Định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lƣợng của nhà máy dự kiến sau khi thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm thiểu chất thải cho cơ sở chế biến gỗ công nghiệp (Trang 74)

hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Sau khi thực hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu chất thải thì lượng gỗ nguyên liệu đầu vào sẽ tăng lên là 5m3/1 ngày (giải pháp số 9), và lượng gỗ thải bỏ hàng ngày sẽ giảm 5m3/1ngày (giải pháp số 9) + 1,73m3/1ngày (giải pháp số 13) là 6,73m3/1ngày, định mức sử dụng nguyên liệu của nhà máy sẽ tăng lên từ 50m3 lên 55m3 gỗ thành phẩm trên 100m3 gỗ nguyên liệu đầu vào hàng ngày.

Bảng 20: Định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng dự kiến sau khi thực hiện RE-CP của nhà máy

Stt Nguyên, nhiên vật liệu, hoá

chất sử dụng Đơn vị tính Trƣớc Sau

1 Lượng gỗ nguyên liệu m3/m3 sản phẩm 1,92 1,82

2 Điện năng kWh/m3 sản phẩm 184,29 160,74

3 Lượng gỗ thải bỏ m3/m3 sản phẩm 0,83 0,79

Định mức này tính cho lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ của nhà máy trong năm 2012.

Hiệu quả sử dụng tài nguyên sẽ tăng lên từ khoảng 50% lên 55%, và lượng chất thải sẽ giảm từ 50% xuống còn 45%.

Chƣơng 4 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Sau quá trình tìm hiểu thực tế về hoạt động sản xuất, hiện trạng môi trường tại nhà máy Thuận Hưng thuộc công ty cổ phần Woodsland với các vấn đề trong quá trình gia công sản xuất các sản phẩm từ gỗ tôi thấy rằng:

- Vấn đề về môi trường cần quan tâm nhất của nhà máy là giảm lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình gia công định hình sản phẩm.

- Tỉ lệ sử dụng hiệu quả tài nguyên của nhà máy Thuận Hưng và ngành công nghiệp chế biến gỗ công nghiệp Việt Nam còn thấp chỉ vào khoảng 40-50%, đây là một sự lãng phí lớn không những về tài nguyên gỗ, tài nguyên rừng mà còn lãng phí chi phí sản xuất.

- Ngành công nghiệp chế biến gỗ dùng nhiều máy móc có thời gian chờ chiếm tỉ lệ cao trong mỗi chu kỳ gia công định hình sản phẩm, mặc dù thời gian chờ khá nhỏ, nên doanh nghiệp thường không mấy để ý, nhưng tổng cộng lại thì tổng thời gian chờ sẽ rất lớn nên cơ hội tiết kiệm năng lượng sẽ rất cao và rất hiệu quả.

- Do tỉ lệ sử dụng tài nguyên gỗ thấp nên lượng chất thải rắn; đầu mẩu gỗ thừa, phoi bào, mùn cưa, bụi gỗ… lớn, nếu có qui hoạch tổng thể khu sinh thái công nghiệp chế biến gỗ thì có thể tận dụng hiệu quả hơn lượng chất thải rắn này để sản xuất các sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao như: ván ép công nghiệp, ván sàn, thanh nhiên liệu…giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên gỗ hơn.

- Nhà máy Thuận Hưng là một trong những nhà máy lớn của công ty cổ phần Woodsland, là một nhà máy sản xuất có qui mô khá lớn, có lượng sử dụng năng lượng điện hàng tháng khá lớn từ 206.367 - 256.204 kWh/tháng, nhưng do đặc thù nên máy móc sản xuất thường có thời gian chờ khá dài gây lãng phí năng lượng điện và giảm tuổi thọ động cơ.

- Dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích hiện trạng môi trường và quy trình sản xuất của nhà máy, cùng với sự phối hợp của các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của nhà máy cũng như của công ty Woodsland đề tài đã đưa ra được 15 giải pháp RE-CP, trong đó có 03 giải pháp về quản lý nội vi, 03 giải pháp về cải tiến thiết bị, 08 giải pháp kiểm soát quá trình và 01 giải pháp thu hồi tái sử dụng chất thải. Với tổng số tiền đầu tư cho các

nhất vào khoảng 0,82 năm. Các giải pháp đã giúp tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên của nhà máy từ 50% lên 55%, giảm lượng chất thải ra môi trường ngoài tương đương với 6.325 tấn CO2 / 1 năm.

Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu chất thải thích hợp với thực tế của nhà máy đề tài đã đưa ra những giải pháp thiết thực, khả thi và có hiệu quả cao sau khi áp dụng. Trong đó có giải pháp yêu cầu phải có số vốn đầu tư lớn, nhưng dựa vào phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường với thời gian hoàn vốn đủ ngắn để thuyết phục ban lãnh đạo công ty nghiên cứu triển khai tại nhà máy và sẽ mở rộng chương trình trên phạm vi toàn công ty.

Thông qua tìm hiểu những đặc trưng sản xuất, đặc trưng nguồn thải của ngành chế biến gỗ (lượng chất thải rắn phát sinh lớn) và quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu chất thải tại nhà máy Thuận Hưng, đề tài rút ra hướng đánh giá RE-CP chung cho ngành chế biến gỗ là tập trung vào đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng, và gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên gỗ thông qua việc gia công cắt chỉnh nguyên liệu một cách thích hợp. Đây là tiềm năng tiết kiệm năng lượng, gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm thiểu chất thải rất lớn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và cải thiện môi trường (nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm lượng chất thải rắn phát sinh) cho các doanh nghiệp khi triển khai đánh giá, áp dụng RE-CP.

Bên cạnh đó việc tiết kiệm năng lượng, gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải phát sinh sẽ làm giảm lượng chất thải gây biến đổi khí hậu và giảm lượng tiêu thụ năng lượng, giảm gánh nặng nhập khẩu năng lượng góp phần phát triển bền vững.

4.2. KIẾN NGHỊ

Để triển khai áp dụng RE-CP tại nhà máy được hiệu quả cao nhất thì ban lãnh đạo nhà máy Thuận Hưng cũng như công ty cổ phần Woodsland cần quan tâm và tham gia sát sao vào chương trình cũng như có những cơ chế khen thưởng cho người làm tốt, có ý tưởng hay….

- Triển khai áp dụng các giải pháp quản lý nội vi RE-CP thực hiện ngay.

- Nhanh chóng triển khai thực hiện giải pháp thay thế ống thép bằng ống thép tráng kẽm cho hệ thống ống trao đổi nhiệt của lò sấy. Lắp đặt biến tần, cảm

biến quang cho các máy móc gia công có thời gian chờ dài trong một chu kỳ sản xuất sản phẩm.

- Duy trì và mở rộng chương trình RE-CP trên phạm vi toàn công ty, phối hợp với các chuyên gia chuyên ngành để tiến hành đánh giá chuyên sâu, toàn diện hơn nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu chất thải.

Sự thành công của một chương trình RE-CP đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó sự nỗ lực của chính các doanh nhiệp là chủ yếu, nhưng sự hỗ trợ và khuyến khích từ các cơ quan chức năng nhà nước về nguồn vốn và nhân lực cho các doanh nghiệp, nhà máy cũng không kém phần quan trọng.

Việc triển khai áp dụng và duy trì thành công chương trình RE-CP cho nhà máy gỗ nói riêng và cho ngành công nghiệp chế biến gỗ nói chung không những gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn giảm thiểu lượng chất thải, bên cạnh đó còn gia tăng hiệu quả sử dụng rừng trồng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp và đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường năm 2013 – Nhà máy Thuận Hưng.

2. Biodiversity wipeout facing South East Asia, New Scientist, 23-7-2003

3. Ed Pepke, Global wood markets: Consumption, Production and Trade – Forest products marketing specialist, UNECE/FAO Timber section, Geneva, Switzerland. 4. FAO, Sate of the Workd’s forests 2012 – Food and Agriculture Organization of

the United nations, Rome, 2012

5. Fondation Chirac, Deforestation and desertification

6. Frank Field, “How can you save the rain forest.”. The Times (London). October 8, 2006

7. G.R.van der Werf, D.C.Morton, R.S.DeFries, J.G.J.Olivier, P.S.Kasibhatla, R.B.Jackson, G.J.Collatz and J.T.Randerson (2009). “CO2 emissions from forest loss”. Nature Geoscience

8. Heiko Worner, How to reach green growth in the Vietnam timber sector? Vietnamese – German Forestry programme, ATIBT forum, HCM 2012.

9. Huỳnh Văn Hạnh, Ngành chế biến gỗ Việt Nam và các cơ hội cho ATIBT, Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA).

10. IPCC Fourth Assessment Report, Working Group I Report “The physical science basis”

11. Kenneth Chomitz. "Roads, lands, markets, and deforestation: a spatial model of land use in Belize." 04/30/95.

12. Nature loss 'to hurt global poor', BBC News, May 29, 2008 13. Nguyễn Tôn Quyền, Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam.

14. Nguyễn Tường Vân, Tổng quan Lâm nghiệp Việt Nam và tiến trình đàm phán FLEGT/VPA với EU, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

15. Pimm, S. L.; Russell, G. J.; Gittleman, J. L.; Brooks, T. M. (1995). “The Future of Biodiversity”.

17. Silvio Ferrez. "Using indicators of deforestation and land-use dynamics to support conservation strategies: A case study of central Rondônia, Brazil" Forest Ecology and Management 03/22/09.

18. Single-largest biodiversity survey says primary rainforest is irreplaceable, Bio- Medicine, November 14, 2007

19. Soil, water and plant charateristics importan to irrigation, North Dakota State University

20. Timothy Charles and Whitmore, Jeffrey Sayer, "Tropical Deforestation and Species Extinction" International Union for Conservation of Nature and Natural Resources Commission on Ecology, 1992

21. Tình hình và cơ chế xuất nhập khẩu gỗ của Việt Nam – Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương.

22. TS. Ngô Thị Nga, Bài giảng Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RE-CP) , Trung tâm SXSH, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm thiểu chất thải cho cơ sở chế biến gỗ công nghiệp (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)