Lịch sử nghiên cứu bệnh hại hạt giống phát triển sớm gắn liền với lịch sử
nghiên cứu bệnh cây. Từ những năm 1755, nhà thực vật học người Pháp Tilletl
đã chứng minh rằng bệnh than đen lúa mì có liên quan đến bột phấn đen trên bề
mặt hạt. Cùng với sự phát triển của công tác kiểm nghiệm và kiểm tra sức khoẻ
hạt giống, bệnh hại hạt giống ngày càng được chú trọng ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Trong các bệnh truyền qua hạt giống, nhóm nấm bệnh chiếm đa số, đặc biệt là ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Theo Richardson (1990), có khoảng 29 loại bệnh hại truyền qua hạt lạc trong
đó nấm bệnh hại chiếm khoảng 17 loại. Các loại nấm hại hạt, đầu tiên phải kể đến:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12
Fusarium spp., Macrophoma phaseolina, Rhizoctonia,….
Các loại nấm gây hại trên thường kết hợp gây hại trên hạt. Có những loài không chỉ gây hại trên hạt giống mà còn truyền qua hạt giống gây hại cho cây con.
Phần lớn các loài nấm bệnh trên hạt giống thuộc các nhóm bán kí sinh và bán hoại sinh, một số ít trong chúng là kí sinh chuyên tính. Các loài nấm này khi xâm nhập vào hạt làm biến màu, biến dạng, thối hạt làm giảm chất lượng và gây độc cho người sử dụng.
Trong số nấm bệnh hại hạt lạc có 2 loài nguy hiểm nhất là A. flavus Link và
A. paraciticus Speare gây ra hiện tượng mốc vàng lạc.
Bệnh được phát hiện đầu tiên tại nước Anh vào năm 1960 và trở nên phổ
biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới (Kokalis-Burelle, 1997).
Cho đến nay, bệnh được tất cả các nước trồng lạc trên thế giới cũng như các nước tiêu thụ lạc quan tâm do nấm gây hại chủ yếu trên hạt và tiết ra độc tố
Aflatoxin có khả năng gây ung thư và nhiều bệnh khác cho người và động vật. Nghiên cứu vềđộc tốAflatoxin của trung tâm nghiên cứu cây trồng cạn quốc tếđã chỉ ra rằng: Nếu 1 nguời bị nhiễm 1 lượng từ 200 - 300 ppb thì bắt đầu ủ bệnh (Kokalis-Burelle, 1997).
A.flavus xâm nhiễm và phát triển sớm trên cây lạc còn non, trên củ và hạt lạc
ở trong đất trước và sau thu hoạch, ở trong kho bảo quản làm cho lạc bị mốc vàng và thối, hạt lạc bị biến màu và giảm trọng lượng so với hạt khoẻ. Là loại nấm hoại sinh, tồn tại trong đất, trên tàn dư cây trồng, A. flavus có khả năng cạnh tranh với các sinh vật rất khác và tấn công vào củ lạc khi độ ẩm trong đất thấp (Kokalis- Burelle, 1997).