụ

thể, tính tính lượng thuốc tương ứng tỷ lệ % pha cho 2 lít nước, phun cho một ô 30 m2, tương đương 600 lít thuốc nước cho 01 ha, tính tỷ lệ bệnh và hiệu lực của thuốc.

* Thí nghiệm 5: Số lần phun chế phẩm sinh học Ketomium ở cùng nồng độ

phòng trừ bệnh đốm nâu và đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2014 tại xã Hồng Thái

Đông, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bố trí 04 công thức, trong đó 03 công thức phun ở cùng nồng độ nhưng số lần nhắc lại khác nhau và 01 công thức đối chứng (không phun thuốc), cụ thể:

Công thức 1: Ketomium (chủng: Chaetomium sp), nồng độ 0,2%, phun 1 lần. Công thức 2: Ketomium (chủng: Chaetomium sp), nồng độ 0,2%, phun 2 lần. Công thức 3: Ketomium (chủng: Chaetomium sp), nồng độ 0,2%, phun 3 lần. Công thức 4: Đối chứng (không phun thuốc).

Cụ thể, tính tính lượng thuốc tương ứng tỷ lệ % pha cho 2 lít nước, phun cho một ô 30 m2, tương đương 600 lít thuốc nước cho 01 ha. Kết quả qua bảng 4.20.

Công thức tính: hiệu lực của thuốc và chế phẩm sinh học phòng bệnh đốm nâu, đốm đen được tính theo công thức Hendersan-Tilton

Ta Cb

H (%) = (1 - ) x 100 Tb Ca

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Ca: chỉ số bệnh ở công thức đối chứng sau xử lý; Cb: chỉ số bệnh ở công thức đối chứng trước xử lý; Ta : chỉ số bệnh ở công thức thí nghiệm sau xử lý; Tb: chỉ số bệnh ở công thức thí nghiệm trước xử lý; - Năng suất thực thu (tạ/ha)

- Các số liệu xử lý theo chương trình IRRISTAT 4.0, Excel, các công thức tính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm nâu (cercospora arachidicola), bệnh đốm đen (cercospora personata) hại lạc và biện pháp phòng trừ năm 2014 tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 42)