Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đông nam á chi nhánh cần thơ (Trang 72)

Giá trị dư nợ trong tín dụng tăng lên trong đó có dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ và ngành công nghiệp, dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế đều tăng, dư nợ cho vay cá nhân còn nhiều và chiếm chủ yếu trong cho vay theo đối tượng khách hàng. Từ những điều đó làm tăng

tổng nợ xấu được thể hiện qua rõ chỉ tiêu nợ xấu tăng lên trong 3 năm qua. Dư nợ tăng do doanh số thu nợ giảm xuống, doanh số thu nợ không tương xứng với doanh số cho vay trong từng năm được thể hiện rõ qua hệ số thu nợ có xu hướng giảm rõ rệt.

Thời gian thu hồi vốn vay còn chậm, chưa đạt hiệu quả trong công tác quản lý và thu hồi vốn vay, chưa phát huy hết lợi ích từ vốn cho vay và làm tăng chi phí cơ hội trong ngân hàng.

Nợ dưới tiêu chuẩn tăng lên, đây là nhóm nợ có tác động vào sự tăng giảm giá trị tổng nợ xấu của ngân hàng. Giá trị nợ dưới tiêu chuẩn tăng lên nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng giá trị của những nợ nghi ngờ hay nợ có khả năng mất vốn khi được ngân hàng chuyển nhóm nợ. Nợ xấu tăng qua 3 năm, trong đó, nợ xấu tập trung vào các khoản vay ngắn hạn và nợ xấu dài hạn có xu hướng tăng lên, nợ xấu của ngành thương mại dịch vụ chiếm nhiều và nợ xấu của ngành công nghiệp có xu hướng tăng trở lại, bên cạnh đó nợ xấu xuất hiệu trong các tổ chức kinh tế là chủ yếu và có chiều hướng tăng. Nợ xấu tăng là ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả tín dụng, ảnh hưởng uy tín của ngân hàng, gia tăng chi phí, từ đó tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai của ngân hàng.

Ngoài ra, hệ số bù đắp rủi ro tín dụng chưa cao và có xu hướng giảm xuống gây bất lợi đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ

RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG TƯƠNG LAI

Từ những mặt hạn chế và nguyên nhân từ quá trình phân tích, một số giải pháp đượcđưa ra như sau:

5.2.1 Biện pháp xử lý nợ xấu

Trước hết ngân hàng cần phân loại chi tiết các khoản nợ, sau đó tiến hành xem xét xử lý từng khoản một từ những khoản nợ có khả năng thu hồi cao đến thấp. Tiến hành thương lượng với khách hàng vềổn định lãi suất cho vay hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay của các khoản vay trung và dài hạn xuống, để tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Nhất là đối với các khách hàng là các TCTD trong ngành thương mại và dịch vụ có tỷ lệ nợ xấu cao trong 3 năm qua. Ngân hàng có thể sử dụng giải pháp thanh toán tài sản đảm bảo, chuyển quyền cho ngân hàng xử lý hoặc có thể nhờ tòa án đứng ra xử lý khi khoản nợ này ngân hàng khó có thể tự thu hồi lại được, nhưng ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng chi phí. Hoặc có thể chuyển những khoản nợ này ra ngoại bảngđể quản lý riêng.

Sử dụng và tăng cường quỹ trích lập dự phòng rủi ro và ngân hàng cần tích cực chủ động trong trích lập dự phòng. Điều này buộc ngân hàng phải

chấp nhận giảm lợi nhuận nhưng sẽ giúp ngân hàng bù đắp rủi ro nhanh chóng và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống, tạo điều kiện phát triển trong tương lai. Có thể điều chỉnh lại các khoản chi cho lương, thưởng và những khoản chi khác cho hợp lý để tăng dự phòng.

Đối với các doanh nghiệp, công ty có truyền thống hoạtđộng tốt mà gặp khó khăn trong việc trả nợ gốc hoặc do dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động, ngân hàng có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn. Hoặc có thể cổ phần hóa, ngân hàng từ vị thế chủ nợ sẽ trở thành cổ đông lớn, nếu ngân hàng nhận thấy doanh nghiệp có khả năng phục hồi sau tái cấu trúc. Sử dụng biện pháp chứng khoán hóa nợ xấu doanh nghiệp giúp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển, mà ngân hàng thì bảo tòan được nguồn vốn.

5.2.2 Đảm bảo thực hiện đúng và đủ quy trình tín dụng

Phân tích khách hàng một cách chi tiết, nắm bắt rõ ràng các thông tin về khách hàng trước khi giải ngân thông qua các kênh thông tin như trung tâm thông tin tín dụng (CIC) hoặc từ những hồ sơ vay vốn trướcđây, từ đó ngân hàng mới biết được khả năng trả nợ và giúp ngân hàng đưa ra được quyết định đúng đắn là cho vay hay không. Nếu chưa tin tưởng hoặc chưa hiểu rõ về khách hàng, công tác thẩm định vẫn chưa thu được kết quả đáng tin cậy thì ngân hàng không nên cấp tín dụng. Nếu sau khi thu thập được thông tin khách hàng mà những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay đó thì tùy vào mức độ rủi ro khác nhau mà cán bộ tín dụng sẽ từ chối cho vay. Hoặc nếu những rủi ro này ngân hàng có thể chấp nhận được thì có thể phê duyệt ký hợp đồng tín dụng cho khách hàng.

Đối với những khoản vay lớn có mức độ rủi ro cao thì cần phải có tài sản thế chấp, cho vay với lãi suất cao kèm theo đóng bảo hiểm tín dụng để hạn chế rủi ro cho khoản vay đó. Ngân hàng nên chấp nhận thế chấp những tài sản có khả năng thanh khoản cao, ngoài ra ngân hàng cần có đánh giá dựa vào chuyên môn, không thiên vị đối với tài sản thế chấp, phân biệt rõ giữa giá thị trường, giá thanh lý và các khoản vay nên được đảm bảo bằng 150% giá trị tài sản cố định tính theo giá thị trường hiện tại.

Sau khi giải ngân, cán bộ ngân hàng cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích hợp đồng tín dụng ban đầu hay không, nên kiểm tra thường xuyên định kỳ và đôi khi là kiểm tra đột xuất để phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, giám sát chặt chẽ mới nắm bắt được tình hình khó khăn của khách hàng từ đó có những biện pháp giúp đỡ kịp thời. Bên cạnh đó khi ngân hàng giám sát tiền vay chặt chẽ sẽ biết được ngày đến hạn để kịp thời đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra.

5.2.3 Phân tán rủi ro tín dụng

Từ những phân tích trên cho thấy trong thời gian qua ngân hàng đã tập trung cho vay nhiều vào ngắn hạn, cho vay cá nhân thuộc các ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp, điều này rất rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nên mở rộng cho vay hợp lý ra nhiều khoản vay trung và dài hạn, bên cạnh cho vay đối tượng cá nhân, ngân hàng nên xem xét cho vay doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, duy trì và mở rộng khách hàng thuộc nhiều thành phần đồng thời tiếp cần và thu hút những khách hàng lớn kinh doanh hiệu quả.

Trường hợp một dự án cần một khoản vay có giá trị lớn nên áp dụng hình thức cho vay đồng tài trợ, các ngân hàng kết hợp với nhau phân tích khả năng sinh lời của dự án để tiến hành cho vay. Vì vậy rủi ro được chia sẻ bởi các ngân hàng.

Ngoài ra ngân hàng có thể áp dụng biện pháp bảo hiểm tín dụng để san sẻ rủi ro, chuyển rủi ro cho công ty bảo hiểm. Vì vậy ngân hàng nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho các dự án trước khi cho vay làm đảm bảo tín dụng.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Trong 3 năm qua đã xảy ra không ít khó khăn, bất lợi nhưng với sự chỉ đạo của các ngân hàng cấp trên thì SeABank chi nhánh Cần Thơ cũng đã đạt được những kết quả khả quan đáng khích lệ. Điều này là minh chứng cho sự nổ lực của toàn thể chi nhánh, ngân hàng đã thực hiện tốt nghiệp vụ quan trọng của một ngân hàng TMCP là hỗ trợ vốn cho sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, góp phần vào sự lưu thông của dòng tiền tệ trong nền kinh tế.

Về tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng, cho thấy tỷ lệ nợ xấu/dư nợ qua 3 năm đều được giữ ở mức dưới 3% theo quy định nhưng hệ số bù đắp rủi ro tín dụng còn thấp và có chiều hướng giảm. Tăng mạnh trong năm 2012 do các khoản nợđược xếp vào nợ xấu tăng mạnh so với giá trị dư nợ trong năm.

Nợ xấu theo thời hạn tín dụng chủ yếu tập trung nhiều vào các khoản vay trung và dài hạn có xu hướng tăng lên, trong khi nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn có xu hướng giảm đi. Tỷ lệ nợ xấu của trung và dài hạn tăng mạnh trong năm 2013 vừa qua nhưng không vì thế mà giảm cho vay trung và dài hạn mà ngân hàng cần cho vay hợp lý, quản lý và thu hồi tốt vốn cho vay hơn.

Nợ xấu theo ngành tập trung và ngành thương mại dịch vụ là chủ yếu, do nhu cầu phát triển tất yếu của ngành nghề này trên địa bàn đang mở rộng ra. Ngoài ra, ngân hàng đang có xu hướng mở rộng cho vay ngành xây dựng, hứa hẹn trong tương lai đây sẽ là ngành có tiềm năng lớn trên địa bàn thành phố, góp phần mang lại lợi nhuận bền vững cho ngân hàng.

Nợ xấu theo đối tượng khách hàng chủ yếu tập trung vào đối tượng các tổ chức kinh tế trong khi nợ xấu của đối tượng cá nhân có chiều hướng giảm đi. Trong đối tượng là các TCKT thì nợ xấu có xu hướng tăng mạnh ở đối tượng là công ty cổ phần, bên cạnh đó nợ xấu củađối tượng là công ty TNHH lại có xu hướng giảm xuống mức dưới 3% theo qui định. Nguyên nhân từ nền kinh tế chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh gây lỗ lã của công ty cổ phần, cổ đông rút vốn đầu tư, một số khác bị phá sản dẫn đến nợ xấu ngân hàng bịđẩy lên cao.

Mặc dù vậy nhưng nhìn chung hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn theo chiều hướng tốt. Trong thời gian sắp tới với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên của chi nhánh cùng với những biện pháp, chính sách, kế hoạch mới được đưa ra thì hoạt động của ngân hàng sẽ ngày càng hiệu quả hơn, tăng uy tín cho chi nhánh cũng như ngân hàng hội sở nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Quí, 2013. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng

TMCP Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương

mại. Đại học Cần Thơ.

4. Tuấn Lân, 2012. Đề xuất 10 giải pháp xử lý nợ xấu.

<http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/de-xuat-10-giai-phap- xu-ly-no-xau-2721187.html> [Ngày truy cập:10 tháng 3 năm 2014]

5.[online]<http://www.seabank.com.vn/index.php?option=com_content&task=bl ogcategory&id=13&Itemid=855 > [Ngày truy cập: 9 tháng 2 năm 2014].

6.[online]<http://www.seabank.com.vn/index.php?option=com_content&task=bl ogcategory&id=19&Itemid=865> [Ngày truy cập: 9 tháng 2 năm 2014]

7.[online]<http://docs.4share.vn/docs/30418/Phan_Tich_Rui_Ro_Tin_Dung_Tai _Ngan_Hang_Dau_tu_va_Phat_trien_Viet_Nam_Chi_Nhanh_Soc_Trang.html> [Ngày truy cập: 9 tháng 2 năm 2014].

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đông nam á chi nhánh cần thơ (Trang 72)