Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm thiểu chất thải cho cơ sở chế biến gỗ công nghiệp (Trang 25 - 31)

2.1.1. Khái quát tình hình

Ngành công nghiệp chế biến gỗ nước ta đã có lịch sử hình thành và phát triển từ những năm Pháp thuộc cho đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Là một trong mười sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành kinh tế với giá trị xuất khẩu đạt 4,6 tỷ đô la năm 2012 chiếm 2% thị trường xuất khẩu gỗ trên toàn thế giới, tạo công ăn việc làm cho khoảng 500.000 lao động, với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng phong phú: đồ gỗ nội thất, ngoài trời, gỗ mỹ nghệ, gỗ công nghiệp [21]… Có thể vắn tắt sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây

(Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương) Thị trường xuất khẩu cũng có nhiều thay đổi mạnh mẽ trước đây chỉ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc để tái xuất khẩu sang nước thứ ba, nay đã xuất khẩu trực tiếp sang hơn 100 quốc gia.

Biểu đồ 2: Thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam

Tỷ đôla

Trong đó cơ cấu thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam năm 2012: thị trường Hoa kỳ dẫn đầu đạt 1,721 tỷ USD, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành; sang EU đạt 0,928 tỷ USD, chiếm 20%; sang Trung Quốc đạt 0,844 tỷ USD, chiếm 16%; đến Nhật Bản đạt 0, 638 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh, như: Hoa Kỳ tăng 27%, Trung Quốc tăng 11%, Nhật Bản tăng 14,2% so với năm 2011. Đặc biệt, vài năm gần đây thị trường Trung Quốc nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam với giá trị tăng nhanh một cách chóng mặt. Trong đó, đáng báo động là xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc đang tăng nhanh, sẽ là một nguy cơ càng gây thiếu nguyên liệu cho các nhà sản xuất ván nhân tạo của Việt Nam. Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc với khối lượng quy ra gỗ tròn khoảng trên 6 triệu m3. Trong đó: xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc từ 160.000 m3 năm 2004 đã tăng lên khoảng 2 triệu m3 năm 2012; gỗ bóc khoảng 300.000 m3/năm; gỗ Palet khoảng 250.000 m3/năm. [21]

Cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ, nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng tăng nhanh. Với nhu cầu vào khoảng 4 triệu m3 gỗ nguyên liệu một năm chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván nhân tạo. Tốc độ nhập khẩu giai đoạn 2007-2012 tăng bình quân 12,1%.[21]

Biểu đồ 3: Nhập khẩu gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây

(Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương)

Triệu đô la

tục hải quan. Nước ta đã hạn chế khai thác gỗ tự nhiên thay vào đó là khai thác, chế biến gỗ từ rừng trồng, khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu gỗ, sử dụng các sản phẩm gỗ công nghiệp thay thế gỗ tự nhiên, nhằm hạn chế việc tàn phá rừng, khai thác gỗ một cách tràn lan không theo quy hoạch.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì nước ta hiện có khoảng 3.900 doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 95% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 5% có thể phân chia doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ theo bảng sau:

Bảng 1: Quy mô ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam [9]

Theo sở hữu

Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước

3.900 95% 5% Theo vốn đầu tƣ (NĐ 56/2009/NĐ-CP) Nhỏ và siêu nhỏ Vừa Lớn 93% 5,5% 1,2% Theo lao động Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn 46% 49% 1,7% 2,5%

Các doanh nghiệp chủ yếu được phân bố tại Đông Nam Bộ chiếm 60% số lượng doanh nghiệp và sản xuất với quy mô lớn., vùng Đông, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên lượng và quy mô các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản rất khiêm tốn chiếm khoảng 20%. Miền duyên hải Trung Bộ chiếm 20%. Các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 16% số doanh nghiệp trong cả nước, kim ngạch xuất khẩu chiếm 50% được đầu tư từ 26 nước và vùng lãnh thổ: Đài Loan chiếm 43,5% tiếp theo là Hàn Quốc, Anh, Nhật và Trung Quốc. [21]

Bảng 2: Nhu cầu về nguyên liệu gỗ của Việt Nam [14]

Nhu cầu về nguyên liệu (năm 2011) Số lƣợng (qui ra m3 gỗ tròn)

Sản xuất 3,5 triệu m3

dăm gỗ 7 triệu m3

Sản xuất đồ mộc xuất khẩu 6 triệu m3

Đồ mộc, nội thất, xây dựng trong nước 3 triệu m3

Cộng 16 triệu m3

(Nguồn Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN& PT NT) Bảng 3: Nguồn cung nguyên liệu gỗ từ nước ngoài

Nhập khẩu gỗ từ năm 2008 – 2012 (triệu USD)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Kim ngạch 1098 905 1147 1362 1500

(Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương) Các loại gỗ nhập khẩu bao gồm: MDF, gỗ thông, gỗ bạch đàn, gỗ lim, gỗ cao su, gỗ teak, gỗ sồi, gỗ dương, ván PB và ván ép.

Bảng 4 : Nguồn cung nguyên liệu gỗ trong nước năm 2010 [14] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích rừng tự nhiên cả nƣớc 13,5 triệu ha

- Rừng sản xuất 4,1 triệu ha (351 triệu m3

)

- Rừng giàu + trung bình 21,4%

- Khả năng cho phép khai thác 300.000m3/năm

Rừng trồng 3 triệu ha

- Rừng sản xuất 2 triệu ha

- Gỗ cao su 800.000 ha

- Khai thác hàng năm 12 triệu m3/năm

(Nguồn Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT) Như vậy so với nhu cầu về gỗ thì hàng năm Việt Nam vẫn cần phải nhập 4 triệu m3 gỗ đề phục vụ cho sản xuất, chế biến gỗ.

2.1.2. Công nghệ và lao động

Nhiều nhà máy lớn và vừa đã đầu tư công nghệ và dây chuyền thiết bị của các nước phát triển như Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ…tuy nhiên còn đa số các doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, kém chất lượng thải loại từ Trung Quốc. Tuy công nghệ chưa đồng bộ và tiên tiến nhưng ngành công nghiệp chế biến gỗ đã đạt trình độ cơ giới hóa cao, đủ điều kiện sản xuất các sản phẩm chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Các lao động của các công ty lớn và vừa được đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng sản xuất, vận hành và cả kỹ năng về quản lý, tổ chức sản xuất, tuy nhiên tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, làng nghề hầu như không được đào tạo cơ bản nên khả năng làm chủ công nghệ, thiết bị sản xuất không cao và năng xuất thấp.

Các điểm mạnh yếu của ngành chế biến gỗ: - Các điểm mạnh

o Gỗ hợp pháp trong và ngoài nước ngày một ổn định. o Khả năng SX và đáp ứng chất lượng theo yêu cầu. o Có ý thức về môi trường và sử dụng gỗ hợp pháp. o Giá cả hợp lý có chỗ đứng trên thị trường thế giới

o Các doanh nghiệp đang đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất. - Các điểm yếu

o Chưa có chính sách đồng bộ để tạo sức bật cho ngành. o Đầu tư thiết kế sản phẩm, nghiên cứu cho ngành chưa nhiều.

o Chưa đầu tư đúng mức các vùng nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ. o Đầu tư nhà máy trên diện rộng thiếu chuyên môn sâu

o Mức độ phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao. Cơ hội và thách thức

- Cơ hội

o Thị trường nội thất toàn cầu 298 tỷ USD/năm. Thị phần của VN chỉ mới 2%. [21]

o Các DN VN chú trọng gỗ hợp pháp, điểm đến lý tưởng cho khách hàng quốc tế.

o Chất lượng SP phù hợp yêu cầu thị trường.

o Ngành chế biến gỗ Việt nam phát triển tự phát, không có quy hoạch, định hướng.

o Nguồn cung gỗ hợp pháp từ nước ngoài.

o Năng suất lao động thiết kế và kỹ năng marketing

o Sự liên kết giữa các doanh nghiệp và năng lực doanh nghiệp là nhỏ.

2.1.3. Quy trình công nghệ chế biến gỗ cơ bản

Có thể minh hoạ quy trình công nghệ chế biến gỗ cơ bản như sau:

Sơ đồ 2: Dây chuyền công nghệ chế biến gỗ cơ bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gỗ tươi đến độ tuổi khai thác sẽ được khai thác, cắt khúc và vận chuyển về nơi sản xuất, tại đây gỗ được phân loại, chọn lọc rồi được đưa vào cắt xẻ theo các kích thước xác định tuỳ theo từng yêu cầu thiết kế của sản phẩm, sau đó gỗ xẻ sẽ được ngâm, tẩm hoặc sấy để chống côn trùng gây hại; mối mọt, nấm mốc, đưa độ ẩm của gỗ đến mức độ thích hợp, làm gia tăng tính bền cơ học của gỗ, giảm độ cong vênh, nứt vỡ trong quá trình sử dụng sau này. Bình quân để sấy 1m3 gỗ thành phẩm cần 28-35kWh điện, 1,5-2,5m3 nước, và 0,5 tấn hơi nước. [13]

Sơn, nhúng dầu Ghép nối, lắp ráp Gia công định hình Ngâm, tẩm, sấy Cắt xẻ Chọn lọc Gỗ nguyên liệu Sản phẩm

Gỗ sau đó sẽ được gia công định hình, có nhiều phương pháp gia công như: cắt, phay, bào, tiện, khoan, chà nhám, đánh bóng…

Chi tiết sản phẩm sau đó sẽ được lắp ráp, ghép nối thành sản phẩm hoàn thiện rồi được sơn, nhúng dầu để tăng tính thẩm mỹ cũng như khả năng chống chịu đối với thời tiết, khí hậu, côn trùng, nấm mốc tại nơi sử dụng sau này.

Quá trình gia công chế biến gỗ thì tỷ lệ gỗ thành phẩm trên gỗ xẻ nguyên liệu khoảng 40%, bắt đầu từ 100% gỗ xẻ đầu vào qua quá trình sấy, gia công định hình sản phẩm thì tỉ lệ hao hụt đến 60%, tỉ lệ này được minh hoạ theo hình sau:

Hình 5: Tỉ lệ sử dụng gỗ và gỗ nhiên liệu ở Việt Nam [8] Như vậy ta thấy rằng để sản xuất được 1m3

gỗ thành phẩm cần khoảng 2,5 m3 gỗ sẻ nguyên liệu, còn với gỗ tròn nguyên liệu thì tỉ lệ này còn cao hơn nhiều vì từ 1m3 gỗ tròn nguyên liệu chỉ cho 0,55 m3 gỗ sẻ hay cần khoảng 5m3 gỗ tròn mới sản xuất được 1m3 gỗ thành phẩm. Do vậy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên gỗ là một vấn đề bức thiết với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm thiểu chất thải cho cơ sở chế biến gỗ công nghiệp (Trang 25 - 31)