Trong phân loại dư nợ theo nhóm nợ có nợ nhóm 1 và nhóm 2 là những nhóm nợ cho thấy có khả năng thu hồi cả gốc và lãi cao nhất, còn nhóm 3, 4 và 5 là những nhóm nợđược xếp vào nợ xấu.
Bảng 4.7 Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của SeABank Cần Thơ từ 2011 đến 2013
Đơn vị tính: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) - Nợ nhóm 1 81.354 100.047 171.839 18.693 22,98 71.792 71,76 - Nợ nhóm 2 4.295 5.933 9.049 1.638 38,14 3.116 52,52 Nợ xấu 2.431 3.255 4.991 824 33,90 1.736 53,33 - Nợ nhóm 3 1.751 2.712 4.575 961 54,88 1.863 68,69 - Nợ nhóm 4 576 450 339 (126) (21,88) (111) (24,67) - Nợ nhóm 5 104 93 77 (11) (10,58) (16) (17,20) Tổngdư nợ 88.080 109.235 185.879 21.155 24,02 76.644 70,16
Nhìn vào bảng số liệu thể hiện ở trên ta thấy giá trị dư nợ thuộc vào nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn là cao nhất, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nhóm nợ khác trong cùng mỗi năm trong giai đoạn 3 năm từ 2011 đến 2012 và giá trị dư nợ được ngân hàng xếp vào nợ nhóm 3, 4 và 5 - là nhóm nợ xấu luôn có tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay ở mỗi năm. Giá trị của các nhóm nợ đều có xu hướng tăng, trừ hai nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn là có xu hướng giảm.
Các khoản nợ thuộc vào nợđủ tiêu chuẩn có xu hướng chung là tăng lên và tăng mạnh trong năm 2013. Nguyên nhân do doanh số cho vay tiếp tục tăng đã đẩy dư nợ tiếp tục tăng, điều này cũng cho thấy nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế đang tăng, quy mô hoạt động của chi nhánh đang mở rộng và khả năng trả nợ của khách hàng được ngân hàng đánh giá là tốt, ngân hàng có thể thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn. Chính vì vậy khi tỷ trọng của khoản nợ này tăng lên hay giảm xuống cũng không gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cho chi nhánh. Mặc khác, do nhu cầu mở rộng tín dụng trong tương lai theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên nên trong kế hoạch hoạt động tín dụng trong thời gian qua của ngân hàng đã cho thấy sự thay đổi từ kết quả trên.
Đối với giá trị dư nợ thuộc nhóm nợ cần chú ý - nhóm 2 cũng có mức biến động tăng trong 3 năm và tăng mạnh nhất là ở năm 2013. Nguyên nhân do các khoản nợ nhóm 1 có xu hướng tăng nên nhiều khoản nợ trước đây đã được chuyển nhóm. Đây là nhóm nợ được xem là có khả năng thu hồi vốn và lãi chậm hơn nhóm 1 và cần được ngân hàng chú ý. Mặc dù đây là nhóm nợ không được xem là thuộc nhóm nợ xấu và có tỷ trọng chiếm thấp so với tổng dư nợ trong mỗi năm nhưng giá trị dư nợ có xu hướng tăng liên tiếp trong 3 năm qua là một dấu hiệu cần quan tâm, từ đó nói lên phần nào trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vì nếu dư nợ này cao thì khả năng bị xếp vào nhóm nợ xấu trong tương lai là rất cao, điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng.
Giá trị nợ xấu có xu hướng tăng lên, năm 2013 có giá trị nợ xấu tăng cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu do các khoản nợ thuộc nợ nhóm 3 có xu hướng chung là tăng lên và tăng cao nhất ở năm 2013, do các khoản nợ ở nhóm 2 trướcđã chuyển nhóm xuống. Điều này cho thấy công tác quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng đang gặp khó khăn. Mặc dù trong tổng dư nợ của mỗi năm thì dư nợ của nợ dưới tiêu chuẩn chiếm ít, nhưng đây là nhóm nợ làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khi giá trị dư nợ của nhóm nợ này tăng lên hay giảm xuống.
Nợ nghi ngờ - nợ nhóm 4 là một trong 3 nhóm nợ được xếp vào nhóm nợ xấu, điều khả quan là nhìn chung trong 3 năm từ 2011 đến 2013 giá trị dư nợ của nhóm này có xu hướng giảm và tốc độ giảm ở năm 2013 so với 2012 là
cao nhất. Nguyên nhân do công tác quản lý nợ và thu hồi nợ của ngân hàng có khả quan, chất lượng tín dụng được nâng cao nên đã thu hồi được phần nào các khoản nợ năm trước thuộc nhóm 4 và một số món nợ không thu hồi ở nhóm này được đã được chuyển nhóm.
Nhóm nợ có khả năng mất vốn - nợ nhóm 5 trong 3 năm cũng có xu hướng giảm, có tỷ trọng rất nhỏ so với tổng dư nợ mỗi năm và giảm nhiều nhất là ở năm 2013. Nguyên nhân từ hiệu quả trong việc thu nợ của chi nhánh đối với các khoản nợ năm trước thuộc nhóm này và phần khác do sự chuyển nhóm của các khoản nợ nhóm 5 của năm trướcđược ngân hàng đem ra quản lý riêng ở ngoại bảng. Từ đó cho thấy ngân hàng đang có những hướng đi đúng trong hoạt động kinh doanh của mình, quản lý tốt nợ nhóm 5 cũng như nợ xấu nói chung là tạo điều kiện thuận lợi giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
a. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng giúp hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua. Kiểm soát nợ xấu là vô cùng quan trọng trong mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng vì nếu nợ xấu tăng cao sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bảng số liệu về nợ xấu theo thời hạn tín dụng của ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơđược thể hiện dướiđây: Bảng 4.8 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của SeABank Cần Thơ từ 2011 đến 2013
Đơn vị tính: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 1.685 2.572 4.012 887 52,64 1.440 55,99 Trung và dài hạn 746 683 979 (63) (8,45) 296 43,34 Tổng nợ xấu 2.431 3.255 4.991 824 33,90 1.736 53,33
Nguồn: Ngânhàng Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ
Nhìn từ biểu đồ và bảng số liệu bên trên ta thây nhìn chung nợ xấu tập trung nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn tức các khoản nợ này có thời hạn dưới 1 năm, tốc độ tăng nợ xấu ngắn hạn của năm sau cao hơn năm trước và luôn chiếm hơn 50%. Tỷ trọng của nợ xấu ngắn hạn cũng chiếm phần lớn trong tổng nợ xấu mỗi năm và có xu hướng tăng dần, trong đó tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn chiếm cao nhất là ở năm 2013 và thấp nhất là ở năm 2011. Nợ xấu trung và dài hạn có sự biến đổi không nhiều, mặc dù trong 3 năm đều có tốc độ tăng giảm khác nhau và có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn
qua 3 năm có xu hướng giảm dần trong tổng nợ xấu, chiếm cao nhất là ở năm 2011 và thấp nhất là trong năm 2013.
Cụ thể, trong năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 1.685 triệu đồng, năm 2012 nợ xấu của ngắn hạn tăng lên đạt giá trị 2.572 triệu đồng và có tốc độ tăng so với năm 2011 tương đương tăng 887 triệu đồng. Năm 2013 nợ xấu ngắn hạn vẫn giữ đà tăng đạt 4.012 triệu đồng trong năm. Nguyên nhân giá trị nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng một phần chịu ảnh hưởng của doanh số cho vay, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm lớn nhất cả về giá trị và tỷ trọng so với trung hạn và dài hạn, mặc dù doanh số thu nợ đối với những khoản cho vay ngắn hạn cũng chiếm phần nhiều.
Đối với nợ xấu trung và dài hạn trong 3 năm có xu hướng tăng và tăng mạnh ở năm 2013. Giá trị nợ xấu trung và dài hạn tăng trong 3 năm cũng do chịu sự ảnh hưởng từ doanh số cho vay trung và hạn trong 3 năm qua. Đây là những khoản vay có thời hạn tương đối dài từ 1 năm trở lên nên thời gian thu hồi lại gốc và lãi cho vay của ngân hàng sẽ phải kéo dài hơn vì thế nên lãi suất cho vay sẽ cao hơn các khoản vay ngắn hạn điều này có tác động mạnh đến khách hàng đi vay nhất là trong nền kinh tế còn nhiều rủi ro. Mặc khác, nguyên nhân từ các khoản vay này trong 3 năm qua của ngân hàng không được giải ngân nhiều, có thể những khoản vay dài có thời hạn thu hồi vốn và lãi quá lâu, sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng nên đương nhiên những khoản vay thời gian dài sẽ có lãi suất cho vay lớn hơn nhiều so với ngắn hạn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng đi vay và trong thời gian dài thì không tránh khỏi nhiều biến động rủi ro, cụ thể là trong 3 năm qua đã có rất nhiều biến động bất lợi đến nền kinh tế nên sẽ tác động lên khả năng trả nợ của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến ngân hàng. Vì thế nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng tăng là khó tránh khỏi.
b. Tình hình nợ xấu theo ngành
Từ phân tích tình hình nợ xấu theo ngành nghề giúp ta thấy được cái nhìn rõ nét hơn chất lượng tín dụng trong hoạtđộng tín dụng ngân hàng trong 3 năm qua. Nợ xấu làm ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ ngân hàng mà còn cả khách hàng và cả nền kinh tế. Rủi ro tín dụng ít hay nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ vi mô đến vĩ mô, từ lựa chọn khách hàng, thẩmđịnh cho vay, quản lý và thu hồi nợ vay,… nhằm phát hiện sớmđể có biện pháp khắc phục, hạn chế và phòng ngừa rủi ro thấp nhất có thể xảy ra.
Bảng số liệu về tình hình nợ xấu theo từng ngành nghề khác nhau của SeABank chi nhánh Cần Thơđược liệt kê dướiđây:
Bảng 4.9 Nợ xấu theo ngành của SeABank Cần Thơ từ 2011 đến 2013 Đơn vị tính: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) NN - - - - - - - CN 1.061 406 1.181 (655) (61,73) 775 190,89 XD 479 291 105 (188) (39,25) (186) (63,92) TM&DV 891 2.558 3.705 1.667 187,09 1.147 44,84 Tổng nợ xấu 2.431 3.255 4.991 824 33,90 1.736 53,33
Nguồn: Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ
Nhìn chung nợ xấu tập trung nhiều vào 3 nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ là chủ yếu. Trong đó nợ xấu thuộc ngành thương mại và dịch vụ là chiếm nhiều nhất trong 3 năm qua và thấp nhất là nhóm ngành xây dựng.
Ngành nông nghiệp không có nợ xấu, nguyên nhân do từ cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi có lợi cho người nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung nhưđược Nhà nước trợ giá, mua lúa gạo tồn trữ từ nông dân với giá ổn định và có lợi cho người nông, người nông dân trúng mùa nên có tiền trả cho ngân hàng,.... Mặc khác, đây là nhóm ngành được ngân hàng giải ngân ít nên các khoản nợ bị xếp vào nhóm nợ xấu là không đáng kể.
Nợ xấu nhóm ngành thương mại và dịch vụ có xu hướng tăng, còn nợ xấu nhóm ngành công nghiệp trong 3 năm cũng có tốcđộ tăng giảm khác nhau và nợ xấu nhóm ngành xây dựng có xu hướng giảm qua 3 năm. Trong năm 2011, nợ xấu cao nhất thuộc nhóm ngành công nghiệp và thấp nhất là nhóm thương mại và dịch vụ. Trong năm 2012 nợ xấu cao nhất tập trung vào nhóm ngành thương mại và dịch vụ và thấp nhất là ở nhóm ngành xây dựng. Và trong năm 2013 nợ xấu của ngành thương mại và dịch vụ vẫn chiếm cao nhất và thấp nhất là ngành xây dựng.
Đối với nhóm ngành thương mại và dịch vụ nợ xấu có xu hướng tăng qua 3 năm và tăng mạnh trong năm 2013. Nguyên nhân do doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của nhóm ngành này trong 3 năm đã ảnh hưởng một phần đến giá trị nợ xấu trong năm. Ngoài ra nhiều khoản nợ được chuyển nhóm nên cũng góp phần tác động đến nợ xấu trong 3 năm qua. Chính sách khuyến khích mở rộng tín dụng trong nền kinh tế, tình hình kinh tế trong 3 năm qua rất nhiều khó khăn, nợ xấu ngân hàng luôn là chủ đề nóng và mặc dù đã có nhiều giải pháp khắc phục nhưng rủi ro tín dụng vẫn còn là điều khó tránh khỏi. Vì vậy khi bất cứ một ngành nghề hay một thành phần kinh tế nào
trong xã hội lâm vào tình trạng bất lợi thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến những ngành nghề và những thành phần kinh tế khác.
Nhóm ngành công nghiệp nhìn chung có xu hướng tăng lên và tăng mạnh là ở năm 2013, trong đó có năm 2012 là giảm. Nguyên nhân tốc độ nợ xấu tăng giảm khác nhau của nhóm ngành công nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của giá trị doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ trong 3 năm qua. Bên cạnh đó còn những nguyên nhân khác từ phía ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Các khách hàng của nhóm ngành này chủ yếu vay vốn để bổ sung vốn lưu động và luôn trả nợđúng hạnđể có thể vay vốn cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Bên cạnhđó vì tình hình chung nên các ngân hàng rất kỹ trong việc thẩmđịnh cho vay và phần lớn chỉ cho vay những khách hàng quen thuộc nên cũng đã phần nào kéo nợ xấu xuống. Tuy nhiên trong năm 2013 nợ xấu ngành công nghiệp tăng lên vì ngân hàng đã có sự mở rộng cho vay những khách hàng mới và giải ngân những khoản có giá trị lớn hơn nên đã đẩy nợ xấu tăng mạnh hơn năm 2012.
Đối với giá trị nợ xấu của ngành xây dựng có xu hướng giảm trong 3 năm, có tỷ trọng chiếm thấp và giảm thấp nhất là trong năm 2013. Nguyên nhân từ tình hình khó khăn của nền kinh tế trong thời gian dài, giá cả nguyên vật liệu cho xây dựng leo thang đã gây khó khăn cho việc trả nợ của khách hàng. Nhưng đã có nhiều chính sách được đưa ra nên tình hình có bước chuyển đổi khá hơn trước nên khách hàng vay nợ có thể trả nợ được từ đó làm giảm nợ xấu.
c. Tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng
Ngoài việc phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng, theo ngành thì phân tích nợ xấu theo đối tượng khách hàng càng làm rõ hơn chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Bảng 4.10 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của SeABank Cần Thơ từ 2011 đến 2013
Đơn vị tính: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) TCKT 1.426 1.045 3.731 (381) (26,72) 2.686 257,03 Công ty TNHH 1.016 927 2.914 (89) (8,76) 1.987 214,35 Công ty cổ phần 410 118 817 (292) (71,22) 699 592,37 Cá nhân 1.005 2.210 1.260 1.205 119,90 (950) (42,99) Khác - - - - - - - Tổng nợ xấu 2.431 3.255 4.991 824 33,90 1.736 53,33
Nhìn từ bảng số liệu thể hiện bên trên ta thấy nợ xấu tập trung nhiều vào đối tượng các tổ chức kinh tế là nhiều nhất và đã có xu hướng tăng trong 3 năm qua và những năm tiếp theo có xu hướng tăng mạnh, năm 2013 nợ xấu của đối tượng tổ chức kinh tế là cao nhất và nợ xấu thấp nhất là ở năm 2012. Các đối tượng thuộc nhóm cá nhân cũng có xu hướng tăng qua 3 năm, năm 2012 có nợ xấu thấp nhất và đạt giá trị nợ xấu cao nhất trong năm 2013. Các đối tượng khác trong 3 năm qua không có nợ xấu. Điều này là cho thấy nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế đang ngày càng cao, ở bất cứ đối tượng khách hàng nào, trong đó nhu cầu cần vốn vay cao nhất vẫn là các tổ chức kinh tế.