II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM
2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường
2.3.1. Kết quả đạt được.
- Phối hợp với công an huyện, đội Thanh tra GTVT, UBND xã, thị trấn, các ban ngành, đoàn thể mở đợt cao điểm tuyên truyền Pháp luật về giao thông. ra quân xử lý vi phạm trật tự ATGT; đồng thời tổ chức các hoạt động tháng An toàn giao thông năm 2006; Kế hoạch số 1084/KH- UBND ngày 29/8/2008 của UBND huyện.
- Cũng cố và duy trì hiệu quả hoạt động tổ tự quản xã, thị trấn; các tuyến đường tự quản, văn minh đô thị, văn minh thương mại.
- Tổ chức và hoàn thành vạch kẻ sơn vị trí cho thuê hè đường làm điểm trông giữ phương tiện; cắm bổ sung biển báo, gờ giảm tốc trên các đường do huyện quản lý.
- Kiểm tra chất lượng các tuyến đường giao thông, chỉ đạo công tác hoàn trả đường.
- Chủ trì phối hợp với các ngành Công an, Thanh tra xây dựng kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường sử dụng sai mục đích, các trương hợp đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định.
- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, duy tu, đào đường, sử dụng tạm hè phố đã được chú trọng thực hiện thường xuyên liên tục.
- Bố trí, tiếp nhận đủ số lượng cán bộ, đúng chuyên môn theo yêu cầu phân cấp đầy đủ thẩm quyền, lập thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, cấp phép việc tu bổ, duy tu vỉa hè lòng đường của các hộ kinh doanh trên địa bàn toàn huyện.
- Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị dần đi vào nề nếp; Lực lượng thanh tra giao thông được củng cố theo chủ trương của Chính phủ và đi vào hoạt động bước đầu đạt hiệu quả tốt.
- Công tác quản lý đã thực hiện theo quy định của nhà nước, cơ quan nào thực hiện đúng chức năng của cơ quan đó.
- Công tác duy tu được thực hiện hàng năm, lên kế hoạch cụ thể về khối lượng thực hiện và dự toán.
- Công tác vệ sinh lòng đường, hè phố được giao cho một đơn vị phụ trách, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, công tác.
2.3.2. Những hạn chế.
- Các hành vi vi phạm, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn phổ biến và có xu hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.
- Công tác duy tu tuy đều được thực hiện hàng năm nhưng kế hoạch mỗi năm chỉ duy tu, hạch toán duy tu một số đường và hè nhất định. Năm 2008 chỉ duy tu hè của 2 đường, mặc dù toàn huyện chỉ có 8 hè đường. Như vậy mới có 1/4 số hè đường được duy tu sửa chữa.
- Còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin quy hoạch theo phân cấp; Do đây là công tác mới, cần có sự bổ sung đầy đủ về tài liệu, số liệu kỹ thuật, phương tiện cũng như kinh nghiệm thực hiện; Đồng thời có sự hướng dẫn cụ thể về chuyên môn của Sở chuyên ngành.
- Công tác quản lý vỉa hè lòng đường có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên hiện tượng vi phạm về xin phép sử dụng vỉa hè, lòng đường vào các mục đích kinh doanh còn diễn biến phức tạp.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn cho nhân dân về những quy định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Việc công khai thủ tục hành chính tại một số xã còn chậm không thường xuyên vì vậy mà nhân dân chưa tiếp cận được với những quy định mới dẫn đến việc vi phạm ngày càng tăng như: tự ý kinh doanh hàng ăn uống, hay trông giữ xe trên vỉa hè mà không xin giấy phép, các hàng rong ngồi tràn lan lấn chiếm vỉa hè tràn xuống lòng đường ảnh hưởng đến lưu thông trên đường như đoạn đường Hồ Tùng Mậu, đường Phạm Văn Đồng…
- Cơ quan quản lý còn chưa coi trọng công tác quản lý vỉa hè, lòng đường, vẫn buông lỏng để cho các hộ kinh doanh tự ý sử dụng vỉa hè lòng đường vào mục đích kinh doanh.
- Các cán bộ chịu trách nhiệm quản lý sử dụng vỉa hè lòng đường còn thiếu kinh nghiệm, còn thiếu trách nhiệm và không coi trọng công tác này.
2.3.3.Nguyên nhân.
- Sở dĩ nguyên nhân của việc lấn chiếm vỉa hè lòng đường là do cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện còn thấp. toàn huyện chỉ có 8 đường là có vỉa hè.
- Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị trên địa bàn huyện chưa được phủ kín, các văn bản quy định chưa đầy đủ, đồng bộ.
- Là đơn vị cấp huyện do vậy công tác quản lý đô thị cũng như ý thức của nhân dân về nếp sống mới bắt đầu được hình thành; ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao. Mặt khác, biên chế cán bộ làm công tác quản lý sử dụng vỉa hè, lòng đường còn ít so với yêu cầu công việc.
- Các hành vi vi phạm lấn chiếm vỉa hè lòng đường của các hộ dân bên đường diễn ra nhiều là do chưa có chính sách pháp luật cụ thể, còn lơi lỏng dẫn đến các hộ tự ý lấn chiếm vỉa hè làm chỗ kinh doanh.
- Chế tài xử phạt chưa nghiêm khắc, biện pháp xử lý chưa kiên quyết và không kịp thời, còn mang tính hình thức.
- Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác quản lý sử dụng vỉa hè, lòng đường đến người dân còn là một khâu yếu kém, hình thức thức không đa dạng phong phú…
- Do các cơ quan chức năng chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường.
- Hệ thống giao thông trên toàn huyện còn chưa đồng bộ, chưa hiện đại, diện tích vỉa hè còn hẹp, thậm chí có tuyến đường còn không có vỉa hè.
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA
HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNTỪ LIÊM.