III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QLNN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ
3.7. Phối hợp hơn nữa giữa các cơ quan thực hiện công tác quản lý, sử dụng vỉa hè lòng đường
sử dụng vỉa hè lòng đường.
- Hiện nay, đối với các trường hợp vi phạm về sử dụng vỉa hè, lòng đường thì mới bị xử phạt chủ yếu theo hình thức xử phạt hành chính. Các đợt thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn mang tính chất theo đợt, sau đó lại bỏ trống một thời gian do vậy có nhiều trường hợp vi phạm bị bỏ qua. Người dân sẽ tránh những đợt kiểm tra rồi sau đó lại tiếp tục vi phạm.
Do vậy cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Thực hiện thường xuyên, liên tục, không phải chỉ thực hiện một thời gian theo phong trào rồi thôi.
- Công tác cấp phép và thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm còn chưa ăn khớp với nhau. Cơ quan cấp phép thì chỉ biết nhiệm vụ cấp phép, xử phạt thì chỉ biết xử phạt. Theo số liệu có tại hai phòng thì thấy răng phòng quản lý đô thị chỉ có số liệu về lượng phép mình cấp, tại đội thanh tra giao thông thì chỉ có số liệu về các vụ vi phạm mà trong đó không có số liệu về số vụ vi phạm do không phép.
Cơ quan cấp phép sau khi cấp phép thì nên thông báo cho cơ quan xử lý, kiểm tra vi phạm biết về nơi nào đã được cấp phép để từ đó kiểm tra theo dõi, xử phạt được dễ dàng hơn. Đối với đơn vị đã có phép thì sẽ kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị đó xem có thực hiện đúng theo giấy phép không. Cơ quan thanh tra, kiểm tra cũng nắm được những nơi nào chưa được cấp phép để quản lý, xử phạt được dễ hơn nếu thấy vi phạm. Do lực lượng thanh tra phải quản lý một địa bàn rộng lớn với nhiều
nhiệm vụ nên việc cơ quan cấp phép, cơ quan quản lý thông báo các giấy phép đã cấp sẽ giúp cơ quan thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm dễ dàng phân loại các trường hợp có phép và không phép, như vậy sẽ khỏi mất công, mất thời gian phải đòi hỏi giấy phép. Việc cung cấp thông tin về giấy phép đã cấp cũng tạo thuận lợi cho cơ quan cấp phép, quản lý thực hiện tốt chức năng của mình hơn. Đối với các trường hợp đã được cấp phép thì lực lượng thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm sẽ giám sát, kiểm tra và khi phát hiện có sai phạm sẽ thông báo cho cơ quan cấp phép thực hiện thu hồi giấy phép. Đó là tác động qua lại, hai bên cùng có lợi, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ công tác của mình.
Việc xác định các giấy phép đã cấp cũng giúp cơ quan quản lý cấp phép biết được trên tuyến đường nào còn có hộ chưa xin cấp phép sử dụng vỉa hè, lòng đường. Điều đó cũng cần phải có sự phối hợp với đơn vị cấp phép kinh doanh, đơn vị thanh tra, kiểm tra, đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền về các quy định của pháp luật.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Vỉa hè, lòng đường chỉ là một bộ phận trong hệ thống giao thông, là một phần rất nhỏ trong hệ thống cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên việc quản lý, sử dụng vỉa hè lòng đường sao cho hiệu quả là một vấn đề không hề dễ.
Quản lý tốt việc sử dụng vỉa hè, lòng đường sẽ giúp giao thông được thông thoáng, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quản lý tốt cũng thể hiện trình độ của cấp chính quyền. Để thực hiện công tác quản lý được tốt thì đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có trình độ để hiểu các quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng vỉa hè lòng đường và từ đó có thể giải thích cho người dân hiểu và thực hiện theo các quy định của pháp luật. Do vậy cần nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và có biện pháp
tuyên truyền hiệu quả để mọi người dân đều biết và thực hiện đúng quy định của pháp luật
Thực trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Huyện còn ở mức thấp do đó cần phải nâng cao điều kiện về cơ sở hạ tầng, vỉa hè, lòng đường. Tăng số lượng đường có vỉa hè, lòng đường. Đối với các đường đã có vỉa hè thì phải duy tu và có kế hoạch sử dụng hợp lý. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể thực hiện theo pháp luật. Tăng cường hiệu quả công tác cấp phép và xử lý vi phạm về sử dụng vỉa hè lòng đường. Phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan quản lý sử dụng vỉa hè, lòng đường để công tác quản lý phát huy hiệu quả tốt, người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo một đô thị văn minh hiện đại, một bộ mặt mới của địa phương có tốc độ đô thị hoá cao, làm cho bộ mặt đô thị Huyện Từ Liêm ngày một khang trang sạch đẹp, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát huy thành tích đã đạt được, thực hiện lời dạy của Bác, đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Trung ương phát động, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Từ Liêm đang ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành toàn diện và xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phấn đấu xây dựng huyện Từ Liêm ngày càng văn minh, giàu đẹp như bác Hồ hằng mong muốn, xứng đáng là Huyện anh hùng của Thủ đô anh hùng, lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 20/2004/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội về việc thành lập Phòng Xây dựng đô thị Huyện Từ Liêm (nay là Phòng Quản lý đô thị).
2. Quy chế làm việc của phòng Quản lý đô thị.
3. Báo cáo 3 tháng đầu năm của phòng Quản lý đô thị.
4. Quản lý môi trường đô thị và địa phương- Trần Thanh Lâm- NXB- Xây dựng 5. Luật Tài nguyên môi trường.
6. Giáo trình quản lý Nhà nước về đô thị.
7. Đề án “Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt huyện Từ Liêm”.
8. Quyết định 20/2008/QĐ- UBND ngày 16/4/2008 của UBND TP Ban hành quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Tp Hà Nội.
9. Quyết định số 92/2001/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, của phòng chuyên môn thuộc UBND quận huyện.
MỤC LỤC
PHẦN I...1
LỜI NÓI ĐẦU...1
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG...3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ UBND HUYỆN TỪ LIÊM VÀ PHÒNG QUẢN LÝ- ĐÔ THỊ...3
I. KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN TỪ LIÊM...3
1.1 Đặc điểm tự nhiên- Kinh tế- Xã hội của huyện ...3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn...3
1.3. Cơ cấu, tổ chức của UBND huyện ...4
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN LÝ- ĐÔ THỊ...5
2.2. Cơ cấu tổ chức. ...8
2.3. Quy chế làm việc của phòng. ...8
CHƯƠNHG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM...11
I.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG...11
1.1. Nguyên tắc quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường...11
1.2. Chức năng quản lý sử dụng, vỉa hè, lòng đường của UBND Quận, huyện...12
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và sử dụng vỉa hè, lòng đường...13
1.4. Những hành vi vi phạm và xử lý vi phạm về quản lý vỉa hè, lòng đường...17
1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường...18
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM...18
2.1. Công tác thống kê tuyến phố, hè phố trên địa bàn huyện Từ Liêm...18
2.2 Công tác quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn huyện Từ Liêm...18
2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường...25
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM...28
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM...28
1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Từ Liêm...28
1.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm về quản lý giao thông đô thị năm 2009...28
1.3. Phương hướng giải quyết...29
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM...30
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QLNN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM...31
3.1. Hoàn thiện quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường...31
3.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, vỉa hè lòng đường trên địa bàn Huyện...31
3.3. Chú trọng tới duy tu, bảo dưỡng vỉa hè, lòng đường...32
3.4. Nâng cao ý thức người dân trong việc khai thác, sử dụng vỉa hè lòng đường...33
3.5. Kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong công tác quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường...33
3.6. Nâng cao hiệu quả công tác cấp phép sử dụng vỉa hè lòng đường...33
3.7. Phối hợp hơn nữa giữa các cơ quan thực hiện công tác quản lý, sử dụng vỉa hè lòng đường...34
PHẦN III: KẾT LUẬN...35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...36