Về phía Nhàn ước

Một phần của tài liệu luận văn:Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam potx (Trang 62 - 66)

Chủ trương khuyến khích các DNNVV phát triển là đúng đắn và hợp lý nhưng Nhà nước phải thi hành nó một cách hiệu quả thì mới tạo ra bước nhảy vọt. Hiện tại, các DNNVV phát triển tràn lan, số lượng đăng ký thành lập nhiều nhưng đi vào hoạt động thực tế thì không nhiều. Mà sự giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng đôi khi quá tải nên không thể kiểm soát

được hết hoạt động của tất cả các DNNVV. Điều này tạo ra khe hở cho các DNNVV làm ăn phi pháp, lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như hoạt động của DNNVV thiếu sự đồng bộ và hướng dẫn cụ thể chi tiết. Đối với DNNVV mới chỉ có Nghị định 90/2001/NĐ-CP về khuyến khích hỗ trợ phát triển DNNVV và chỉ thị

40/2005/ CT-TTg về công tác trợ giúp phát triển DNNVV mà chưa có những hướng dẫn, biện pháp cụ thể áp dụng cho từng loại hình DNNVV. Về phía ngân hàng, mặc dù có nhiều quy định nới lỏng một số điều kiện trong quá trình cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng cấp tín dụng.

Tuy nhiên vẫn có sự thiếu nhất quán với các văn bản pháp luật khác của các bộ ngành khác gây khó khăn cho ngân hàng.

Sự triển khai chậm trễ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV là một trong những nguyên nhân hạn chế nguồn vốn tài trợ cho DNNVV. Tuy Nhà nước đã có quyết định thành lập Quỹ từ năm 2001 và sửa đổi, bổ sung vào năm 2004 nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động, thực hiện đúng chức năng của mình.

2.3.3.2 V phía ngân hàng.

Việc thực hiện quy trình cho vay còn nhiều thiếu sót, chưa thu thập

đầy đủ thông tin về khách hàng để có kết quả đánh giá chính xác. Việc kiểm tra, kiểm soát khi cho vay nhiều khi còn mang tính hình thức, việc thẩm định dự án còn nhiều bất cập. Việc thực hiện qui trình tín dụng còn mang tính thủ tục, giấy tờ chứ chưa thực sự làm trong thực tế.

Hệ thống thông tin về khách hàng còn thiếu, chất lượng thông tin cung cấp chưa cao, thiếu tính cập nhật.

Đội ngũ cán bộ của SGD còn non trẻ, nhất là cán bộ tín dụng. Do chính sách trẻ hoá đội ngũ cán bộ nên hầu như toàn bộ số cán bộ tín dụng tại SGD còn non trẻ, kinh nghiệm chưa có nên trong hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn, nhất là trong khâu thẩm định,đánh giá tài chính DNNVV,

đánh giá khả năng trả nợ của DNNVV, dự đoán những biến động trong tương lai của tài sản đảm bảo.

Hoạt động marketing tại SGD còn kém, chưa có những chính sách lôi cuốn thu hut khách hàng vay vốn tham gia nên chưa thu hút được nhiều DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Việc phân cấp quản lý theo hướng chuyên môn hoá cho vay theo ngành hoặc theo thành phần kinh tếở SGD chưa được thực hiện.

Những kế hoạch, chiến lược cho vay của SGD được xây dựng không phù hợp lắm với năng lực của mình, với tiềm năng huy động, cũng như số

lượng DNNVV là khách hàng của SGD.

Ở SGD hiện nay, còn ấp dụng quá ít các hình thức tín dụng cho các DNNVV, những hình thức cần thiết và phù hợp với các DNNVV như: thấu chi, cho vay trả góp... chưa được áp dụng.

2.3.3.3 V phía khách hàng.

Trước hết là xuất phát từ chính bản thân DNNVV. Từ những đặc điểm về vốn, năng lực hoạt động, về lao động… mà tác động tới khả năng vay vốn.Với nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ, sự mất cân đối trong cơ cấu vốn cũng như năng lực tài chính hạn chế thì khó có cơ sở đảm bảo vay được vốn của ngân hàng. Cơ chế hạch toán, kế toán, kiểm toán, lập báo cáo tài chính chưa đúng chuẩn mực chế độ kế toán, còn thiếu minh bạch. Nhiều báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác, thậm chí còn sai lệch gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định. Đây chính là vấn đề đạo đức của doanh nghiệp. Sự thiếu hợp tác với ngân hàng là rào cản cho việc mở rộng vay vốn đối với các doanh nghiệp này.

Quá trình lập phương án vay vốn còn sơ sài, thiếu căn cứ, tính khả thi và hiệu quả thấp nên không thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn. Cán bộ tín dụng đôi khi mất thời gian và công sức để tư vấn cho doanh nghiệp làm lại phương án vay vốn cũng như hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành thực hiện các yêu cầu của ngân hàng.

Một vấn đề gây khó khăn không chỉ ngân hàng mà còn cả DNNVV,

đó là tài sản bảo đảm cùng với thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm thấp, tính thanh khoản không cao, không đảm bảo

điều kiện pháp lý. Khi làm thủ tục về đăng ký quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, DNNVV thường gặp khó khăn ở khâu thủ tục rườm rà, nhất là đối với bất động sản.

Uy tín còn hạn chế, chưa có vị thế trên thị trường, làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, nhiều doanh nghiệp ma là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của ngân hàng. Đội ngũ nhà quản lý thiếu chuyên môn cũng như kinh nghiệm quản lý, thiếu kiến thức và khả năng nhạy bén với thị trường luôn là yếu điểm mà DNNVV cần khắc phục.

CHƯƠNG III: MT S GII PHÁP M RNG TÍN DNG ĐỐI VI DNNVV TI SGD NHNN & PTNT VN.

3.1 ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV.

Một phần của tài liệu luận văn:Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam potx (Trang 62 - 66)