Nguồn vốn của chi nhánh bao gồm chủ yếu từ vốn huy động được từ tiền gửi của khách hàng và vốnđiều chuyển từ Hội sở chính chuyển về khi cần thiết. Khi nguồn vốn được đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển bền vững, từ việc đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn vay, nhu cầu rút vốn của khách hàng đến việc chi trả, đầu tư,... trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, góp phần nâng cao được uy tín của ngân hàng. Ngoài các nguồn được tạo ra từ vốn chủ sở hữu ban đầu, nguồn vốn vay được từ các ngân hàng khác thì vốn huy động là không thể thiếu trong tổng nguồn vốn. Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và được ngân hàng quan tâm nhiều nhất. Kết quả tình hình huy động vốn được từ năm 2011 đến 2013 của ngân hàng Đông Nam Á được thống kê dưới đây:
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của SeABank Cần Thơ từ 2011 đến 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) VHĐ 86.924 116.107 188.685 29.183 33,57 72.578 62.51 VĐC 19.671 - - (19.671) - - - Tổng nguồn vốn 106.595 116.107 188.685 9.512 8,92 72.578 62.51
Nguồn: Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ
Nhìn chung, giá trị tổng nguồn vốn của SeABank Cần Thơ có sự tăng liên tiếp qua 3 năm và tăng cao nhất trong năm 2013, chủ yếu là do giá trị của vốn huy động có xu hướng tăng lên và giá trị vốn điều chuyển đã có sự giảm xuống thấp. Trong tổng nguồn vốn cho hoạt động của mình SeABank Cần Thơ đã không cần sự hỗ trợ vốn điều chuyển về từ Hội sở chính và nguồn vốn chủ yếu cho họat động được SeABank Cần Thơ lấy từ vốn huy động được từ khách hàng và trong 2 năm 2012 và 2013 thì giá trị của vốn huy động được
cũng chính là giá trị của tổng nguồn vốn. Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn được thể hiện dướiđây: 2011 82% 18% 2012 100 % 0% 2013 100 % 0%
Nguồn: Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của SeABank Cần Thơ từ 2011 đến 2013
Cụ thể, trong năm 2011, tổng nguồn vốn là 106.595 triệu đồng trong đó vốn huy động được là 86.924 triệu đồng và vốn điều chuyển từ Hội sở về là 19.671 triệu đồng, vốn huy động tại chổ chiếm lớn nhất cả về tỷ trọng và giá trị so với vốnđiều chuyển trong năm. Qua năm 2012 và 2013, tổng nguồn vốn cho hoạt động cũng chính là vốn huy động được, vốn cho hoạt động kinh doanh trong hai năm của ngân hàng chủ yếu được lấy từ vốn huy động. Nguyên nhân vốn huy động chiếm cao nhất là do khách hàng đến gửi tiền ở ngân hàng nhiều hơn, trong số khách hàng lâu năm gửi tiền với nhiều giá trị lớn còn có nhiều khách hàng mới. Từ đây cho thấy mặc dù lãi suất tiền gửi không còn hấp dẫn đến khách hàng nhưng ngân hàng đã tăng quyền lợi của khách hàng lên bằng các dịch vụ khác, ngân hàng tạođược uy tín và mối quan hệ tốt với khách hàng nên vốn huy động của ngân hàng là tăng liên tục.
Việc tổng nguồn vốn tăng liên tiếp qua suốt 3 năm như vậy cho thấy trong kế hoạch hoạt động kinh doanh của SeABank Cần Thơ đã có sự thay đổi, tăng huy động nhằm đẩy mạnh hơn nữa cho hoạt động cho vay, rút tiền, đầu tư, chi trả nộp thuế, các khoản phí, lệ phí và các hoạt động liên quan đến tiền tệ khác nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai.
4.1.2 Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Nam Á chi
nhánh Cần Thơ từ 2011 đến 2013
Hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập và cũng là hoạtđộng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Không ít ngân hàng đang có sự chuyển biến kế hoạch đầu tư tăng mạnh tỷ trọng vào đầu tư kinh doanh vào các hoạt động dịch vụ hơn là hoạt động tín dụng nhằm trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Thế nhưng, tín dụng là hoạt động truyền thống và không thể xem nhẹ nhất là cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Ngoài việc tăng nguồn vốn hoạt động, ngân hàng còn phải thực hiện tốt hoạt động cho vay trong nền kinh tế. Mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng, sử dụng tối ưu nguồn vốn huy
động được, phân tán rủi ro sẽ giúp ngân hàng nắm bắt được thời cơ chiếm lĩnh thị trường, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Kết quả tình hình hoạtđộng tín dụng trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 của SeABank chi nhánh Cần Thơ được thể hiện dướiđây:
Bảng 4.2 Tình hình hoạt động tín dụng của SeABank Cần Thơ qua 3 năm từ 2011 đến 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) DSCV 207.616 176.595 245.725 (31.021) (14,94) 69.130 39,15 DSTN 195.977 155.440 169.081 (40.537) (20,68) 13.641 8,78 Dư nợ 88.080 109.235 185.879 21.155 24,02 76.644 70,16 Nợ xấu 2.431 3.255 4.991 824 33,90 1.736 53,33
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạtđộng tín dụng của ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ
qua 3 năm 2011 đến 2013
Nhìn chung các giá trị của các chỉ tiêu về tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm của SeABank Cần Thơ có sự biến động khác nhau, tuy nhiên xu hướng chung của các chỉ tiêu trên vẫn là tăng, năm 2012 có biến động giảm hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ nhưng chỉ tiêu dư nợ và nợ xấu lại có biến động tăng. Từ biểu đồ cũng thể hiện rõ điều này, cụ thể, trong năm 2011 doanh số cho vay là 207.616 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống chỉ còn 176.595 triệu đồng. Đây là mức giá trị doanh số cho vay thấp nhất trong 3 năm từ 2011 đến 2013, nguyên nhân là do ngân hàng tập trung nguồn vốn cho các hoạt động dịch vụ dễ mang lại thu nhập hơn là hoạt động tín dụng còn nhiều rủi ro khi nền kinh tế còn biến động nhiều rủi ro. Mặc khác do nền kinh tế bất lợi, nợ xấu tăng nên ngân hàng rất khắt khe trong việc giải ngân, các khách hàng chủ yếuđến vay vốn ngân hàng là các khách hàng lâu năm, có khả năng trả nợđúng hạn. Qua năm 2013, giá trị này lại tiếp tục biến đổi, từ mức giảm của năm 2012 thì giá trị doanh số cho vay của năm 2013 lại tăng cao nhất trong 3 năm qua. Nguyên nhân do trong năm này có nhiều chính sách của ngân hàng cấp trên đã chính thức đi vào thực hiện, để khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng, tạo tâm lý tốt cho việc hoạt động ngân hàng, bên cạnh đó nhu cầu vốn cho sản xuất trở lại sau biếnđộng là rất lớn nên ngân hàng đã mở rộng cho vay ra nhiều khách hàng mới và tăng giá trị khoản vay nếu thấy kế hoạch sản xuất khả thi. Mặc khác, một số khách hàng cũ được cơ cấu lại nợ cũ, tạođiều kiện cho vay mới nên doanh số cho vay đã tăng trong năm 2013.
Nhìn chung giá trị doanh số thu nợ cả giai đoạn có xu hướng giảm xuống, năm 2012 giảm mạnh và cũng trong năm này ngân hàng có giá trị
doanh số thu nợ thấp nhất so với 2 năm còn lại. Nguyên nhân từ tình hình kinh tế khó khăn đã tác động đến nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế trong đó có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởngđến khả năng thu nợ của ngân hàng. Mặc khác trong năm này doanh số cho vay thấp hơn hai năm còn lại. Qua năm 2013, tình hình tương đối khả quan hơn, giá trị doanh số thu nợ đã tăng lên so với năm 2012, đạt 169.081 triệu đồng. Nguyên nhân do ngân hàng mở rộng cho vay trong năm 2013 ra nhiều đối tượng và lĩnh vực khác nhau và thời hạn khác nhau, tình hình kinh tế khả quan tạo điều kiện trả nợđúng hạn cho khách hàng, nhiều khoản nợ cũ đã thu hồi về được nên làm tăng doanh số thu nợ năm 2013.
Về chỉ tiêu giá trị dư nợ của khách hàng mà ngân hàng chưa thu hồi về được cũng biến đổi tăng liên tục trong 3 năm với các giá trị và tốc độ tăng khác nhau. Trong năm 2011 giá trị dư nợ là 80.080 triệu đồng, đây là mức dư nợ thấp nhất. Đến năm 2012 thì mức dư nợ đạt 109.230 triệu đồng và năm 2013, dư nợ lại tiếp tục tăng lên đến 185.874 triệu đồng,đây là giá trị dư nợ cao nhất so với 2 năm còn lại. Nguyên nhân trong năm 2012 doanh số thu nợ ít, phần lớn là dư nợ của năm trước chưa thu hồi. Qua năm 2013, doanh số cho vay tăng lên, nhu cầu vốn của nền kinh tế còn nhiều, dư nợ chủ yếu do một số khách hàng quen thuộc, vay những khoản có giá trị lớn, xin ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ. Mặc khác, một số khách hàng mới còn ít kinh nghiệm trong sản xuất nên khả năng trả nợđúng hạn chưađảm bảo.
Đối với chỉ tiêu nợ xấu, qua 3 năm, nhìn chung cũng có giá trị và tốc độ tăng khác nhau. Giá trị nợ xấu của năm 2011 là thấp nhất và giá trị nợ xấu của năm 2013 là cao nhất. Nguyên nhân năm 2011 doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng là tương đương, giá trị dư nợ còn lại ít nên nợ xấu thấp, ngoài ra do ngân hàng chỉ cho vay chủ yếu đối tượng lâu năm, có lịch sử hoạt động tốt nên khả năng trả nợđúng hạn là cao. Còn trong năm 2013 do nhu cầu mở rộng tín dụng trong năm qua được khuyến khích mạnh mẽ nên có giá trị doanh số cho vay của năm 2013 là cao nhất trong 3 năm, mặc khác dư nợ trong năm này cũng là cao nhất nên khả năng thành nợ xấu là không nhỏ. Ngoài ra, còn phải nói đến các yếu tố khách quan khác của nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động rủi ro. Ngân hàng cho vay nhiều khách hàng mới, rủi ro là khó tránh khỏi. Dư nợ có chiều hướng tăng, mang lại nhiều lợi nhuân hơn cho ngân hàng từ lãi nhưng cũng có không ít rủi ro và khả năng xảy ra nợ xấu là rất cao. Điều này cần được ngân hàng quan tâm và khắc phục mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian sắp tới.
4.1.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng của SeABank Cần Thơ qua 3 năm (2011-2013)
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn là một trong những công việc cần thiết vì ngân hàng cần biết được hoạt động cho vay của ngân hàng mình trong 3 năm qua chủ yếu tập trung ở ngắn hạn hay trung và dài hạn, các khoản vay đó có mang lại lợi nhuậnđúng kế hoạchđề ra hay không để từ đó làm căn cứ cho việc đề ra biện pháp và kế hoạch trong thời gian sắp tới. Bảng phân tích tình hình hoạtđộng tín dụng theo thời hạn trong 3 năm qua của SeABank Cần Thơđược thể hiện chi tiết dưới đây:
Bảng 4.3 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo thời hạn tín dụng của SeABank Cần Thơ từ 2011 đến 2013
Đơn vị tính: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) DSCV 207.616 176.595 245.725 (31.021) (14,94) 69.130 39,15 - Ngắn hạn 168.395 168.345 243.136 (50) (0,03) 74.791 44,43 - Trung và dài hạn 39.221 8.250 2.589 (0.05) (0.03) 74.791 44.43 DSTN 195.977 155.440 169.081 (40.537) (20,68) 13.641 8,78 - Ngắn hạn 158.626 80.491 164.811 (78.135) (49,26) 84.320 104,76 - Trung và dài hạn 37.351 74.949 4.270 37.598 100.66 (70.679) (94.30) Dư nợ 88.080 109.235 185.879 21.155 24,02 76.644 70,16 - Ngắn hạn 13.769 101.623 179.948 87.854 638,06 78.325 77,07 - Trung và dài hạn 74.311 7.612 5.931 (66.699) (89,76) (1.681) (22,08)
Nguồn: Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ a. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Doanh số cho vay thể hiện lượng tiền mà ngân hàng cung ứng ra nền kinh tế. Sự gia tăng của giá trị doanh số cho vay thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, nền kinh tếđã có sự thay đổi, trong năm 2011, NHNN đã báo động về tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong hoạt động cho vay của các NHTM. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh lâu dài trong tương lai của ngân hàng, nền kinh tế thiếu vốn cho sản xuất, ngân hàng thì thừa vốn nhưng vì vấn đề nợ xấu tăng thêm nên ngân hàng rất ngại cho vay. Qua năm 2012 đến năm 2013, nhiều chính sách, biện pháp đã được NHNN ban ra nhằm mục tiêu lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế. Từ những ảnh hưởng trên nên tình hình doanh số cho vay theo thời hạn của SeABank Cần Thơ được thể hiện qua bảng số liệu.
Doanh số cho vay theo thời hạn bao gồm doanh số cho vay theo ngắn hạn, trung hạn và dài hạnđược thể hiện qua biểuđồ dướiđây:
Dựa vào bảng số liệu ta có biểuđồ sau:
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2011 2012 2013 Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn
Nguồn: Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ
Hình 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn của SeABank chi nhánh Cần Thơ từ 2011 đến 2013
Từ giá trị của bảng số liệu và biểu đồ biểu diển trên ta thấy, nhìn chung, doanh số cho vay tập trung nhiều nhất vào cho vay ngắn hạn, tức là thời hạn cho vay là dưới 1 năm, doanh số cho vay của trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng doanh số cho vay, thậm chí trong năm 2012 không có giá trị doanh số cho vay trung hạn. Điều này cho thấy trong kế hoạch kinh doanh của mình SeABank tập trung nhiều vào các khoản vay ngắn hạn và lấy các khoản cho vay này làm nguồn tạo thu nhập trọng tâm trong hoạt động tín dụng của mình trong thời gian qua.
Xu hướng biến động chung của doanh số cho vay ngắn hạn là tăng, năm 2012 có giảm nhẹ và năm 2013 thì tăng mạnh trở lại. Nguyên nhân do trong 3 năm qua tình hình kinh tế không thuận lợi cho những khoản vay có thời gian dài, các khoản vay trung và dài hạn mang nhiều rủi ro hơn vì đây là những khoản vay có giá trị cao trong thời gian dài thì khả năng biến động của nó về lãi suất, rủi ro sẽ rất cao và khó lường trước chính xác được, nhất là trong nền kinh tế còn khó khăn, thời gian chiếm dụng vốn của ngân hàng sẽ cao làm chi phí cơ hội của ngân hàng tăng lên, mặc khác, lãi vay của những khoản vay này là lớn hơn ngắn hạn và khả năng biếnđộng tăng lên là rất cao, tạo áp lực trả nợ của khách hàng nên không được ngân hàng ưu tiên. Mặc khác, các khách hàng đến vay vốn chủ yếu ở ngân hàng thường chỉ là vay trong ngắn hạn, rất ít các khoản vay trung và dài hạnđược ngân hàng giải ngân. Ngoài ra, vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi trong ngắn hạn nên đem tập trung cho vay ngắn hạn là hợp lý.
Đối với các khoản vay trung và dài hạn có giá trị và tỷ trọng cho vay đều thấp hơn ngắn hạn và có xu hướng giảm trong những năm qua và những năm tiếp theo. Năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt cao nhất so với hai năm còn lại và năm 2013 là thấp nhất. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm mạnh các khoản vay trung và dài hạn là ngân hàng chỉ tập trung mạnh vào các khoản cho vay ngắn hạn được xuất phát từ nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như nhu cầu từ phía ngân hàng. Trong năm 2011, nền kinh tế biến động bất lợi, các ngân hàng liên tục bị báo động tình trạng nợ xấu tăng mạnh và có xu hướng tăng cao hơn nữa, lãi suất biến động, thị trường bất động sản đóng băng, hàng ngàn doanh nghiệp bị phá sản, trong các ngân hàng có sự cơ