Qua một giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy vai trò to lớn của DNVVN nên các hình thức tập
đoàn, tổng công ty có xu hướng thu hẹp, chỉ hoạt động trong một số ngành nghề quan trọng và đã có những chính sách để khuyến khích các DNVVN thành lập không chỉ ở thành thị mà còn được thành lập ở các vùng nông thôn nhằm phát huy tối đa nguồn lực của đất nước.
Đã có hàng loạt chương trình hành động cũng như các chính sách đã
được ra đời nhằm hỗ trợ cho các DNVVN như Nghị định 90/2001/NĐ-CP (ban hành ngày 23/11/2001) của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN
đã nêu rõ: “Phát triển DNVVN là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát huy tính chủđộng sáng tạo nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; Phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao
đời sống cho người lao động. Với chủ trương như vậy, Nhà nước đã đưa ra các chính sách cụ thể sau:
-Khuyến khích đầu tư: Nhà nước khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và thể nhân góp vốn đầu tư vào các DNVVN; Chính phủ
cũng trực tiếp trợ giúp thông qua biện pháp về tài chính, tín dungj áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DNVVN đầu tư vào một số ngành nghề truyền thống và tại các địa bàn cần khuyến khích.
-Tiếp cận vốn ngân hàng: Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số